zaterdag 16 december 2023

Xe điện (tramways) Sài Gòn thời... "thuộc địa Pháp"

 


Voorgesteld voor jou  
Sài Gòn có tuyến xe điện đô thị từ năm nào?
Sài Gòn là thành phố đầu tiên của Việt Nam có tuyến đường sắt đô thị (còn được gọi là xe điện nội thành), có từ gần 150 năm trước.
Ở một bài viết trước, khi có nhắc tới tuyến xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn, có 1 bạn vô comment nói rằng ad kém hiểu biết và khẳng định là Sài Gòn xưa chỉ có xe lửa liên tỉnh, không có xe điện nội thành. Vậy nên ad đăng cái ảnh cái xe điện chạy tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn như bên dưới và có vài dòng nói rõ thêm như sau:
Sài Gòn là thành phố thuộc địa Pháp đầu tiên của Việt Nam (1862) bởi vậy nó được xây dựng cơ sở hạ tầng trước Hà Nội (Hà Nội là đất nhượng địa của Pháp năm 1888). Và tuyến đường sắt đô thị ở Sài Gòn được lăn bánh đầu tiên từ năm 1881, nối từ ga xe lửa Sài Gòn (ban đầu nằm ở bến sông Sài Gòn, sau dời vô đối diện chợ Bến Thành) đi khắp các vùng Chợ Lớn, Gia Định, qua Gò Vấp, Hóc Môn, hoặc tới tận Thủ Dầu Một.
Lúc đó, đầu máy của xe được chạy động cơ hơi nước, năng lượng được tạo ra bằng cách đốt cháy các vật liệu như than đá, gỗ, hoặc dầu... để tạo ra hơi nước trong nồi hơi. Hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy xe lửa. Đầu máy này cũng giống đầu máy xe lửa đường dài từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, vừa chạy vừa nhả khói nên người Việt gọi là xe lửa.
Để phân biệt 2 hệ thống đường sắt này, người Pháp sử dụng 2 tên gọi khác nhau là Chemins de fer (đường sắt liên tỉnh) và Tramways (đường sắt đô thị).
Vì vậy giai đoạn đầu, tuyến đường sắt đô thị này không phải là xe điện.
Đến gần cuối thế kỷ 19, công ty điện lực được thành lập ở Sài Gòn, nhưng lúc đó nhà máy điện bên đường National (nay là đường Hai Bà Trưng) chưa đủ công suất để điện khí hóa tuyến đường sắt nội thành (tramways).
Đến năm 1911, khi chính quyền thuộc địa nâng cấp hệ thống điện ở Sài Gòn thì các tuyến tramway mới bắt đầu được "điện khí hóa", tức là đầu máy xe lửa không còn chạy bằng động cơ hơi nước nữa mà chuyển qua chạy bằng điện thông qua hệ thống đường dây điện trên cao dọc theo đường ray.
Quá trình điện khí hóa đó diễn ra từng phần, bắt đầu từ năm 1914, cho đến khi nhà máy điện Chợ Quán được xây dựng năm 1922 thì quá trình điện hóa các tuyến đường sắt nội đô mới diễn ra hoàn toàn, từ đó Sài Gòn chính thức có một hệ thống tàu điện đúng nghĩa.
Tuy nhiên xe điện nội thành ở Sài Gòn chỉ hoạt động tới năm 1954 thì bị dẹp bỏ sau 73 năm hoạt động (xe điện ở Hà Nội hoạt động từ năm 1901 tới đầu thập niên 1990).
Lý do vì sao xe điện ở Sài Gòn lại chấm dứt năm 1954? Mời bạn đọc bài viết chi tiết dưới comment.

Kan een afbeelding zijn van 9 mensen, kabeltram, trolley, straat en tekst
Alle reacties:
Vhuong Nguyen en 1,7 d. anderen

Geen opmerkingen:

Een reactie posten