vrijdag 29 november 2019

Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông công nghệ laser phát hiện tàu ngầm

Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông công nghệ laser phát hiện tàu ngầm

mediaChiếc tàu ngầm Nhật Bản Kuroshio ở cảng Pearl Harbor (Hawai - Mỹ). Ảnh tư liệu chụp ngày 25/06/2006.US NAVY
Theo tin từ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 08/10/2019, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ vừa thử nghiệm thành công một thiết bị laser có thể phát hiện các mục tiêu dưới nước ở một độ sâu chưa bao giờ đạt được. Công nghệ này trong tương lai có thể được sử dụng để phát hiện các tàu ngầm.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải (SIOM) cho biết là các thiết bị laser nói trên có thể phát hiện các vật thể ở độ sâu lên đến 160 mét dưới mực nước biển, tức là gấp đôi độ sâu mà các thiết bị hiện nay trên thế giới có thể đạt tới.
Các thiết bị laser gắn trên máy bay đã được thử nghiệm tại vùng Biển Đông (nhưng địa điểm chính xác không được công bố) trong tháng 4 vừa qua và các kết quả thử nghiệm đã được công bố vào tháng trước.
Nhóm nghiên cứu của Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải đã sử dụng chùm tia được tạo bởi các tia laser màu xanh lá cây và màu xanh lam. Do ánh sáng kể cả tia laser, loại ánh sáng thuần nhất, tán xạ trong nước nhanh hơn trong không khí, chùm tia này phải rất mạnh để có thể đi sâu xuống nước biển.
Theo trang mạng Nine.com.au của Úc, công nghệ mới này sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng về tàu ngầm, vì như vậy là quân đội Trung Quốc sẽ có thể phát hiện một tàu ngầm trước khi tàu xâm nhập lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, chuyên gia về công nghệ quốc phòng Marcus Hellyer, Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho là hãy còn quá sớm để đánh giá tiềm năng của thiết bị laser nói trên. Theo ông, nó có thể được sử dụng tại một hải cảng, tức là trong một phạm vi hẹp, nhưng đại dương thì mênh mông, không dễ gì phát hiện tàu ngầm.
Tàu ngầm hiện nay của Úc, tàu ngầm lớp Collins, được biết là có thể di chuyển ở độ sâu 180 mét dưới mực nước biển. Tuy nhiên, do độ sâu chính thức vẫn là thông tin mật, cho nên người phỏng đoán là loại tàu ngầm ngày có thể lặn sâu hơn thế.
Theo South China Morning Post, các nhà khoa học của Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải có tham gia vào chương trình Guanlan, hay còn gọi là Sea Watcher của Trung Quốc, một kế hoạch tham vọng của Bắc Kinh nhằm chế tạo một vệ tinh dùng chùm sáng tia laser để phát hiện và theo dõi các mục tiêu ở độ sâu 500 mét dưới mực nước biển, vượt xa hầu hết các độ sâu hoạt động của tàu ngầm hiện nay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191008-trung-quoc-thu-nghiem-o-bien-dong-cong-nghe-laser-phat-hien-tau-ngam

Geen opmerkingen:

Een reactie posten