Bán công nghệ tầu ngầm cho Úc: một nước cờ kinh tế - địa chiến lược của Nhật?
Tầu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Soryu, được trưng bày tại Hội chợ triển lãm MAST- Châu Á 2015, tại Yokohama, Tokyo, ngày 13/05/2015.REUTERS / Toru Hanai
Trong cuộc cạnh tranh cung cấp hạm đội tàu ngầm mới cho Úc, Tokyo đã đảm bảo với Caberra là sẽ chuyển giao công nghệ được cho là bảo mật nhất, công nghệ tàng hình. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa kinh tế - địa chính trị đối Nhật Bản. Một mặt hợp đồng đóng tầu ngầm cho Úc mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Mặt khác, Tokyo muốn khẳng định hơn nữa vai trò duy trì ổn định khu vực trước thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Trên đây là những nhận định của ông Edouard Pflimlin trong bài phân tích « Tầu ngầm Úc : Nhật Bản thực hiện chính sách sách xuất khẩu », đăng trên website của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp. Ông Edouard Pflimlin chuyên nghiên cứu về chính sách quốc phòng Nhật Bản và các thách thức địa chiến lược vùng Đông Á.
Tác giả nhắc lại, vào ngày 08/02/2016, báo Úc The Australian đưa tin Tokyo khẳng định chuyển giao công nghệ tầu ngầm tiên tiến nhất cho hải quân Úc. Bên cạnh đó, vì phải tính đến khoảng cách di chuyển rộng lớn của hải quân Úc, chính phủ Nhật Bản đề nghị kéo dài mô hình tầu ngầm của mình từ 6 đến 8 mét sao để có thể chở được nhiều nhiên liệu và các bộ tích điện hơn.
Như vậy, so với chiếc tầu ngầm Soryu của quân đội Nhật, phiên bản dành cho Úc sẽ có chiều dài tổng cộng 90 mét. Sự nhượng bộ đáng kể mang nhiều ý nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau về những thay đổi trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản.
Một sự tiến triển ngoạn mục
Sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu vũ khí Nhật Bản cũng mới gần đây. Thủ tướng Shinzo Abe muốn cởi trói Nhật Bản ra khỏi sự gò bó và mở ra những triển vọng mới cho ngành công nghiệp vũ khí đất nước. Chính vì thế mà vào ngày 01/04/2014, Hội Đồng Bộ Trưởng đã đưa ra một quyết định quan trọng hủy bỏ một lệnh cấm vận về xuất khẩu vũ khí (được thiết lập kể từ năm 1967).
Xuất khẩu giúp làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời cho phép duy trì các nhà cung cấp vũ khí có quy mô nhỏ tại Nhật Bản. Hiện quốc gia này có đến khoảng 3000 doanh nghiệp tư nhân sản xuất vũ khí. Nhưng gần 300 doanh nghiệp có hơn phân nửa nguồn thu từ hoạt động quốc phòng.
Ban đầu, lệnh cấm vận này nhằm ngăn cấm Nhật Bản bán vũ khí cho các quốc gia cộng sản, các nước có can dự trong các cuộc xung đột quốc tế, và các nước bị cấm vận theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Cả ba nguyên tắc này sau đó đã được chuyển thành một lệnh cấm chung vào năm 1976. Đến năm 2011, lệnh cấm vận được nới lỏng cho phép Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển và sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ, nhất là trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa.
Tháng 4/2011, các nguyên tắc đó đã được hủy bỏ hoàn toàn và được thay thế bằng một lệnh cấm vận về xuất khẩu vũ khí sang những nước đang có xung đột và những xuất khẩu được cho là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ngày 08/07/2014, Nhật Bản và Úc đã ký kết một thỏa thuận về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng. Hợp đồng bán có liên quan đến công nghệ tàu ngầm Soryu nằm trong khuôn khổ của thỏa thuận nói trên.
Triển vọng sáng sủa cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật
Có thể nói đây là một hợp đồng cực kỳ quan trọng. Không chỉ do tổng giá trị hợp đồng - 50 tỷ đô la Úc (tương đương với khoảng 31,6 tỷ euro) mà còn do qui mô của hợp đồng. Ngoài việc giúp xây dựng một hạm đội tầu ngầm thế hệ mới, để thay thế những chiếc tầu chạy bằng diesel-điện hiện nay thuộc lớp Collins sẽ được xếp xó kể từ năm 2026, hợp đồng ký kết sẽ mang đến cho ngành công nghiệp vũ khí Nhật Bản nhiều triển vọng mới.
Nhiều quốc gia khác có thể là đối tượng xuất khẩu vũ khí nhưng với số tiền thấp hơn. Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang trong giai đoạn thương thuyết cuối cùng liên quan đến việc cung cấp thủy phi cơ ShinMaywa US-2. Đây là một chiếc máy bay loại bốn động cơ có tầm hoạt động 4.700 km. Loại thủy phi cơ này có thể được sử dụng để tuần tra, tìm kiếm và cứu hộ, cũng như là tiếp liệu trên Ấn Độ Dương. Thương vụ này có tổng giá trị ước tính khoảng 1,65 tỷ đô la cho khoảng một chục chiếc.
Trên phương diện hàng không, Nhật Bản rất muốn bán máy bay tuần tra trên biển Kawasaki XP-1, nhất là cho Anh quốc. Tokyo dường như cũng có ý định bắt đầu bán các thiết bị quân sự cũ (đã qua sử dụng) cho các nước đang phát triển, nhất là các quốc gia thành viên Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á ASEAN.
Nhằm mục đích này, theo như loan báo của tờ Tokyo Shimbul, cục hậu cần của bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã khởi động việc chuẩn bị các sửa đổi luật pháp. Ở đây là việc xuất khẩu một loạt các loại vũ khí và trang thiết bị (xe bọc thép, mũ và các loại thiết bị cũ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản).
Chính phủ Nhật Bản tin rằng sáng kiến này sẽ giúp Tokyo củng cố các mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN. Tokyo đã giao các tàu tuần duyên cho Đài Loan (10 chiếc) và cho Philippines.
Nói tóm lại, do quy mô lớn, hợp đồng ký được với Úc mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng không chỉ đối với khả năng cạnh tranh mà còn đối với cả quảng bá hỗ trợ cho ngành công nghiệp vũ khí của Nhật Bản. Bởi vì, trong cuộc đua giành hợp đồng này còn có hai ứng viên nặng ký khác.
Một bên là tập đoàn của Pháp chuyên về hải quân quốc phòng DCNS và bên kia là tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức. Do vậy, Tokyo phải tìm cách thành công trước những lời chào hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Các thách thức chiến lược
Các khía cạnh chính trị-chiến lược cũng đóng vai trò quyết định đối với những thay đổi chính sách của Nhật Bản. Nhiều quốc gia thân cận với Nga như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc rất muốn có được các loại trang thiết bị vũ khí lớn như là tầu ngầm và máy bay tuần tra. Chính vì thế, ông Shinzo Abe ý thức được rằng việc bán các loại vũ khí quốc phòng này có thể thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ trên bình diện địa chính trị.
Hơn nữa, Canberra và Tokyo có những lợi ích chiến lược trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Những lợi ích được hỗ trợ bằng các giá trị dân chủ chung và cùng gắn bó với nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nhưng việc cùng có các lợi ích chung như vậy đã có từ lâu. Điều này đã được thúc đẩy nhanh hơn nữa kể từ năm 2007. Vào tháng Ba năm đó, nhân chuyến công du Nhật Bản, một tuyên bố chung về Hợp Tác An Ninh đã được ký kết giữa thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và thủ tướng Úc John Howard.
Kể từ đó, mối hợp tác này không ngừng được củng cố trên bình diện an ninh với các cuộc tập trận chung, nhất là hải quân, kể cả với Hoa Kỳ - Washington cũng có một căn cứ hải quân tại Darwin, phía bắc nước Úc. Thắt chặt hợp tác về công nghệ quân sự còn cho phép củng cố mối liên minh với một quốc gia có vai trò chủ đạo trong chiến lược "xoay trục" của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình dương.
Mặt khác, khi trả lời phỏng vấn tờ The Australian, thứ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Kenji Wakamiya, đã nhấn mạnh rằng thường thì Tokyo chỉ chia sẻ công nghệ tầu ngầm thế hệ Soryu với Hoa Kỳ. Nhưng Úc cũng được xem như là một đồng minh đáng tin cậy. Ông nói: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi chia sẻ công nghệ bí mật này với Úc".
Ông nói tiếp rằng Nhật Bản sẵn sàng chứng minh là Tokyo tham gia vào việc duy trì ổn định khu vực. "Quý vị hãy tin chắc là quyết định này dựa trên việc Nhật Bản xem Úc như là một đối tác hàng đầu. Tôi tin là một dự án chung để đóng những chiếc tầu ngầm mới sẽ đóng góp rất lớn vào an ninh hàng hải của khu vực này".
Tác giả bài viết còn cho rằng, chủ yếu là do các căng thẳng với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, nên Nhật Bản đã tăng hạm đội tầu ngầm của mình lên thành 22 chiếc. Cuối năm 2015, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, cũng đã từng lập luận rằng việc lựa chọn Tokyo (làm đối tác đóng tàu ngầm) có lẽ sẽ góp phần vào việc bảo đảm an ninh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng của cả hai nước thường xuyên bày tỏ tình đoàn kết khi cùng lên án "việc sử dụng vũ lực hay cưỡng chế để đơn phương thay đổi nguyên trạng trên biển Hoa Đông và Biển Đông". Một lời tố cáo rõ ràng muốn ám chỉ đến Trung Quốc.
Bởi vì, tại biển Hoa Đông, Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn tại Biển Đông, thì Trung Quốc có tranh chấp với bốn quốc gia trong khu vực: Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Do đó, chính sách xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản mang các yếu tố kinh tế và chiến lược và các yếu tố này hỗ trợ cho nhau.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160215-tau-ngam-uc-kt-dia-ct-nb-qt
Tác giả nhắc lại, vào ngày 08/02/2016, báo Úc The Australian đưa tin Tokyo khẳng định chuyển giao công nghệ tầu ngầm tiên tiến nhất cho hải quân Úc. Bên cạnh đó, vì phải tính đến khoảng cách di chuyển rộng lớn của hải quân Úc, chính phủ Nhật Bản đề nghị kéo dài mô hình tầu ngầm của mình từ 6 đến 8 mét sao để có thể chở được nhiều nhiên liệu và các bộ tích điện hơn.
Như vậy, so với chiếc tầu ngầm Soryu của quân đội Nhật, phiên bản dành cho Úc sẽ có chiều dài tổng cộng 90 mét. Sự nhượng bộ đáng kể mang nhiều ý nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau về những thay đổi trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản.
Một sự tiến triển ngoạn mục
Xuất khẩu giúp làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời cho phép duy trì các nhà cung cấp vũ khí có quy mô nhỏ tại Nhật Bản. Hiện quốc gia này có đến khoảng 3000 doanh nghiệp tư nhân sản xuất vũ khí. Nhưng gần 300 doanh nghiệp có hơn phân nửa nguồn thu từ hoạt động quốc phòng.
Ban đầu, lệnh cấm vận này nhằm ngăn cấm Nhật Bản bán vũ khí cho các quốc gia cộng sản, các nước có can dự trong các cuộc xung đột quốc tế, và các nước bị cấm vận theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Cả ba nguyên tắc này sau đó đã được chuyển thành một lệnh cấm chung vào năm 1976. Đến năm 2011, lệnh cấm vận được nới lỏng cho phép Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển và sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ, nhất là trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa.
Tháng 4/2011, các nguyên tắc đó đã được hủy bỏ hoàn toàn và được thay thế bằng một lệnh cấm vận về xuất khẩu vũ khí sang những nước đang có xung đột và những xuất khẩu được cho là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ngày 08/07/2014, Nhật Bản và Úc đã ký kết một thỏa thuận về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng. Hợp đồng bán có liên quan đến công nghệ tàu ngầm Soryu nằm trong khuôn khổ của thỏa thuận nói trên.
Triển vọng sáng sủa cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật
Có thể nói đây là một hợp đồng cực kỳ quan trọng. Không chỉ do tổng giá trị hợp đồng - 50 tỷ đô la Úc (tương đương với khoảng 31,6 tỷ euro) mà còn do qui mô của hợp đồng. Ngoài việc giúp xây dựng một hạm đội tầu ngầm thế hệ mới, để thay thế những chiếc tầu chạy bằng diesel-điện hiện nay thuộc lớp Collins sẽ được xếp xó kể từ năm 2026, hợp đồng ký kết sẽ mang đến cho ngành công nghiệp vũ khí Nhật Bản nhiều triển vọng mới.
Nhiều quốc gia khác có thể là đối tượng xuất khẩu vũ khí nhưng với số tiền thấp hơn. Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang trong giai đoạn thương thuyết cuối cùng liên quan đến việc cung cấp thủy phi cơ ShinMaywa US-2. Đây là một chiếc máy bay loại bốn động cơ có tầm hoạt động 4.700 km. Loại thủy phi cơ này có thể được sử dụng để tuần tra, tìm kiếm và cứu hộ, cũng như là tiếp liệu trên Ấn Độ Dương. Thương vụ này có tổng giá trị ước tính khoảng 1,65 tỷ đô la cho khoảng một chục chiếc.
Trên phương diện hàng không, Nhật Bản rất muốn bán máy bay tuần tra trên biển Kawasaki XP-1, nhất là cho Anh quốc. Tokyo dường như cũng có ý định bắt đầu bán các thiết bị quân sự cũ (đã qua sử dụng) cho các nước đang phát triển, nhất là các quốc gia thành viên Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á ASEAN.
Nhằm mục đích này, theo như loan báo của tờ Tokyo Shimbul, cục hậu cần của bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã khởi động việc chuẩn bị các sửa đổi luật pháp. Ở đây là việc xuất khẩu một loạt các loại vũ khí và trang thiết bị (xe bọc thép, mũ và các loại thiết bị cũ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản).
Chính phủ Nhật Bản tin rằng sáng kiến này sẽ giúp Tokyo củng cố các mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN. Tokyo đã giao các tàu tuần duyên cho Đài Loan (10 chiếc) và cho Philippines.
Nói tóm lại, do quy mô lớn, hợp đồng ký được với Úc mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng không chỉ đối với khả năng cạnh tranh mà còn đối với cả quảng bá hỗ trợ cho ngành công nghiệp vũ khí của Nhật Bản. Bởi vì, trong cuộc đua giành hợp đồng này còn có hai ứng viên nặng ký khác.
Một bên là tập đoàn của Pháp chuyên về hải quân quốc phòng DCNS và bên kia là tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức. Do vậy, Tokyo phải tìm cách thành công trước những lời chào hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Các thách thức chiến lược
Các khía cạnh chính trị-chiến lược cũng đóng vai trò quyết định đối với những thay đổi chính sách của Nhật Bản. Nhiều quốc gia thân cận với Nga như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc rất muốn có được các loại trang thiết bị vũ khí lớn như là tầu ngầm và máy bay tuần tra. Chính vì thế, ông Shinzo Abe ý thức được rằng việc bán các loại vũ khí quốc phòng này có thể thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ trên bình diện địa chính trị.
Hơn nữa, Canberra và Tokyo có những lợi ích chiến lược trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Những lợi ích được hỗ trợ bằng các giá trị dân chủ chung và cùng gắn bó với nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nhưng việc cùng có các lợi ích chung như vậy đã có từ lâu. Điều này đã được thúc đẩy nhanh hơn nữa kể từ năm 2007. Vào tháng Ba năm đó, nhân chuyến công du Nhật Bản, một tuyên bố chung về Hợp Tác An Ninh đã được ký kết giữa thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và thủ tướng Úc John Howard.
Kể từ đó, mối hợp tác này không ngừng được củng cố trên bình diện an ninh với các cuộc tập trận chung, nhất là hải quân, kể cả với Hoa Kỳ - Washington cũng có một căn cứ hải quân tại Darwin, phía bắc nước Úc. Thắt chặt hợp tác về công nghệ quân sự còn cho phép củng cố mối liên minh với một quốc gia có vai trò chủ đạo trong chiến lược "xoay trục" của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình dương.
Mặt khác, khi trả lời phỏng vấn tờ The Australian, thứ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Kenji Wakamiya, đã nhấn mạnh rằng thường thì Tokyo chỉ chia sẻ công nghệ tầu ngầm thế hệ Soryu với Hoa Kỳ. Nhưng Úc cũng được xem như là một đồng minh đáng tin cậy. Ông nói: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi chia sẻ công nghệ bí mật này với Úc".
Ông nói tiếp rằng Nhật Bản sẵn sàng chứng minh là Tokyo tham gia vào việc duy trì ổn định khu vực. "Quý vị hãy tin chắc là quyết định này dựa trên việc Nhật Bản xem Úc như là một đối tác hàng đầu. Tôi tin là một dự án chung để đóng những chiếc tầu ngầm mới sẽ đóng góp rất lớn vào an ninh hàng hải của khu vực này".
Tác giả bài viết còn cho rằng, chủ yếu là do các căng thẳng với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, nên Nhật Bản đã tăng hạm đội tầu ngầm của mình lên thành 22 chiếc. Cuối năm 2015, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, cũng đã từng lập luận rằng việc lựa chọn Tokyo (làm đối tác đóng tàu ngầm) có lẽ sẽ góp phần vào việc bảo đảm an ninh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng của cả hai nước thường xuyên bày tỏ tình đoàn kết khi cùng lên án "việc sử dụng vũ lực hay cưỡng chế để đơn phương thay đổi nguyên trạng trên biển Hoa Đông và Biển Đông". Một lời tố cáo rõ ràng muốn ám chỉ đến Trung Quốc.
Bởi vì, tại biển Hoa Đông, Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn tại Biển Đông, thì Trung Quốc có tranh chấp với bốn quốc gia trong khu vực: Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Do đó, chính sách xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản mang các yếu tố kinh tế và chiến lược và các yếu tố này hỗ trợ cho nhau.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160215-tau-ngam-uc-kt-dia-ct-nb-qt
Geen opmerkingen:
Een reactie posten