woensdag 29 november 2023

Nhạc Vàng... nhạc bolero... ở Việt Nam ngày nay.

 

@cuulonggiang1665
Tuyet voi ..Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero. Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”... Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ...”v.v... Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt. Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu...? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?

Geen opmerkingen:

Een reactie posten