Trung Quốc : Giấc mơ tự túc lương thực đang tan biến
Phơi ngô tại một khu làng thuộc huyện Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (27/09/2013)
REUTERS
Báo chí Pháp hôm nay 24/10/2013, quan tâm khá nhiều đến thời sự tại Châu Á , mà đặc biệt là Trung Quốc. Với dân số đông nhất hành tinh, quốc gia này đã ra sức sản xuất một lượng lương thực lớn, nhưng vẫn không đủ để cung ứng cho người dân. Do đó, Trung Quốc tìm cách thu mua lương thực từ khắp nơi trên thế giới và thuê cả ruộng đất ở nước ngoài để trồng trọt, sản xuất. Báo kinh tế Les Echos đề cập đến vấn đề này qua bài viết khá dài mang tựa : « Giấc mơ tự túc lương thực của Trung Quốc đang tan biến».
Tờ báo cho biết, từ tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã mua hàng triệu tấn lúa mì trên thị trường thế giới. Các chuyên gia ước tính con số này có thể sẽ lên đến 10 triệu tấn, lượng nhập khẩu đáng kể nhất từ 18 năm gần đây. Từ đó, Trung Quốc sẽ là nhà thu mua lúa mì số một trên thế giới. Giải thích cho tình hình trên, báo Les Echos cho biết, chất lượng lúa mì của Trung Quốc quá tệ trong mùa thu hoạch vừa qua do thời tiết xấu.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã làm thay đổi các thói quen về ăn uống. Tiêu thụ thịt heo, bò, gia cầm cũng bùng nổ. Gần 20 triệu người di cư hàng năm từ nông thôn ra thành thị vùng duyên hải phía đông. Với tốc độ như vậy, dân số thành thị sẽ vượt mức một tỷ từ nay đến năm 2025, theo văn phòng nghiên cứu McKinsey.
Để chăn nuôi gia súc, Trung Quốc đã nhập 80% lượng đỗ mà cả nước tiêu thụ. Paul Gaffet, phân tích gia thị trường ngũ cốc của ODA giải thích : « Đây là một quyết định mang tính chính trị của chính phủ khi ưu tiên sản xuất lúa mì và ngô, hơn là sản xuất các loại cây lấy dầu ». Chính phủ đã đưa ra một chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp, với việc giúp cơ khí hóa, xóa thuế khóa và duy trì người nông dân tại nông thôn.
Tuy nhiên, Trung Quốc có nguy cơ càng ngày càng lệ thuộc hơn vào bên ngoài khi nhập khẩu khá nhiều các nông sản. Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc về ngũ cốc và dầu ăn đã thừa nhận khả năng tự cung ứng về ngũ cốc sẽ giảm từ nay đến năm 2020.
Cũng như mọi quốc gia khác, vẫn đề an ninh lương thực giữ một vai trò quan trọng và được xem như an ninh quốc gia. Một chuyên gia nhắc lại : « Thế hệ đã từng trải qua nạn đói vẫn còn đây » và phân tích : « Bắc Kinh biết rằng quân đội sẽ không tài nào dẹp được bạo loạn do nạn đói gây ra. Nạn đói sẽ gây bất ổn chính trị ».
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã lập các kho dự trữ lớn, đặc biệt là lúa mì để đề phòng trường hợp cấp bách. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), con số dự trữ lên đến 55 triệu tấn. Ngoài ra, có cả các kho dự trữ tư nhân, nhưng chẳng có số liệu cụ thể nào.
Gia tăng canh tác ở nước ngoài
Để bảo đảm an ninh lương thực, Trung Quốc đã tìm một số giải pháp khác. Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đầu tư thuê ruộng đất ở nước ngoài để canh tác, như tại Châu Phi và mới đây, còn tìm đến Ukraina.
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên Trung Quốc, diện tích ruộng đất canh tác sụt giảm 6,2% từ năm 1997 đến năm 2008. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc tìm kiếm nguồn tài nguyên từ nước ngoài, tại Đông Nam Á có Lào, Cam Bốt và Indonesia. Ngoài ra, còn có Châu Mỹ La tinh.
Đặc biệt, Trung Quốc quan tâm đến nguồn nông sản của Ukraina, nay là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. Mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được siết chặt từ nhiều năm gần đây. Năm 2012, Bắc Kinh đã cho ngành nông nghiệp Ukraina vay 3 tỷ đô la và Kiev đang thương lượng để nhận được sự giúp đỡ tài chính cho hệ thống tưới tiêu. Cuối tháng Chín, một tin đồn cho biết Trung Quốc tính mua lại 3 triệu hecta đất nông nghiệp Ukraina, diện tích tương đương với nước Bỉ.
Trung Quốc muốn thắt chặt trao đổi kinh tế với Châu Âu
Hội đàm kinh tế - thương mại cấp cao lần thứ 4 giữa Trung Quốc và Châu Âu diễn ra vào hôm nay tại Bruxelles. Đề tài này được nhật báo kinh tế Les Echos phản ánh qua bài viết của Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải mang tựa: « Người Trung Hoa chúng tôi muốn gia tăng trao đổi với Châu Âu ».
Mang tính chiến lược và toàn diện, cuộc hội đàm lần này là dịp để bàn luận sâu về các chủ đề kinh tế và thương mại mà cả hai phía cùng quan tâm, đồng thời cùng nhau hoạch định tương lai của mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai bên.
Năm nay đánh dấu sinh nhật 10 năm thiết lập đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Châu Âu. Hợp tác kinh tế và thương mại đang phát triển nhanh chóng. Châu Âu hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong 9 năm liên tục. Trung Quốc là đối tác thứ hai của Châu Âu từ 10 năm nay. Hàng ngày, trao đổi thương mại hai bên đạt 1,5 tỷ đô la. Hàng hóa Trung Quốc ngày càng thâm nhập vào các hộ gia đình Châu Âu, trong khi đó, các nhãn hiệu, kiểu dáng Châu Âu cũng được người Trung Quốc khá ưa chuộng. Các quốc gia Châu Âu thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục tiến trình cải cách, mở cửa và duy trì một nền kinh tế phát triển ổn định. Ông Mã Khải dẫn chứng, việc mở khu tự do thương mại Thượng Hải vừa qua cho thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc tự do hóa và tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Ông nhắc lại, vụ giải quyết tranh chấp về pin mặt trời hồi tháng Sáu cho thấy khả năng xử lý các tranh chấp thương mại của cả hai bên.
Đối lập Cam Bốt lại biểu tình phản đối đảng cầm quyền
Báo La Croix hôm nay quan tâm đến tình hình chính trị tại Cam Bốt. Kết quả bầu cử hồi tháng Bảy vừa qua vẫn còn làm phe đối lập ấm ức và họ đã xuống đường phản đối một cuộc bầu cử gian lận.
Theo tờ báo, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập biểu tình trên các con phố của thủ đô Phnom Penh từ hôm qua và phong trào biểu tình kéo dài 3 ngày. Họ phản đối kết quả bầu cử Quốc hội mà theo họ chứa nhiều gian lận và đã mang lại chiến thắng cho Thủ tướng Hun Sen, người đã nắm quyền lực từ năm 1985.
Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc của ông Sam Rainsy đã tẩy chay Quốc hội vì cho là kết quả gian lận. Theo đảng này, có quá nhiều cử tri ma.
Tại tỉnh Kampong Cham, nơi mà đảng đối lập chiếm được 10 trên tổng số 18 ghế. Ông Mu Sochua, một dân biểu thuộc đảng đối lập phát biểu : « Chúng tôi thắng cử là nhờ sự ủng hộ của thanh niên, vì họ muốn có một tương lai sáng lạng hơn ». Chương trình tranh cử nhắm đến việc chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo, tăng lương cho công nhân và giáo viên « để cho họ không phải bán trái cây trong lớp học để kiếm thêm thu nhập ». Dân chúng vùng này được xem là năng động, tiếp xúc nhiều với thông tin, nên đã dám lên tiếng phản đối nạn tham nhũng và cướp đất. Pheng, một công dân 25 tuổi, lên án : « Chính phủ hiện nay đã bán rừng, gỗ, sông ngòi và đất đai. Hun Sen đã bán đất nước ».
Nhân vật số hai của Đảng Cứu nguy Dân tộc, ông Kem Sokha đã đến tỉnh Kampong Cham để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Thế nhưng, bên bờ sông Mêkông, ông không hề đề cập nhiều đến lũ lụt mà về việc tổ chức biểu tình trong vòng 3 ngày tại thủ đô. Ông đã phát gạo, muối, nước mắm, tương cho dân chúng. Khi tạt qua một trường học, ông đã cho trường 200 000 riel, tương đương 35 euro. Liệu ông có dùng đồng tiền để mua chuộc dân chúng không như đảng của ông Hun Sen từng làm để mua lá phiếu ? Ông Kem Sokha xác nhận là tiền cho học sinh là từ hội người Cam Bốt ở nước ngoài đóng góp. « Đảng chúng tôi không cho tiền. Đó không phải là thói quen của chúng tôi ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131024-trung-quoc-giac-mo-tu-tuc-luong-thuc-dang-tan-bien
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã làm thay đổi các thói quen về ăn uống. Tiêu thụ thịt heo, bò, gia cầm cũng bùng nổ. Gần 20 triệu người di cư hàng năm từ nông thôn ra thành thị vùng duyên hải phía đông. Với tốc độ như vậy, dân số thành thị sẽ vượt mức một tỷ từ nay đến năm 2025, theo văn phòng nghiên cứu McKinsey.
Để chăn nuôi gia súc, Trung Quốc đã nhập 80% lượng đỗ mà cả nước tiêu thụ. Paul Gaffet, phân tích gia thị trường ngũ cốc của ODA giải thích : « Đây là một quyết định mang tính chính trị của chính phủ khi ưu tiên sản xuất lúa mì và ngô, hơn là sản xuất các loại cây lấy dầu ». Chính phủ đã đưa ra một chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp, với việc giúp cơ khí hóa, xóa thuế khóa và duy trì người nông dân tại nông thôn.
Tuy nhiên, Trung Quốc có nguy cơ càng ngày càng lệ thuộc hơn vào bên ngoài khi nhập khẩu khá nhiều các nông sản. Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc về ngũ cốc và dầu ăn đã thừa nhận khả năng tự cung ứng về ngũ cốc sẽ giảm từ nay đến năm 2020.
Cũng như mọi quốc gia khác, vẫn đề an ninh lương thực giữ một vai trò quan trọng và được xem như an ninh quốc gia. Một chuyên gia nhắc lại : « Thế hệ đã từng trải qua nạn đói vẫn còn đây » và phân tích : « Bắc Kinh biết rằng quân đội sẽ không tài nào dẹp được bạo loạn do nạn đói gây ra. Nạn đói sẽ gây bất ổn chính trị ».
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã lập các kho dự trữ lớn, đặc biệt là lúa mì để đề phòng trường hợp cấp bách. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), con số dự trữ lên đến 55 triệu tấn. Ngoài ra, có cả các kho dự trữ tư nhân, nhưng chẳng có số liệu cụ thể nào.
Gia tăng canh tác ở nước ngoài
Để bảo đảm an ninh lương thực, Trung Quốc đã tìm một số giải pháp khác. Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đầu tư thuê ruộng đất ở nước ngoài để canh tác, như tại Châu Phi và mới đây, còn tìm đến Ukraina.
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên Trung Quốc, diện tích ruộng đất canh tác sụt giảm 6,2% từ năm 1997 đến năm 2008. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc tìm kiếm nguồn tài nguyên từ nước ngoài, tại Đông Nam Á có Lào, Cam Bốt và Indonesia. Ngoài ra, còn có Châu Mỹ La tinh.
Đặc biệt, Trung Quốc quan tâm đến nguồn nông sản của Ukraina, nay là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. Mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được siết chặt từ nhiều năm gần đây. Năm 2012, Bắc Kinh đã cho ngành nông nghiệp Ukraina vay 3 tỷ đô la và Kiev đang thương lượng để nhận được sự giúp đỡ tài chính cho hệ thống tưới tiêu. Cuối tháng Chín, một tin đồn cho biết Trung Quốc tính mua lại 3 triệu hecta đất nông nghiệp Ukraina, diện tích tương đương với nước Bỉ.
Trung Quốc muốn thắt chặt trao đổi kinh tế với Châu Âu
Hội đàm kinh tế - thương mại cấp cao lần thứ 4 giữa Trung Quốc và Châu Âu diễn ra vào hôm nay tại Bruxelles. Đề tài này được nhật báo kinh tế Les Echos phản ánh qua bài viết của Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải mang tựa: « Người Trung Hoa chúng tôi muốn gia tăng trao đổi với Châu Âu ».
Mang tính chiến lược và toàn diện, cuộc hội đàm lần này là dịp để bàn luận sâu về các chủ đề kinh tế và thương mại mà cả hai phía cùng quan tâm, đồng thời cùng nhau hoạch định tương lai của mối quan hệ kinh tế, thương mại của hai bên.
Năm nay đánh dấu sinh nhật 10 năm thiết lập đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Châu Âu. Hợp tác kinh tế và thương mại đang phát triển nhanh chóng. Châu Âu hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong 9 năm liên tục. Trung Quốc là đối tác thứ hai của Châu Âu từ 10 năm nay. Hàng ngày, trao đổi thương mại hai bên đạt 1,5 tỷ đô la. Hàng hóa Trung Quốc ngày càng thâm nhập vào các hộ gia đình Châu Âu, trong khi đó, các nhãn hiệu, kiểu dáng Châu Âu cũng được người Trung Quốc khá ưa chuộng. Các quốc gia Châu Âu thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục tiến trình cải cách, mở cửa và duy trì một nền kinh tế phát triển ổn định. Ông Mã Khải dẫn chứng, việc mở khu tự do thương mại Thượng Hải vừa qua cho thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc tự do hóa và tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Ông nhắc lại, vụ giải quyết tranh chấp về pin mặt trời hồi tháng Sáu cho thấy khả năng xử lý các tranh chấp thương mại của cả hai bên.
Đối lập Cam Bốt lại biểu tình phản đối đảng cầm quyền
Báo La Croix hôm nay quan tâm đến tình hình chính trị tại Cam Bốt. Kết quả bầu cử hồi tháng Bảy vừa qua vẫn còn làm phe đối lập ấm ức và họ đã xuống đường phản đối một cuộc bầu cử gian lận.
Theo tờ báo, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập biểu tình trên các con phố của thủ đô Phnom Penh từ hôm qua và phong trào biểu tình kéo dài 3 ngày. Họ phản đối kết quả bầu cử Quốc hội mà theo họ chứa nhiều gian lận và đã mang lại chiến thắng cho Thủ tướng Hun Sen, người đã nắm quyền lực từ năm 1985.
Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc của ông Sam Rainsy đã tẩy chay Quốc hội vì cho là kết quả gian lận. Theo đảng này, có quá nhiều cử tri ma.
Tại tỉnh Kampong Cham, nơi mà đảng đối lập chiếm được 10 trên tổng số 18 ghế. Ông Mu Sochua, một dân biểu thuộc đảng đối lập phát biểu : « Chúng tôi thắng cử là nhờ sự ủng hộ của thanh niên, vì họ muốn có một tương lai sáng lạng hơn ». Chương trình tranh cử nhắm đến việc chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo, tăng lương cho công nhân và giáo viên « để cho họ không phải bán trái cây trong lớp học để kiếm thêm thu nhập ». Dân chúng vùng này được xem là năng động, tiếp xúc nhiều với thông tin, nên đã dám lên tiếng phản đối nạn tham nhũng và cướp đất. Pheng, một công dân 25 tuổi, lên án : « Chính phủ hiện nay đã bán rừng, gỗ, sông ngòi và đất đai. Hun Sen đã bán đất nước ».
Nhân vật số hai của Đảng Cứu nguy Dân tộc, ông Kem Sokha đã đến tỉnh Kampong Cham để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Thế nhưng, bên bờ sông Mêkông, ông không hề đề cập nhiều đến lũ lụt mà về việc tổ chức biểu tình trong vòng 3 ngày tại thủ đô. Ông đã phát gạo, muối, nước mắm, tương cho dân chúng. Khi tạt qua một trường học, ông đã cho trường 200 000 riel, tương đương 35 euro. Liệu ông có dùng đồng tiền để mua chuộc dân chúng không như đảng của ông Hun Sen từng làm để mua lá phiếu ? Ông Kem Sokha xác nhận là tiền cho học sinh là từ hội người Cam Bốt ở nước ngoài đóng góp. « Đảng chúng tôi không cho tiền. Đó không phải là thói quen của chúng tôi ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131024-trung-quoc-giac-mo-tu-tuc-luong-thuc-dang-tan-bien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten