California có trữ lượng lithium đủ để làm pin cho 375 triệu xe điện
Một nghiên cứu mới từ Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ DOE công bố trong tuần này là nghiên cứu đầu tiên định lượng khối kim loại có giá trị bên dưới Biển Salton và nó nhiều hơn rất đáng kể so với dự tính trước đây. Các nhà nghiên cứu từ Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Lawrence Berkey cho biết, khu dự trữ này có thể giúp làm ra 3,400 kiloton lithium, đủ để sản xuất pin cho 375 triệu tấm pin xe điện, theo DOE. Hoa Kỳ hiện có khoảng 2.4 triệu xe điện đã đăng bạ (dữ liệu vẫn chưa được cập nhật trong năm nay). Một số người cho rằng thị trường xe điện sẽ bùng nổ vào năm 2030, với dự đoán rằng các nhà sản xuất có thể phải đối diện với tình trạng thiếu lithium ngay sau năm 2025.
Biển Salton nổi tiếng là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất California, khi hạn hán, sóng nhiệt và nông nghiệp làm cho nước phải rút đi, tạo thành lòng hồ khô hạn cằn cỗi cùng với cá chết hàng loạt do độ mặn cao của nước biển. Nhưng Biển Salton có sự tái tạo năng lượng xanh dưới nhiều hình thức, với các công ty thuộc mọi quy mô đang nỗ lực đánh giá cách thức khai thác lithium từ nước muối địa nhiệt sâu bên dưới mạn phía Nam của hồ, và trong một thập niên, đây là nguồn sản xuất điện địa nhiệt. Thống Đốc California Gavin Newsom gọi hồ này là “Ả Rập Saudi của lithium.”
Trong số những khám phá mới, Bộ Năng Lượng nói rằng tất cả lượng lithium được tìm thấy dưới hồ có thể “giúp Hoa Kỳ đáp ứng hoặc vượt xa nhu cầu lithium toàn cầu trong nhiều thập niên,” theo một thông cáo báo chí. “Điều này khá quan trọng, nó giúp nơi đây trở thành một trong những mỏ nước muối lithium lớn nhất thế giới,” Michael McKibben, giáo sư địa hóa học và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho hay. “Điều này có thể giúp Hoa Kỳ hoàn toàn tự chủ về lithium nên chúng ta không cần nhập cảng từ Trung Quốc nữa.”
Tất nhiên, tìm cách khai thác và tách chiết lithium từ nước muối địa nhiệt ở quy mô thương mại là một nhiệm vụ khó nhằn, nhưng một số công ty bắt tay vào nghiên cứu và bảo đảm đầu tư quy mô để phát triển kỹ nghệ. Ủy Ban Năng Lượng California cũng cấp khoản tài trợ $6 triệu cho Berkshire Hathaway Energy, cũng như khoản tài trợ $1.46 triệu cho Controlled Thermal Resources vài năm trước nhằm phát triển các kỹ thuật khai thác. Trở lại năm 2021, GM hợp tác với Cơ Quan Kiểm Soát Tài Nguyên Về Nhiệt (CTR) để bảo đảm nguồn lithium từ Biển Salton, Stellantis cũng ký thỏa thuận với CTR. EnergySource Minerals, công ty xây cất nhà máy địa nhiệt đầu tiên tại đây vào năm 2012, và hãng xe hơi Ford cũng ký bắt tay vào hợp tác.
Nhưng thay vì cho khoan lộ thiên và tạo ra các bể bốc hơi khổng lồ, tất cả các công việc đó đều có thể mất hàng tháng, hàng năm và để lại sự tàn phá, kế hoạch là thực hiện điều đó theo cách thức thân thiện với môi trường hơn. Các công ty đang nghiên cứu kỹ nghệ chiết xuất lithium trực tiếp có thể chiết xuất nước muối và tách lithium khỏi các kim loại khác.
Đây chắc chắn là một diễn tiến hấp dẫn trong câu chuyện rất dài về Biển Salton. Và đó là một trong những chủ đề sôi nổi mà chắc chắn rằng chúng ta sẽ được nghe nhiều trong năm tới. Tuy nhiên, vẫn còn rất lâu để thấy đề án này gặt hái được thành quả, nếu nó thậm chí nên như vậy. Tờ Los Angeles Times đưa ra một trường hợp thú vị, nói rằng chưa có công ty nào có thể khai thác một cách chuẩn xác lithium từ nước muối dưới lòng đất và đó là một nỗ lực phức tạp, tốn kém, chỉ riêng muối sẽ nhanh chóng ăn mòn dụng cụ khai thác.
Chưa kể tới những thủ tục chính trị tiềm ẩn trong việc thực hiện điều này, cũng như việc cấp phép và chi phí để điều động các đơn vị đảm trách tới một khu vực có hạ tầng cơ sở kém cỏi và vượt qua bất kỳ sự phản đối nào dành cho việc khai thác – mặc dù Biển Salton có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn phải vượt qua về khía cạnh đó.
Tuy nhiên, để kỹ nghệ sạch ngày càng đi lên, những loại khoáng sản quan trọng này nắm vị trí then chốt và hiện tại, Trung Quốc đang nắm giữ tất cả các quân bài. Vì vậy, ý tưởng này chắc chắn rất hấp dẫn: khai thác đi kèm bảo vệ môi trường (nếu điều đó thực sự xảy ra), nguồn lithium nội địa được cung cấp tự do và sẽ cần vô số nhân công lành nghề ở Hoa Kỳ. (TTHN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten