Kim Jong Un : Thử bom H để tránh chiến tranh hạt nhân với Mỹ
Ảnh Kim Jong Un được KCNA đăng tải (không ghi thời điểm) với chú thích đang thị sát bắn thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.REUTERS/KCNA/Files
Thử bom nhiệt hạch là một biện pháp « tự vệ vì hòa bình của bán đảo Triều Tiên ». Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un ngày 10/01/2016, giải thích như trên về hành động mà cả thế giới coi là « khiêu khích ». Căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên với các nước láng giềng gia tăng sau vụ Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nguyên tử lần thứ tư.
Hãng thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên KCNA ngày 10/01/2015 trích dẫn lời lãnh đạo Kim Jong Un coi vụ thử bom nguyên tử là « quyền chính đáng của một Nhà nước có chủ quyền, là một hành động đúng đắn không một ai có thể chỉ trích ». Lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên giải thích vụ thử bom H hôm 06/01/2016 là một « biện pháp tự vệ có hiệu quả để bảo đảm hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực trước rủi ro chiến tranh hạt nhân do các đế quốc mà đứng đầu là Mỹ gây nên ».
Bản tin của hãng thông tấn KCNA cho biết thêm : Ông Kim Jong Un đã đến thăm và chúc mừng đơn vị quân đội Bắc Triều Tiên vừa thử nghiệm « thành công » quả bom H. Nhưng KCNA không cho biết rõ về thời điểm của chuyến thăm này.
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại: Tuyên bố trên đây của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên phản ánh bình luận chính thức của chính quyền Bình Nhưỡng từng được KCNA đăng tải cách nay hai ngày. Trong đó Bắc Triều Tiên quan niệm rằng, chính vì Irak và Libya từ bỏ tham vọng hạt nhân mà Tổng thống Saddam Hussein cũng và đại tá Mouammar Kadhafi mới mất mạng.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chỉ hai ngày sau khi Bình Nhưỡng thông báo thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 06/01/2016 đã có một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Yun Byung, để phối hợp hành động, thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Trung Quốc mạnh mẽ lên án Bắc Triều Tiên lại thử bom nguyên tử nhưng theo lời chuyên gia Trung Quốc về Triều Tiên, Lưu Minh (Liu Ming) Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Bắc Kinh không thể chấp nhận để cho chế độ Kim Jong Un sụp đổ, tạo ra khủng hoảng chính trị tại nước láng giềng Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160110-kim-jong-un-thu-bom-h-de-tranh-chien-tranh-hat-nhan-voi-my
Bản tin của hãng thông tấn KCNA cho biết thêm : Ông Kim Jong Un đã đến thăm và chúc mừng đơn vị quân đội Bắc Triều Tiên vừa thử nghiệm « thành công » quả bom H. Nhưng KCNA không cho biết rõ về thời điểm của chuyến thăm này.
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại: Tuyên bố trên đây của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên phản ánh bình luận chính thức của chính quyền Bình Nhưỡng từng được KCNA đăng tải cách nay hai ngày. Trong đó Bắc Triều Tiên quan niệm rằng, chính vì Irak và Libya từ bỏ tham vọng hạt nhân mà Tổng thống Saddam Hussein cũng và đại tá Mouammar Kadhafi mới mất mạng.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chỉ hai ngày sau khi Bình Nhưỡng thông báo thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 06/01/2016 đã có một cuộc điện đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Yun Byung, để phối hợp hành động, thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Trung Quốc mạnh mẽ lên án Bắc Triều Tiên lại thử bom nguyên tử nhưng theo lời chuyên gia Trung Quốc về Triều Tiên, Lưu Minh (Liu Ming) Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Bắc Kinh không thể chấp nhận để cho chế độ Kim Jong Un sụp đổ, tạo ra khủng hoảng chính trị tại nước láng giềng Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160110-kim-jong-un-thu-bom-h-de-tranh-chien-tranh-hat-nhan-voi-my
Vì sao Bắc Triều Tiên cho thử bom nguyên tử vào thời điểm này ?
Giám đốc Trung tâm khí ụượng thủy văn Nhật Bản về động đất và sóng thần giới thiệu biểu đồ dư chấn động đất đo được sau vụ thử bom H tại Bắc Triều Tiên ngày 06/01/2015.
Bắc Triều Tiên ngày 06/01/2016 loan báo vụ thử hạt nhân lần thứ tư, và là quả bom khinh khí đầu tiên. Nhân dịp này, hãng thông tấn Pháp AFP điểm qua hồ sơ nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên có phải là một cường quốc nguyên tử ?
Không, ít nhất là chưa, khi Bắc Triều Tiên chưa chứng minh được năng lực trang bị đầu đạn nguyên tử cho một hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên Bình Nhưỡng vẫn tiến triển về mặt công nghệ. Quốc gia này đã thực hiện được ba vụ thử hạt nhân trong các năm 2006, 2009, 2013 ; có khả năng được chế tạo bằng plutonium làm giàu ở mức thấp đối với hai quả bom nguyên tử đầu tiên, và bằng uranium đối với quả thứ ba – rất có thể là được thu nhỏ.
Lần này, Bình Nhưỡng khoe rằng đây là một quả bom khinh khí (bom H hay bom nhiệt hạch). Nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra nghi ngờ, như chuyên gia nguyên tử Crispin Rovere của Úc đã nói : « Các dữ liệu địa chấn cho thấy sức mạnh của vụ nổ yếu hơn rất nhiều so với bom H ».
Năng lực về đạn đạo của Bình Nhưỡng tới đâu ?
Tên lửa được bắn đi vào tháng 12/2012 và việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo ( dù là vệ tinh này không sống sót) đã đánh dấu một cột mốc trong việc triển khai hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM), cho dù các trở ngại kỹ thuật vẫn tồn tại.
Các chuyên gia nhấn mạnh là tuy hỏa tiễn đã được phóng lên không trung, nhưng không quay lại được khí quyển và tiếp tục hành trình « tấn công » vào một mục tiêu trên mặt đất. Bắc Triều Tiên đã chứng tỏ có thể phóng một vật thể lên không gian, nhưng không thể đưa trở về Trái Đất.
Họ còn cho rằng Bình Nhưỡng sẽ còn mất rất nhiều thời gian để hoàn chỉnh năng lực trang bị đầu đạn nguyên tử cho một hỏa tiễn liên lục địa.
Vụ thử nguyên tử mới nhất diễn ra ở đâu ?
Cũng như những vụ trước, vụ thử lần này được tiến hành tại Punggye Ri, ở một vùng núi hẻo lánh thuộc miền đông bắc, cách biên giới Trung Quốc khoảng 100 km và cách biên giới Nga 200 km.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng việc xây dựng địa điểm này đã được khởi động cách đây hơn 20 năm. Punggye Ri bị các vệ tinh do thám giám sát và thu thập dữ liệu cẩn thận, cho đến những tuần lễ gần đây.
Vì sao Bắc Triều Tiên lại cho thử nguyên tử lần thứ tư, và tại sao lại chọn lựa thời điểm này ?
« Mục đích trước hết là chứng tỏ với thế giới Bắc Triều Tiên sở hữu được công nghệ mới, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nguyên tử, với một quả bom khinh khí có sức công phá mãnh liệt hơn nhiều nhờ kỹ thuật hợp hạch, trong khi những quả bom trước đó theo kỹ thuật phân hạch ». Đó là giải thích của giáo sư Toshimitsu Shigemura, trường đại học Waseda, chuyên gia về Bắc Triều Tiên.
Ông nói thêm : « Vụ thử hạt nhân này nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào tháng 05/2016. Cho đến nay, Kim Jong Un chưa có thành công nào đáng kể để khoe khoang ; nhưng nay đã có thể khoa trương thành tích mà ông nội Kim Il Sung và người cha Kim Jong Il không làm được ».
Giáo sư Shigemura nhấn mạnh, có thể Kim Jong Un nghĩ rằng đây là thời điểm tốt nhất. Bởi vì Hoa Kỳ đang bận bịu ở những nơi khác (Syria, Irak, Ả Rập Xê Út, Iran), và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối đầu với các khó khăn kinh tế.
Những hậu quả nào đối với quốc tế ?
Vụ thử nguyên tử này sẽ được các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản phân tích ; nhưng sẽ có rất ít thông tin nào được đưa ra thêm, ngoài những gì đã được Bình Nhưỡng công bố.
Theo Xie Yanmei, nhà phân tích của International Crisis Group ở Bắc Á, có trụ sở tại Bắc Kinh, thì Trung Quốc, người đối thoại chính của Bình Nhưỡng, « sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lên, vừa từ trong nước vừa quốc tế, đòi trừng phạt và kìm hãm Kim Jong Un, buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân ».
Quan hệ với Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng, và Seoul có khả năng sẽ bắt chước Nhật Bản tăng cường các luật lệ và ịiện pháp quân sự để đối phó với mối đe dọa từ chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên. Các vụ thử bom nguyên tử và hỏa tiễn trước đây đều bị lên án và trừng phạt bằng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Một cuộc họp tại tổ chức quốc tế này diễn ra ngay trong ngày 06/01/2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-btt-vk-nt-hn
Không, ít nhất là chưa, khi Bắc Triều Tiên chưa chứng minh được năng lực trang bị đầu đạn nguyên tử cho một hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên Bình Nhưỡng vẫn tiến triển về mặt công nghệ. Quốc gia này đã thực hiện được ba vụ thử hạt nhân trong các năm 2006, 2009, 2013 ; có khả năng được chế tạo bằng plutonium làm giàu ở mức thấp đối với hai quả bom nguyên tử đầu tiên, và bằng uranium đối với quả thứ ba – rất có thể là được thu nhỏ.
Lần này, Bình Nhưỡng khoe rằng đây là một quả bom khinh khí (bom H hay bom nhiệt hạch). Nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra nghi ngờ, như chuyên gia nguyên tử Crispin Rovere của Úc đã nói : « Các dữ liệu địa chấn cho thấy sức mạnh của vụ nổ yếu hơn rất nhiều so với bom H ».
Năng lực về đạn đạo của Bình Nhưỡng tới đâu ?
Tên lửa được bắn đi vào tháng 12/2012 và việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo ( dù là vệ tinh này không sống sót) đã đánh dấu một cột mốc trong việc triển khai hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM), cho dù các trở ngại kỹ thuật vẫn tồn tại.
Các chuyên gia nhấn mạnh là tuy hỏa tiễn đã được phóng lên không trung, nhưng không quay lại được khí quyển và tiếp tục hành trình « tấn công » vào một mục tiêu trên mặt đất. Bắc Triều Tiên đã chứng tỏ có thể phóng một vật thể lên không gian, nhưng không thể đưa trở về Trái Đất.
Họ còn cho rằng Bình Nhưỡng sẽ còn mất rất nhiều thời gian để hoàn chỉnh năng lực trang bị đầu đạn nguyên tử cho một hỏa tiễn liên lục địa.
Vụ thử nguyên tử mới nhất diễn ra ở đâu ?
Cũng như những vụ trước, vụ thử lần này được tiến hành tại Punggye Ri, ở một vùng núi hẻo lánh thuộc miền đông bắc, cách biên giới Trung Quốc khoảng 100 km và cách biên giới Nga 200 km.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng việc xây dựng địa điểm này đã được khởi động cách đây hơn 20 năm. Punggye Ri bị các vệ tinh do thám giám sát và thu thập dữ liệu cẩn thận, cho đến những tuần lễ gần đây.
Vì sao Bắc Triều Tiên lại cho thử nguyên tử lần thứ tư, và tại sao lại chọn lựa thời điểm này ?
« Mục đích trước hết là chứng tỏ với thế giới Bắc Triều Tiên sở hữu được công nghệ mới, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nguyên tử, với một quả bom khinh khí có sức công phá mãnh liệt hơn nhiều nhờ kỹ thuật hợp hạch, trong khi những quả bom trước đó theo kỹ thuật phân hạch ». Đó là giải thích của giáo sư Toshimitsu Shigemura, trường đại học Waseda, chuyên gia về Bắc Triều Tiên.
Ông nói thêm : « Vụ thử hạt nhân này nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào tháng 05/2016. Cho đến nay, Kim Jong Un chưa có thành công nào đáng kể để khoe khoang ; nhưng nay đã có thể khoa trương thành tích mà ông nội Kim Il Sung và người cha Kim Jong Il không làm được ».
Giáo sư Shigemura nhấn mạnh, có thể Kim Jong Un nghĩ rằng đây là thời điểm tốt nhất. Bởi vì Hoa Kỳ đang bận bịu ở những nơi khác (Syria, Irak, Ả Rập Xê Út, Iran), và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối đầu với các khó khăn kinh tế.
Những hậu quả nào đối với quốc tế ?
Vụ thử nguyên tử này sẽ được các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản phân tích ; nhưng sẽ có rất ít thông tin nào được đưa ra thêm, ngoài những gì đã được Bình Nhưỡng công bố.
Theo Xie Yanmei, nhà phân tích của International Crisis Group ở Bắc Á, có trụ sở tại Bắc Kinh, thì Trung Quốc, người đối thoại chính của Bình Nhưỡng, « sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lên, vừa từ trong nước vừa quốc tế, đòi trừng phạt và kìm hãm Kim Jong Un, buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân ».
Quan hệ với Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng, và Seoul có khả năng sẽ bắt chước Nhật Bản tăng cường các luật lệ và ịiện pháp quân sự để đối phó với mối đe dọa từ chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên. Các vụ thử bom nguyên tử và hỏa tiễn trước đây đều bị lên án và trừng phạt bằng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Một cuộc họp tại tổ chức quốc tế này diễn ra ngay trong ngày 06/01/2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160107-btt-vk-nt-hn
Geen opmerkingen:
Een reactie posten