Giới chuyên gia: Bình Nhưỡng chưa chế tạo nổi bom H
Theo phân tích của giám đốc cơ quan địa chấn Nhật Bản, việc thử bom H đáng lẽ gây ra động đất cường độ 7, bậc thang Richter 06/01/2016EUTERS /Issei Kato
Các chuyên gia về nguyên tử hôm nay 06/01/2016 đón nhận tin Bắc Triều Tiên thử quả bom H đầu tiên với đầy ngờ vực, vì cường độ địa chấn gây ra chỉ tương ứng với vụ nổ của một quả bom có sức công phá nhẹ hơn. Hồi tháng trước, giới chuyên gia cũng đã tỏ ra nghi ngờ khi lãnh tụ Bắc Triều Tiên ngầm cho biết đã hoàn chỉnh được bom H.
Vụ thử bom diễn ra hai ngày trước sinh nhật Kim Jong Un, đã gây ra một vụ động đất ở mức 5,1 độ Richter ở cách Kilju khoảng 50 km về phía tây bắc, có nghĩa là gần địa điểm thử nguyên tử Punggye Ri.
Chuyên gia về nguyên tử Crispin Rovere ở Úc nhận xét : « Các dữ liệu địa chấn cho thấy vụ nổ rõ ràng là ít mãnh liệt hơn những gì người ta chờ đợi trong một vụ thử bom H. Mới nhìn thì có vẻ Bắc Triều Tiên đã thử nguyên tử thành công, nhưng họ không tiến được đến giai đoạn hai ».
Các bom A, tức bom nguyên tử chế tạo bằng phương pháp phân hạch – phân rã các hạt nhân uranium hay plutonium, giải thoát ra khối năng lượng nhỏ hơn so với bom H (còn gọi là bom nhiệt hạch hay bom khinh khí). Loại bom nhiệt hạch sử dụng trước hết là kỹ thuật phân hạch, rồi đến hợp hạch tức tổng hợp nguyên tử, theo một phản ứng dây chuyền.
Đối với một số chuyên gia về Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un đang tìm kiếm một « thành công » để khoe khoang vào tháng Năm tới, khi đảng Lao Động Triều Tiên họp đại hội lần đầu tiên kể từ 35 năm qua.
Ông Choi Kang, phó giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị ở Seoul cũng nhận định : « Tôi không nghĩ rằng đó là bom H, vì vụ nổ sẽ phải mãnh liệt hơn nhiều. Có lẽ Bình Nhưỡng gọi là bom H vì mới đây Kim Jong Un đã đe dọa ».
Là chế độ bị cô lập nhất trên thế giới, Bắc Triều Tiên thường có những tuyên bố không ai kiểm chứng được về chương trình nguyên tử của họ. Bình Nhưỡng còn khẳng định có thể bắn hỏa tiễn sang lãnh thổ Hoa Kỳ, một điều mà các nhà chuyên gia cho là không thể thực hiện được, ít nhất là trong lúc này.
Dù vậy hồi tháng 9/2015, Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế (ISSI) đã cảnh báo về một nhà máy xử lý vật liệu phóng xạ mới đang được xây dựng ở Yongbyon, cơ sở nguyên tử chính của Bắc Triều Tiên. Cơ sở này có thể được sử dụng để tách biệt các nguyên tố đồng vị và sản xuất ra tritium. Đây là một trong những nguyên tố đồng vị của hydrogen, và là một trong những thành phần căn bản để sản xuất ra các quả bom khinh khí.
Nhà phân tích Bruce Bennett của Rand Corporation cũng tỏ ra nghi ngờ loan báo của Bình Nhưỡng. Ông nói với AFP : « Nếu đó là một quả bom H thực sự, thì sẽ gây ra động đất mạnh gấp 100 lần, ở cường độ 7 độ Richter ».
Theo ông Bennett, vụ nổ hôm nay tương ứng với một quả bom từ 10 đến 15 ngàn tấn, cỡ bằng quả bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima hồi năm 1945. Nếu là bom nhiệt hạch, thì có thể quy trình hợp hạch đã bị thất bại, hoặc quy trình phân hạch đã diễn ra không chính xác.
Có điều sức mạnh của vụ nổ làm tăng nguy cơ gây ra động đất cũng như nhiễm phóng xạ, gây lo lắng cho nước Trung Quốc láng giềng.
Nhà phân tích Bruce Bennett đặt ra câu hỏi : « Kim Jong Un đã tiến hành một vụ thử bom nguyên tử mà các chuyên gia trên thế giới đều cho rằng đã thất bại. Liệu ông ta sẽ cảm thấy buộc phải thử thêm lần nữa từ nay cho đến Đại hội Đảng vào tháng Năm, để chứng tỏ năng lực của Bắc Triều Tiên trước quốc tế ? »
Sau khi vụ thử bom được loan báo, cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) trong một báo cáo ngắn gởi cho các dân biểu nước này cũng cho rằng đây không thể là bom khinh khí.
Hai lần thử nguyên tử đầu tiên của Bắc Triều Tiên vào năm 2006 và 2009 được thực hiện với các quả bom chế tạo bằng plutonium, còn lần thứ ba vào năm 2013 có thể là bằng uranium.
Theo nhà nghiên cứu Seong Chai Ki thuộc Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc, vụ nổ hôm nay rất có thể là của một quả bom phân hạch tăng cường - có nghĩa là cũng sử dụng cả phương pháp hợp hạch – được coi là một giai đoạn trung gian trước khi tiến đến chế tạo được bom nhiệt hạch. Ông nói : « Một số người cho rằng Bắc Triều Tiên trước hết phải thử nghiệm bom phân hạch tăng cường, trước khi thử trực tiếp bom nhiệt hạch ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160106-gioi-chuyen-gia-nghi-ngo-binh-nhuong-chua-che-tao-noi-bom-h
Chuyên gia về nguyên tử Crispin Rovere ở Úc nhận xét : « Các dữ liệu địa chấn cho thấy vụ nổ rõ ràng là ít mãnh liệt hơn những gì người ta chờ đợi trong một vụ thử bom H. Mới nhìn thì có vẻ Bắc Triều Tiên đã thử nguyên tử thành công, nhưng họ không tiến được đến giai đoạn hai ».
Các bom A, tức bom nguyên tử chế tạo bằng phương pháp phân hạch – phân rã các hạt nhân uranium hay plutonium, giải thoát ra khối năng lượng nhỏ hơn so với bom H (còn gọi là bom nhiệt hạch hay bom khinh khí). Loại bom nhiệt hạch sử dụng trước hết là kỹ thuật phân hạch, rồi đến hợp hạch tức tổng hợp nguyên tử, theo một phản ứng dây chuyền.
Đối với một số chuyên gia về Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un đang tìm kiếm một « thành công » để khoe khoang vào tháng Năm tới, khi đảng Lao Động Triều Tiên họp đại hội lần đầu tiên kể từ 35 năm qua.
Ông Choi Kang, phó giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị ở Seoul cũng nhận định : « Tôi không nghĩ rằng đó là bom H, vì vụ nổ sẽ phải mãnh liệt hơn nhiều. Có lẽ Bình Nhưỡng gọi là bom H vì mới đây Kim Jong Un đã đe dọa ».
Là chế độ bị cô lập nhất trên thế giới, Bắc Triều Tiên thường có những tuyên bố không ai kiểm chứng được về chương trình nguyên tử của họ. Bình Nhưỡng còn khẳng định có thể bắn hỏa tiễn sang lãnh thổ Hoa Kỳ, một điều mà các nhà chuyên gia cho là không thể thực hiện được, ít nhất là trong lúc này.
Dù vậy hồi tháng 9/2015, Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế (ISSI) đã cảnh báo về một nhà máy xử lý vật liệu phóng xạ mới đang được xây dựng ở Yongbyon, cơ sở nguyên tử chính của Bắc Triều Tiên. Cơ sở này có thể được sử dụng để tách biệt các nguyên tố đồng vị và sản xuất ra tritium. Đây là một trong những nguyên tố đồng vị của hydrogen, và là một trong những thành phần căn bản để sản xuất ra các quả bom khinh khí.
Nhà phân tích Bruce Bennett của Rand Corporation cũng tỏ ra nghi ngờ loan báo của Bình Nhưỡng. Ông nói với AFP : « Nếu đó là một quả bom H thực sự, thì sẽ gây ra động đất mạnh gấp 100 lần, ở cường độ 7 độ Richter ».
Theo ông Bennett, vụ nổ hôm nay tương ứng với một quả bom từ 10 đến 15 ngàn tấn, cỡ bằng quả bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima hồi năm 1945. Nếu là bom nhiệt hạch, thì có thể quy trình hợp hạch đã bị thất bại, hoặc quy trình phân hạch đã diễn ra không chính xác.
Có điều sức mạnh của vụ nổ làm tăng nguy cơ gây ra động đất cũng như nhiễm phóng xạ, gây lo lắng cho nước Trung Quốc láng giềng.
Nhà phân tích Bruce Bennett đặt ra câu hỏi : « Kim Jong Un đã tiến hành một vụ thử bom nguyên tử mà các chuyên gia trên thế giới đều cho rằng đã thất bại. Liệu ông ta sẽ cảm thấy buộc phải thử thêm lần nữa từ nay cho đến Đại hội Đảng vào tháng Năm, để chứng tỏ năng lực của Bắc Triều Tiên trước quốc tế ? »
Sau khi vụ thử bom được loan báo, cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) trong một báo cáo ngắn gởi cho các dân biểu nước này cũng cho rằng đây không thể là bom khinh khí.
Hai lần thử nguyên tử đầu tiên của Bắc Triều Tiên vào năm 2006 và 2009 được thực hiện với các quả bom chế tạo bằng plutonium, còn lần thứ ba vào năm 2013 có thể là bằng uranium.
Theo nhà nghiên cứu Seong Chai Ki thuộc Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc, vụ nổ hôm nay rất có thể là của một quả bom phân hạch tăng cường - có nghĩa là cũng sử dụng cả phương pháp hợp hạch – được coi là một giai đoạn trung gian trước khi tiến đến chế tạo được bom nhiệt hạch. Ông nói : « Một số người cho rằng Bắc Triều Tiên trước hết phải thử nghiệm bom phân hạch tăng cường, trước khi thử trực tiếp bom nhiệt hạch ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160106-gioi-chuyen-gia-nghi-ngo-binh-nhuong-chua-che-tao-noi-bom-h
Geen opmerkingen:
Een reactie posten