Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại châu Phi
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) bắt tay đồng nhiệm Ethiopia Hailemariam Desalegn, tại Hội Nghị Quốc Tế Về Phát Triển Châu Phi, Tokyo, ngfay 03/06/2013AFP PHOTO / Toru YAMANAKA
Hội nghị quốc tế Tokyo phát triển châu Phi lần thứ sáu (TICAD) lần đầu tiên được tổ chức trên lục địa đen, theo phát ngôn viên chính phủ Nhật hôm qua 01/02/2016. Đây là nỗ lực của Nhật Bản nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Phi.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật cho biết hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/8 ở Kenya, và « Chính phủ đang sát cánh với khu vực tư nhân để đảm bảo thành công cho hội nghị ».
Từ khi được khởi xướng năm 1993, sự kiện này luôn được tổ chức trên đất Nhật, và Tokyo lâu nay có truyền thống tập trung viện trợ phát triển cho các nước châu Á. Viện trợ Nhật dành cho châu Phi kể cả Bắc Phi năm 2013 là 2,5 tỉ đô la, và trong hội nghị TICAD tháng 6/2013, Tokyo cam kết viện trợ 10,6 tỉ đô la trong 5 năm.
Vốn nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản muốn đa dạng hóa nguồn năng lượng và khoáng sản nhập khẩu, cũng như tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm tiêu dùng Nhật và công nghiệp cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc, đại địch thủ của Nhật đang nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng thông qua các dự án hỗ trợ phát triển trên thế giới, nhất là ở châu Á và châu Phi. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của châu Phi, với tỉ lệ trao đổi thương mại 13,5% so với Nhật Bản chỉ có 2,7%.
Thủ tướng Shinzo Abe cố gắng tạo vị thế ngoại giao cho Nhật qua nhiều chuyến công du nước ngoài, đặc biệt tại những nước đang phát triển. Chẳng hạn tháng 10/2015 ông đã dành một tuần lễ đi thăm Mông Cổ và năm nước Trung Á, với các hợp đồng nhiều tỉ đô la tại khu vực giàu tài nguyên mà Trung Quốc cũng đang khai thác. Riêng đối với ba quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong khu vực, ông Shinzo Abe là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160202-nhat-ban-tranh-gianh-anh-huong-voi-trung-quoc-tai-chau-phi
Từ khi được khởi xướng năm 1993, sự kiện này luôn được tổ chức trên đất Nhật, và Tokyo lâu nay có truyền thống tập trung viện trợ phát triển cho các nước châu Á. Viện trợ Nhật dành cho châu Phi kể cả Bắc Phi năm 2013 là 2,5 tỉ đô la, và trong hội nghị TICAD tháng 6/2013, Tokyo cam kết viện trợ 10,6 tỉ đô la trong 5 năm.
Vốn nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản muốn đa dạng hóa nguồn năng lượng và khoáng sản nhập khẩu, cũng như tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm tiêu dùng Nhật và công nghiệp cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc, đại địch thủ của Nhật đang nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng thông qua các dự án hỗ trợ phát triển trên thế giới, nhất là ở châu Á và châu Phi. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của châu Phi, với tỉ lệ trao đổi thương mại 13,5% so với Nhật Bản chỉ có 2,7%.
Thủ tướng Shinzo Abe cố gắng tạo vị thế ngoại giao cho Nhật qua nhiều chuyến công du nước ngoài, đặc biệt tại những nước đang phát triển. Chẳng hạn tháng 10/2015 ông đã dành một tuần lễ đi thăm Mông Cổ và năm nước Trung Á, với các hợp đồng nhiều tỉ đô la tại khu vực giàu tài nguyên mà Trung Quốc cũng đang khai thác. Riêng đối với ba quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong khu vực, ông Shinzo Abe là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160202-nhat-ban-tranh-gianh-anh-huong-voi-trung-quoc-tai-chau-phi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten