Trung Quốc bó tay trước « Nhà nước du côn » Bắc Triều Tiên
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang quan sát một vụ bắn hỏa tiễn.KCNA
Theo chuyên gia Shi Yongming của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh chẳng có thể làm gì khác trước việc Bình Nhưỡng thử nguyên tử. Ông nói: « Dù sao đi nữa, Bắc Triều Tiên chưa bao giờ vâng lời Trung Quốc, nhất là từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền ».
Sự kiện Bắc Triều Tiên thử bom khinh khí được tất cả các báo Pháp chú ý. Le Monde đăng trên trang đầu thông tin « Bắc Triều Tiên khẳng định sở hữu bom H ». Le Figaro đăng ảnh lãnh tụ Bình Nhưỡng ở trang nhất với tựa đề « Vụ khiêu khích mới về nguyên tử của Kim Jong Un ».
Libération sau khi đặt câu hỏi « Bắc Triều Tiên có thực sự chế tạo được bom H hay không ? » đã nhận định « Còn lâu mới răn đe được Bình Nhưỡng ». Tương tự, nhật báo Les Echos ghi nhận « Cộng đồng quốc tế gặp khó khăn trong việc đáp trả vụ thử nguyên tử của Bắc Triều Tiên ».
Bài xã luận của Le Figaro mang tựa đề « Trung Quốc đứng trước thách thức », phân tích khả năng phản ứng của ông anh cả Bắc Kinh trước cậu em cứng đầu Bình Nhưỡng. Theo tờ báo, trong danh sách khá dài của các « Nhà nước du côn », thì Bắc Triều Tiên của Kim Jong Un vẫn luôn đứng ở hàng đầu tiên. Đó là nhờ một thứ cocktail trộn lẫn các yếu tố bí mật, khiêu khích và tuyên truyền.
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng Bảy năm ngoái, cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Bắc Triều Tiên cho nổ quả bom vào sáng sớm hôm qua 06/01/2016 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.
Dù là bom « H » (tức bom khinh khí, bom nhiệt hạch) hay là bom « A » (thường gọi là bom nguyên tử), vụ nổ này đã gây ra cú sốc lớn lao trong một khu vực vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả hai nước Triều Tiên.
Các chuyên gia không tin vào lời khoe khoang của Bình Nhưỡng là đã làm chủ được kỹ thuật chế tạo bom nhiệt hạch, vì cơn địa chấn tạo thành từ vụ nổ hôm qua lẽ ra phải mãnh liệt hơn nhiều. Nhưng rõ ràng là Bắc Triều Tiên có tiến bộ trong lãnh vực gây tai họa, với khả năng sản xuất ra từ 8 đến 12 đầu đạn nguyên tử loại « A » và các hỏa tiễn đạn đạo với tầm bắn ngày càng xa hơn.
Pakistan, Iran và một số nước khác đã hưởng lợi từ các cơ sở thí nghiệm nguyên tử bí mật của triều đại họ Kim. Ai có thể tin rằng nhà độc tài trẻ tuổi, đang thống lĩnh một chế độ toàn trị dựa vào sự cô lập của đất nước và sự khốn cùng của người dân, lại tự cấm cản mình bán ra loại sản phẩm xuất khẩu duy nhất này cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hay tất cả các nhóm khủng bố khác nếu chúng đủ giàu ?
Một thập kỷ trừng phạt không có tác dụng gì ngoài những nỗ lực thương lượng có sự tham gia của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Người bảo trợ khổng lồ Trung Quốc, một lần nữa bị qua mặt, không giấu được sự bực tức. Nhưng theo Le Figaro, việc lên án ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn chưa đủ.
Trung Quốc có thể gây áp lực mạnh lên nước cộng sản chư hầu nhỏ bé này, nhưng lo sợ nếu Bắc Triều Tiên bị sụp đổ thì sự hiện diện của Hoa Kỳ lại trở thành ngay sát biên giới của mình. Tờ báo cho rằng Washington cần tháo gỡ bằng cách đề nghị một thỏa thuận khu vực. Những hành động của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy liệu Bắc Kinh có sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng ngoại giao tương xứng với sức mạnh kinh tế, vì hòa bình thế giới hay không.
Tương tự, Les Echos nhận xét « Bắc Kinh lên án nhưng không có lợi lộc gì nếu đồng minh Bắc Triều Tiên sụp đổ ». Một nước Triều Tiên thống nhất và hàng ngàn chú GI trấn giữ gần biên giới – Washington vốn là đồng minh quân sự chủ chốt của Seoul – là một điều mà không bao giờ Bắc Kinh chấp nhận được !
Nhắc lại rằng « kiên quyết phản đối » vụ thử nguyên tử, triệu mời đại sứ để « nghiêm khắc cảnh báo », cổ vũ nên giữ các cam kết…và chỉ có thế ! Những từ ngữ không ngăn cản nổi Kim Jong Un ăn ngon ngủ yên. Chính quyền Trung Quốc đã huy động một ít lực lượng ở biên giới Trung-Triều để sơ tán dân cư, nhưng đó là vì sợ nhiễm phóng xạ.
Theo chuyên gia Shi Yongming của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh chẳng có thể làm gì khác. Dù sao đi nữa « Bắc Triều Tiên chưa bao giờ vâng lời Trung Quốc, nhất là từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền ».
Libération bình luận, vũ khí nguyên tử luôn là bảo hiểm nhân thọ đối với các nhà độc tài. Khả năng quấy nhiễu đã giúp họ bắt chẹt được thiên hạ, và lãnh tụ họ Kim thế hệ thứ ba biết rõ hơn tất cả. Kim Jong Un có thể khoái trá thưởng thức tác động của vụ thử bom hạt nhân được tổ chức để mừng sinh nhật lần thứ 33 của mình.
Giá dầu và kinh tế Trung Quốc làm điên đảo thị trường chứng khoán thế giới
Cũng liên quan đến châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos nhận định « Dầu lửa và Trung Quốc tiếp tục làm các thị trường tài chính nghiêng ngửa ». Giá dầu đang ở mức thấp nhất kể từ 11 năm qua và dường như không gì có thể đảo ngược được xu hướng này. Tình hình kinh tế Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
Trong các phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán thế giới đều đỏ sàn. Ông Sébastien Barbé thuộc Crédit Agricole CIB nhận định : « Đầu năm mới khá rối loạn, và người ta tin rằng lại nghe một giai điệu buồn bã của mùa hè năm ngoái ». Một bản nhạc buồn trộn lẫn giữa tình hình giá nguyên vật liệu sụt giá và lo ngại trước tăng trưởng của Trung Quốc.
Giá một thùng dầu hôm qua đã xuống dưới mức 35 đô la, lần đầu tiên kể từ 11 năm qua. Chuyên gia Tangi Le Liboux của Aurel BGC nhận xét : « Giá dầu đã trở thành yếu tố chính để đánh giá rủi ro trên thị trường tài chính, như là một chỉ số biểu lộ lo ngại về tăng trưởng thế giới, về tình hình Trung Quốc hay việc tăng lãi suất chỉ đạo ». Clearbridge Investment nhắc nhở : « Tăng trưởng thế giới khó thể tăng đáng kể nếu giá dầu và các nguyên vật liệu khác không ổn định ».
Vấn đề là ở đây. Dầu thô đã bị sụt giá đến 70% từ mùa hè 2014, liệu sẽ còn lao dốc nữa hay không ? 30 đô la hay thậm chí 20 đô la ? Điều đáng ngạc nhiên là tình hình Cận Đông, kho dầu lửa chính của thế giới lại không mấy ảnh hưởng.
Bên cạnh dầu lửa, Trung Quốc cũng gây nhiều lo lắng khi tái ấn định tỉ giá giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la, làm dấy lên nỗi sợ cuộc đua phá giá đồng tiền để cứu tăng trưởng đang chậm lại, sẽ lan ra các nước láng giềng và các đối tác
Bàn tay Bắc Kinh sau những vụ mất tích ở Hồng Kông
Còn ở Hồng Kông, Les Echos trong bài « Bí mật về những nhà quản lý xuất bản bị mất tích » cho biết các nhà đấu tranh đòi dân chủ tiếp tục nghi ngờ đây là trò bẩn của Bắc Kinh.
Việc các nạn nhân biến mất không để lại dấu vết nào khiến mọi nghi vấn đều tập trung về phía Bắc Kinh. Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh vốn thân Trung Quốc cũng phải tuyên bố không thể chấp nhận được việc công an Trung Quốc tự tiện hoạt động trên đất Hồng Kông. Ông nhắc nhở : « Tự do báo chí, tự do xuất bản và tự do ngôn luận là những quyền được luật pháp Hồng Kông bảo vệ ».
Về phía tờ báo cực đoan Global Times ở Hoa lục lại quay sang đả kích nhà xuất bản của ông Lý Ba, một trong số những người bị mất tích, là bán những cuốn sách « có nội dung bịa đặt », cho rằng « Dù đặt tại Hồng Kông, nhà xuất bản này đã gây thiệt hại trên toàn quốc, điều mà Lý Ba cần phải biết ».
Một năm sau ngày quân thánh chiến tuyên chiến với nước Pháp
Tại Pháp, nhân kỷ niệm một năm vụ khủng bố tại tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, các tờ báo chính dành nhiều trang để nhìn lại, phân tích, chiêm nghiệm, tiết lộ thêm các thông tin mới…
Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Các vụ khủng bố đã làm thay đổi nước Pháp như thế nào ? ». Tờ báo cộng sản L’Humanité ra hẳn số đặc biệt, chiếm trọn trang bìa là bức ảnh nến, hoa tưởng niệm và biểu tượng nàng Marianne cầm lá cờ Pháp, với hàng tựa lớn « Vẫn luôn là Charlie ! ». Le Figaro chạy tít trang bìa « Ngày mà quân thánh chiến đã tuyên chiến với chúng ta », và dành bốn trang báo khổ lớn bên trong, lược lại « Từ Charlie đến siêu thị Do Thái, 72 giờ làm rung chuyển nước Pháp ».
Le Monde đề cập đến một nạn nhân bị bỏ quên, đó là nữ cảnh sát viên trẻ tuổi Clarissa Jean-Philippe, bị tên khủng bố Coulibaly bắn chết ở Montrouge. Vụ sát nhân này đã bị vụ thảm sát ở Charlie Hebdo và vụ bắt con tin ở siêu thị Do Thái che khuất. Libération thì dành hai trang báo cho bài phỏng vấn nhà sử học Patrick Boucheron, về những hành vi để tạo ra tâm lý sợ hãi trong một nền dân chủ.
Ý : Khi nhà đòn đình công
Nhìn sang nước Ý, Libération cho biết cuộc đình công của các nhân viên dịch vụ tang lễ để phản đối việc tư nhân hóa, đã khiến nhiều tang gia không thể chôn cất được người thân.
Từ đầu năm mới đến giờ, tại Poggioreale không có đám tang nào. Đó là vì các nhân viên nhà đòn ngưng làm việc nhằm gây áp lực lên thị trưởng. Khoảng ba mươi xác đang phải nằm lại trong phòng lạnh, trong khi chờ đợi cuộc xung đột được giải quyết, mà nạn nhân mới nhất là một người bán hàng rong 27 tuổi, bị trúng đạn vào đầu trong vụ đụng độ của một nhóm thanh niên, vài giờ trước giao thừa.
Những lời kêu gọi ngưng đình công của thân nhân những người đã qua đời không được đáp ứng, và với tiến độ bình thường, chỉ hai, ba ngày nữa là nhà xác của địa phương sẽ hết chỗ.
Dầu lửa : Một cuộc chiến khác giữa Iran và Ả Rập Xê Út
Còn tại Trung Đông, nhật báo Le Monde nhận định « Dầu lửa : Một cuộc chiến khác giữa Iran và Ả Rập Xê Út ». Teheran phải còn mất nhiều thời gian nữa mới trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của Riyad, cho dù đang sở hữu lượng vàng đen đứng thứ tư của hành tinh.
Cho dù gián tiếp, Ả Rập Xê Út làm mọi cách để ngáng chân Iran quay lại thị trường dầu lửa thế giới. Riyad đã bán hạ giá dầu thô của mình cho các khách hàng quen thuộc của Iran như Trung Quốc, Ấn Độ, và lại tiếp tục sản xuất hàng loạt ; trong khi đối với Teheran muốn đi vào khai thác trở lại như trước khi cấm vận được dỡ bỏ, không phải là điều dễ dàng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-trung-quoc-bo-tay-truoc-%C2%AB-nha-nuoc-du-con-%C2%BB-bac-trieu-tien
Libération sau khi đặt câu hỏi « Bắc Triều Tiên có thực sự chế tạo được bom H hay không ? » đã nhận định « Còn lâu mới răn đe được Bình Nhưỡng ». Tương tự, nhật báo Les Echos ghi nhận « Cộng đồng quốc tế gặp khó khăn trong việc đáp trả vụ thử nguyên tử của Bắc Triều Tiên ».
Bài xã luận của Le Figaro mang tựa đề « Trung Quốc đứng trước thách thức », phân tích khả năng phản ứng của ông anh cả Bắc Kinh trước cậu em cứng đầu Bình Nhưỡng. Theo tờ báo, trong danh sách khá dài của các « Nhà nước du côn », thì Bắc Triều Tiên của Kim Jong Un vẫn luôn đứng ở hàng đầu tiên. Đó là nhờ một thứ cocktail trộn lẫn các yếu tố bí mật, khiêu khích và tuyên truyền.
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng Bảy năm ngoái, cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Bắc Triều Tiên cho nổ quả bom vào sáng sớm hôm qua 06/01/2016 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.
Dù là bom « H » (tức bom khinh khí, bom nhiệt hạch) hay là bom « A » (thường gọi là bom nguyên tử), vụ nổ này đã gây ra cú sốc lớn lao trong một khu vực vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả hai nước Triều Tiên.
Các chuyên gia không tin vào lời khoe khoang của Bình Nhưỡng là đã làm chủ được kỹ thuật chế tạo bom nhiệt hạch, vì cơn địa chấn tạo thành từ vụ nổ hôm qua lẽ ra phải mãnh liệt hơn nhiều. Nhưng rõ ràng là Bắc Triều Tiên có tiến bộ trong lãnh vực gây tai họa, với khả năng sản xuất ra từ 8 đến 12 đầu đạn nguyên tử loại « A » và các hỏa tiễn đạn đạo với tầm bắn ngày càng xa hơn.
Pakistan, Iran và một số nước khác đã hưởng lợi từ các cơ sở thí nghiệm nguyên tử bí mật của triều đại họ Kim. Ai có thể tin rằng nhà độc tài trẻ tuổi, đang thống lĩnh một chế độ toàn trị dựa vào sự cô lập của đất nước và sự khốn cùng của người dân, lại tự cấm cản mình bán ra loại sản phẩm xuất khẩu duy nhất này cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hay tất cả các nhóm khủng bố khác nếu chúng đủ giàu ?
Một thập kỷ trừng phạt không có tác dụng gì ngoài những nỗ lực thương lượng có sự tham gia của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Người bảo trợ khổng lồ Trung Quốc, một lần nữa bị qua mặt, không giấu được sự bực tức. Nhưng theo Le Figaro, việc lên án ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn chưa đủ.
Trung Quốc có thể gây áp lực mạnh lên nước cộng sản chư hầu nhỏ bé này, nhưng lo sợ nếu Bắc Triều Tiên bị sụp đổ thì sự hiện diện của Hoa Kỳ lại trở thành ngay sát biên giới của mình. Tờ báo cho rằng Washington cần tháo gỡ bằng cách đề nghị một thỏa thuận khu vực. Những hành động của Bình Nhưỡng sẽ cho thấy liệu Bắc Kinh có sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng ngoại giao tương xứng với sức mạnh kinh tế, vì hòa bình thế giới hay không.
Tương tự, Les Echos nhận xét « Bắc Kinh lên án nhưng không có lợi lộc gì nếu đồng minh Bắc Triều Tiên sụp đổ ». Một nước Triều Tiên thống nhất và hàng ngàn chú GI trấn giữ gần biên giới – Washington vốn là đồng minh quân sự chủ chốt của Seoul – là một điều mà không bao giờ Bắc Kinh chấp nhận được !
Nhắc lại rằng « kiên quyết phản đối » vụ thử nguyên tử, triệu mời đại sứ để « nghiêm khắc cảnh báo », cổ vũ nên giữ các cam kết…và chỉ có thế ! Những từ ngữ không ngăn cản nổi Kim Jong Un ăn ngon ngủ yên. Chính quyền Trung Quốc đã huy động một ít lực lượng ở biên giới Trung-Triều để sơ tán dân cư, nhưng đó là vì sợ nhiễm phóng xạ.
Theo chuyên gia Shi Yongming của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Bắc Kinh chẳng có thể làm gì khác. Dù sao đi nữa « Bắc Triều Tiên chưa bao giờ vâng lời Trung Quốc, nhất là từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền ».
Libération bình luận, vũ khí nguyên tử luôn là bảo hiểm nhân thọ đối với các nhà độc tài. Khả năng quấy nhiễu đã giúp họ bắt chẹt được thiên hạ, và lãnh tụ họ Kim thế hệ thứ ba biết rõ hơn tất cả. Kim Jong Un có thể khoái trá thưởng thức tác động của vụ thử bom hạt nhân được tổ chức để mừng sinh nhật lần thứ 33 của mình.
Giá dầu và kinh tế Trung Quốc làm điên đảo thị trường chứng khoán thế giới
Cũng liên quan đến châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos nhận định « Dầu lửa và Trung Quốc tiếp tục làm các thị trường tài chính nghiêng ngửa ». Giá dầu đang ở mức thấp nhất kể từ 11 năm qua và dường như không gì có thể đảo ngược được xu hướng này. Tình hình kinh tế Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
Trong các phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán thế giới đều đỏ sàn. Ông Sébastien Barbé thuộc Crédit Agricole CIB nhận định : « Đầu năm mới khá rối loạn, và người ta tin rằng lại nghe một giai điệu buồn bã của mùa hè năm ngoái ». Một bản nhạc buồn trộn lẫn giữa tình hình giá nguyên vật liệu sụt giá và lo ngại trước tăng trưởng của Trung Quốc.
Giá một thùng dầu hôm qua đã xuống dưới mức 35 đô la, lần đầu tiên kể từ 11 năm qua. Chuyên gia Tangi Le Liboux của Aurel BGC nhận xét : « Giá dầu đã trở thành yếu tố chính để đánh giá rủi ro trên thị trường tài chính, như là một chỉ số biểu lộ lo ngại về tăng trưởng thế giới, về tình hình Trung Quốc hay việc tăng lãi suất chỉ đạo ». Clearbridge Investment nhắc nhở : « Tăng trưởng thế giới khó thể tăng đáng kể nếu giá dầu và các nguyên vật liệu khác không ổn định ».
Vấn đề là ở đây. Dầu thô đã bị sụt giá đến 70% từ mùa hè 2014, liệu sẽ còn lao dốc nữa hay không ? 30 đô la hay thậm chí 20 đô la ? Điều đáng ngạc nhiên là tình hình Cận Đông, kho dầu lửa chính của thế giới lại không mấy ảnh hưởng.
Bên cạnh dầu lửa, Trung Quốc cũng gây nhiều lo lắng khi tái ấn định tỉ giá giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la, làm dấy lên nỗi sợ cuộc đua phá giá đồng tiền để cứu tăng trưởng đang chậm lại, sẽ lan ra các nước láng giềng và các đối tác
Bàn tay Bắc Kinh sau những vụ mất tích ở Hồng Kông
Còn ở Hồng Kông, Les Echos trong bài « Bí mật về những nhà quản lý xuất bản bị mất tích » cho biết các nhà đấu tranh đòi dân chủ tiếp tục nghi ngờ đây là trò bẩn của Bắc Kinh.
Việc các nạn nhân biến mất không để lại dấu vết nào khiến mọi nghi vấn đều tập trung về phía Bắc Kinh. Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh vốn thân Trung Quốc cũng phải tuyên bố không thể chấp nhận được việc công an Trung Quốc tự tiện hoạt động trên đất Hồng Kông. Ông nhắc nhở : « Tự do báo chí, tự do xuất bản và tự do ngôn luận là những quyền được luật pháp Hồng Kông bảo vệ ».
Về phía tờ báo cực đoan Global Times ở Hoa lục lại quay sang đả kích nhà xuất bản của ông Lý Ba, một trong số những người bị mất tích, là bán những cuốn sách « có nội dung bịa đặt », cho rằng « Dù đặt tại Hồng Kông, nhà xuất bản này đã gây thiệt hại trên toàn quốc, điều mà Lý Ba cần phải biết ».
Một năm sau ngày quân thánh chiến tuyên chiến với nước Pháp
Tại Pháp, nhân kỷ niệm một năm vụ khủng bố tại tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, các tờ báo chính dành nhiều trang để nhìn lại, phân tích, chiêm nghiệm, tiết lộ thêm các thông tin mới…
Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Các vụ khủng bố đã làm thay đổi nước Pháp như thế nào ? ». Tờ báo cộng sản L’Humanité ra hẳn số đặc biệt, chiếm trọn trang bìa là bức ảnh nến, hoa tưởng niệm và biểu tượng nàng Marianne cầm lá cờ Pháp, với hàng tựa lớn « Vẫn luôn là Charlie ! ». Le Figaro chạy tít trang bìa « Ngày mà quân thánh chiến đã tuyên chiến với chúng ta », và dành bốn trang báo khổ lớn bên trong, lược lại « Từ Charlie đến siêu thị Do Thái, 72 giờ làm rung chuyển nước Pháp ».
Le Monde đề cập đến một nạn nhân bị bỏ quên, đó là nữ cảnh sát viên trẻ tuổi Clarissa Jean-Philippe, bị tên khủng bố Coulibaly bắn chết ở Montrouge. Vụ sát nhân này đã bị vụ thảm sát ở Charlie Hebdo và vụ bắt con tin ở siêu thị Do Thái che khuất. Libération thì dành hai trang báo cho bài phỏng vấn nhà sử học Patrick Boucheron, về những hành vi để tạo ra tâm lý sợ hãi trong một nền dân chủ.
Ý : Khi nhà đòn đình công
Nhìn sang nước Ý, Libération cho biết cuộc đình công của các nhân viên dịch vụ tang lễ để phản đối việc tư nhân hóa, đã khiến nhiều tang gia không thể chôn cất được người thân.
Từ đầu năm mới đến giờ, tại Poggioreale không có đám tang nào. Đó là vì các nhân viên nhà đòn ngưng làm việc nhằm gây áp lực lên thị trưởng. Khoảng ba mươi xác đang phải nằm lại trong phòng lạnh, trong khi chờ đợi cuộc xung đột được giải quyết, mà nạn nhân mới nhất là một người bán hàng rong 27 tuổi, bị trúng đạn vào đầu trong vụ đụng độ của một nhóm thanh niên, vài giờ trước giao thừa.
Những lời kêu gọi ngưng đình công của thân nhân những người đã qua đời không được đáp ứng, và với tiến độ bình thường, chỉ hai, ba ngày nữa là nhà xác của địa phương sẽ hết chỗ.
Dầu lửa : Một cuộc chiến khác giữa Iran và Ả Rập Xê Út
Còn tại Trung Đông, nhật báo Le Monde nhận định « Dầu lửa : Một cuộc chiến khác giữa Iran và Ả Rập Xê Út ». Teheran phải còn mất nhiều thời gian nữa mới trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của Riyad, cho dù đang sở hữu lượng vàng đen đứng thứ tư của hành tinh.
Cho dù gián tiếp, Ả Rập Xê Út làm mọi cách để ngáng chân Iran quay lại thị trường dầu lửa thế giới. Riyad đã bán hạ giá dầu thô của mình cho các khách hàng quen thuộc của Iran như Trung Quốc, Ấn Độ, và lại tiếp tục sản xuất hàng loạt ; trong khi đối với Teheran muốn đi vào khai thác trở lại như trước khi cấm vận được dỡ bỏ, không phải là điều dễ dàng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-trung-quoc-bo-tay-truoc-%C2%AB-nha-nuoc-du-con-%C2%BB-bac-trieu-tien
Thế kẹt của Trung Quốc trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying), trong cuộc họp báo thường kỳ, tại Bắc Kinh, ngày 06/01/2016Reuters
Trung Quốc có thể làm gì để thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân ? Vì sao ít có khả năng Bắc Kinh mạnh tay trừng phạt Bình Nhưỡng ? Đó là câu hỏi được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Kim Jong Un thông báo thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên trong lịch sử Bắc Triều Tiên.
Triển vọng Trung Quốc-Bắc Triều Tiên sưởi ẩm quan hệ thêm xa vời sau vụ Bình Nhưỡng lại thử bom nguyên tử. Dù là điểm tựa duy nhất của chế độ Bắc Triều Tiên, nhưngTrung Quốc cũng không được Bình Nhưỡng thông báo về ý định thử nghiệm bom nhiệt hạch ngày 06/01/2016.
Phải chăng lãnh đạo trẻ tuổi họ Kim muốn chứng minh với Bắc Kinh rằng, dù vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế nhưng Bình Nhưỡng không còn chịu ảnh hưởng của nước láng giềng to lớn này như trong quá khứ, và mối liên hệ lịch sử từng được coi là « môi hở răng lạnh » gắn liền hai chế độ cộng sản tại Đông Bắc Á này đã thuộc về dĩ vãng ? Trái với ông và cha là Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, từ khi lên cầm quyền vào cuối tháng 12/2011, Kim Jong Un chưa từng công du Trung Quốc.
Một tia hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã lóe lên hồi tháng 12/2015 khi có tin đồn Kim Jong Un viếng thăm Bắc Kinh trong một tương lai không xa. Tiếp theo đó Bình Nhưỡng đã gửi ban nhạc rock nổi tiếng Moranbong sang Bắc Kinh để trình diễn, nhưng rồi vài giờ trước khi lên sân khấu, thì tốp ca nữ này lại phải đột ngột đáp máy bay trở về Bình Nhưỡng mà không có một lời giải thích.
Về phần mình Trung Quốc một mặt kêu gọi Bắc Triều Tiên nhanh chóng trở lại đàm phán với cộng đồng quốc tế, trong khuôn khổ đối thoại 6 bên, chấm dứt các chương trình hạt nhân, mặt khác Bắc Kinh mạnh mẽ lên án việc Bình Nhưỡng thử tên lửa, khiêu khích cộng đồng quốc tế.
Tại Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc cũng đồng tình với cộng đồng quốc tế xem xét việc gia tăng trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, có nhiều lý do cho thấy, Trung Quốc sẽ không quá mạnh tay với chế độ của Kim Jong Un.
Thứ nhất, theo phân tích của giáo sư Vương Đống (Wang Dong), thuộc trường Đại học Bắc Kinh, vụ thử nghiệm bom vừa qua chứng tỏ Bắc Triều Tiên đã bị dồn vào chân tường và « không còn gì để mất », kể cả với cộng đồng quốc tế trong đó có Bắc Kinh. Cho dù năm 2015 Trung Quốc viện trợ cho Bắc Triều Tiên 23 triệu tấn ngũ cốc và hơn 176 ngàn tấn xăng dầu, nhưng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng cũng đang bị thu hẹp lại.
Lý do thứ hai khiến Trung Quốc sẽ không mạnh tay với Bắc Triều Tiên xuất phát từ chỗ Bắc Kinh không muốn trông thấy chế độ của gia đình họ Kim bị sụp đổ. Đành rằng Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi « cứng đầu », Bình Nhưỡng là một tay đàn em khó bảo, nhưng Trung Quốc bằng mọi giá không muốn để một quốc gia ở ngay sát cạnh lâm vào cảnh hỗn loạn.
Theo lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của tổ chức Crisis Group được AFP trích dẫn, trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân không nguy hiểm bằng viễn cảnh quốc gia này rơi vào khủng hoảng chính trị. Chính vì vậy mà, dù các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn với Bình Nhưỡng nhưng báo chí Trung Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên khởi động lại quá trình đàm phán, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Vì những lý do an ninh và chiến lược, Bắc Kinh không thể chấp nhận kịch bản hai miền Nam-Bắc Triều Tiên thống nhất ngay sát với đường biên giới của mình. Trong điều kiện đó, Trung Quốc chỉ có một giải pháp duy nhất : tiếp tục bảo đảm sự sống còn của chế độ nhà họ Kim.
Yếu tố kinh tế sẽ là lý do thứ ba, cho thấy Trung Quốc sẽ không bỏ rơi chế độ Bắc Triều Tiên. Về mặt chính thức Bắc Kinh ủng hộ giải pháp quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Nhưng do những mối liên hệ chặt chẽ với Bắc Triều Tiên, từ tài chính đến thương mại, nếu thực sự các biện pháp trừng phạt đó có hiệu lực thì các doanh nghiệp và ngân hàng của Trung Quốc bị thiệt hại trước hơn ai hết.
Sau cùng, hiện tại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh cũng đang trong thế rất « nhạy cảm » để Trung Quốc dễ dàng cùng với Hoa Kỳ trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng ý thức được tất cả những cân nhắc của Trung Quốc, cho nên Bắc Triều Tiên lại càng dùng lá bài hạt nhân để bắt bí cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của chuyên gia chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ông Joe Cirincione, thuộc quỹ Ploughshares của Mỹ, đã đến lúc quốc tế, đứng đầu là Trung Quốc và Hoa Kỳ, cần xét lại chính sách đối với Bắc Triều Tiên.
Trừng phạt Bình Nhưỡng không ngăn cản được chế độ Kim Jong Un chế tạo bom nguyên tử. Vậy thì phải chăng chỉ còn con đường đối thoại ? Cho dù không có gì bảo đảm giải pháp đó sẽ mang lại kết quả. Bởi vì, khoanh tay ngồi nhìn Kim Jong Un chế tạo bom nguyên tử cũng là một giải pháp đầy mạo hiểm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-tq-btt-pt-ca-vk-nt
Phải chăng lãnh đạo trẻ tuổi họ Kim muốn chứng minh với Bắc Kinh rằng, dù vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế nhưng Bình Nhưỡng không còn chịu ảnh hưởng của nước láng giềng to lớn này như trong quá khứ, và mối liên hệ lịch sử từng được coi là « môi hở răng lạnh » gắn liền hai chế độ cộng sản tại Đông Bắc Á này đã thuộc về dĩ vãng ? Trái với ông và cha là Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, từ khi lên cầm quyền vào cuối tháng 12/2011, Kim Jong Un chưa từng công du Trung Quốc.
Một tia hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã lóe lên hồi tháng 12/2015 khi có tin đồn Kim Jong Un viếng thăm Bắc Kinh trong một tương lai không xa. Tiếp theo đó Bình Nhưỡng đã gửi ban nhạc rock nổi tiếng Moranbong sang Bắc Kinh để trình diễn, nhưng rồi vài giờ trước khi lên sân khấu, thì tốp ca nữ này lại phải đột ngột đáp máy bay trở về Bình Nhưỡng mà không có một lời giải thích.
Về phần mình Trung Quốc một mặt kêu gọi Bắc Triều Tiên nhanh chóng trở lại đàm phán với cộng đồng quốc tế, trong khuôn khổ đối thoại 6 bên, chấm dứt các chương trình hạt nhân, mặt khác Bắc Kinh mạnh mẽ lên án việc Bình Nhưỡng thử tên lửa, khiêu khích cộng đồng quốc tế.
Tại Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc cũng đồng tình với cộng đồng quốc tế xem xét việc gia tăng trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, có nhiều lý do cho thấy, Trung Quốc sẽ không quá mạnh tay với chế độ của Kim Jong Un.
Thứ nhất, theo phân tích của giáo sư Vương Đống (Wang Dong), thuộc trường Đại học Bắc Kinh, vụ thử nghiệm bom vừa qua chứng tỏ Bắc Triều Tiên đã bị dồn vào chân tường và « không còn gì để mất », kể cả với cộng đồng quốc tế trong đó có Bắc Kinh. Cho dù năm 2015 Trung Quốc viện trợ cho Bắc Triều Tiên 23 triệu tấn ngũ cốc và hơn 176 ngàn tấn xăng dầu, nhưng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng cũng đang bị thu hẹp lại.
Lý do thứ hai khiến Trung Quốc sẽ không mạnh tay với Bắc Triều Tiên xuất phát từ chỗ Bắc Kinh không muốn trông thấy chế độ của gia đình họ Kim bị sụp đổ. Đành rằng Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi « cứng đầu », Bình Nhưỡng là một tay đàn em khó bảo, nhưng Trung Quốc bằng mọi giá không muốn để một quốc gia ở ngay sát cạnh lâm vào cảnh hỗn loạn.
Theo lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của tổ chức Crisis Group được AFP trích dẫn, trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân không nguy hiểm bằng viễn cảnh quốc gia này rơi vào khủng hoảng chính trị. Chính vì vậy mà, dù các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn với Bình Nhưỡng nhưng báo chí Trung Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên khởi động lại quá trình đàm phán, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Vì những lý do an ninh và chiến lược, Bắc Kinh không thể chấp nhận kịch bản hai miền Nam-Bắc Triều Tiên thống nhất ngay sát với đường biên giới của mình. Trong điều kiện đó, Trung Quốc chỉ có một giải pháp duy nhất : tiếp tục bảo đảm sự sống còn của chế độ nhà họ Kim.
Yếu tố kinh tế sẽ là lý do thứ ba, cho thấy Trung Quốc sẽ không bỏ rơi chế độ Bắc Triều Tiên. Về mặt chính thức Bắc Kinh ủng hộ giải pháp quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Nhưng do những mối liên hệ chặt chẽ với Bắc Triều Tiên, từ tài chính đến thương mại, nếu thực sự các biện pháp trừng phạt đó có hiệu lực thì các doanh nghiệp và ngân hàng của Trung Quốc bị thiệt hại trước hơn ai hết.
Sau cùng, hiện tại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh cũng đang trong thế rất « nhạy cảm » để Trung Quốc dễ dàng cùng với Hoa Kỳ trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng ý thức được tất cả những cân nhắc của Trung Quốc, cho nên Bắc Triều Tiên lại càng dùng lá bài hạt nhân để bắt bí cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của chuyên gia chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ông Joe Cirincione, thuộc quỹ Ploughshares của Mỹ, đã đến lúc quốc tế, đứng đầu là Trung Quốc và Hoa Kỳ, cần xét lại chính sách đối với Bắc Triều Tiên.
Trừng phạt Bình Nhưỡng không ngăn cản được chế độ Kim Jong Un chế tạo bom nguyên tử. Vậy thì phải chăng chỉ còn con đường đối thoại ? Cho dù không có gì bảo đảm giải pháp đó sẽ mang lại kết quả. Bởi vì, khoanh tay ngồi nhìn Kim Jong Un chế tạo bom nguyên tử cũng là một giải pháp đầy mạo hiểm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-tq-btt-pt-ca-vk-nt
Geen opmerkingen:
Een reactie posten