zaterdag 26 oktober 2013

Tình báo Nga tung hoành trở lại tại Châu Âu

Tình báo Nga tung hoành trở lại tại Châu Âu
Nhân dịp này Le Figaro cũng nhìn xem các quốc gia khác hành động như thế nào, đặc biệt chú ý đến Nga và Trung Quốc. Trước tiên là Nga : Le Figaro nhận thấy là tình báo Nga đã trở lại và tăng cường hoạt động ở Châu Âu sau một thời gian có vẻ ngủ thiếp đi sau khi Liên Xô sụp đổ. Các cơ quan tình báo Nga đã hoạt động mạnh lên từ khi Vladimir Putin nắm quyền.
Trích dẫn một số chuyên gia, tờ báo, cho biết là hoạt động hiện nay của tình báo Nga ở Châu Âu không kém thời chiến tranh lạnh, đặc biệt ở những quốc gia Đông Âu cũ. Việc Châu Âu mở rộng ra các nước miền Đông Âu trước đây đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động của họ.
Các mạng lưới được khởi động lại ở Ba Lan, nhiều viên chức Bulgari, Hungary... làm việc cho Ủy Ban Châu Âu, cho NATO... đã bị phát giác là làm việc cho Nga.
Tình báo Nga chú ý đến những lãnh vực nào ? Theo Le Figaro, Nga đặc biệt nhòm ngó các địa hạt như vũ khí, hàng không không gian, hạt nhân, và họ rất tinh vi trong việc nghe trộm qua phương tiện điện tử.
Theo Le Figaro, tình báo Nga cũng gia tăng hoạt động ở Châu Á, và nêu bật hai quốc gia, Việt Nam và Malaysia. Tuy nhiên tờ báo công nhận là ngoại trừ các nước cộng hòa Liên Xô cũ, hoạt động này còn kém quy mô thời Xô Viết.
Trung Quốc : Tình báo trở thành môn « thể thao quốc gia »
Dưới tựa đề : « Tình báo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế », Le Figaro cho biết là hoạt động tình báo đã được Trung Quốc xây dựng thành « môn thể thao quốc gia ».
Ở trong nước, có cả một đạo binh để theo dõi công dân Trung Quốc, nhất là cư dân mạng. Le Figaro trích số liệu báo chí Trung Quốc, cho biết là có khoảng 2 triệu công an trên mạng theo dõi số 500 triệu cư dân mạng.
Còn ở ngoài Trung Quốc, bên cạnh việc theo dõi các nhà ly khai lưu vong, hay thành viên Pháp luân công, thì tình báo là một vũ khí phục vụ công cuộc phát triển kinh tế. Các đạo quân gọi là « cá lặn sâu – chen diyu » chuyên truy tìm bí mật công nghiệp và quân sự.
Theo Le Figaro trụ sở Bộ An ninh Quốc gia, gần quãng trường Thiên An Môn, là ‘tâm chấn’ của các hoạt động tình báo Trung Quốc. Thiết lập lại từ thời Đặng Tiểu Bình vào năm 1983, bộ này bao gồm các cơ quan phản gián và tình báo quốc ngoại, với mục tiêu công khai là hỗ trợ công cuộc phát triền kinh tế.
Mục tiêu bị nhắm hàng đầu là phương Tây, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh, Pháp... và cả Nga. Trên mặt công nghiệp, cũng như quân sự, nhiệm vụ của tình báo Trung Quốc là thu lượm thông tin, giúp đất nước bắt kịp chậm trễ về công nghệ học.
Những vụ nghe lén, tấn công tin tặc đã bị nêu lên hàng loạt trong thời gian qua. Le Figaro trích lại môt câu chuyên ‘vui’, xẩy ra cách đây không lâu : Một lãnh đạo công ty Pháp hoạt động tại Trung Quốc, có một lần đã nói chuyện qua điện thoại với lãnh đạo công ty mẹ của mình ở Pháp bằng tiếng Pháp.
Giữa câu chuyên tự nhiên ông nghe thấy yêu cầu bằng tiếng Anh : « In English, please ! » - tức là « Xin hãy nói tiếng Anh ». Thì ra vì nhân viên nghe trộm không hiểu tiếng Pháp nên đã lộ diện, và thẳng thắn đưa ra yêu cầu này.
Giờ đây, theo Le Figaro, với hoạt động của Cơ quan tình báo Mỹ NSA ngày càng được phơi bày ra ánh sáng, Trung Quốc cảm thấy bớt lẻ loi.

Châu Âu phẫn nộ vì bị Mỹ nghe lén
Việc Thủ tướng Đức bị tình báo Mỹ nghe lén điện thoại, là sự kiện được theo dõi và bình luận nhiều nhất hôm nay, bên cạnh các hồ sơ về nước Pháp : Thất nghiệp tăng lên trở lại trong tháng 9, với thêm 60.000 người tìm việc làm, thuế đánh vào tiền tiết kiệm, cuộc tranh luận trên vấn đề nhập cư…
Về hồ sơ Mỹ Đức, các báo Pháp chạy hầu như cùng một hàng tựa, nhấn mạnh trên cơn tức giận của Đức và Châu Âu đối với các hành vi nghe trộm của Mỹ.
Le Monde nhận thấy đang nổ ra khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và các đồng minh. Vấn đề Mỹ nghe trộm được đưa ra trong cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu, trong hai ngày 24-25/10, tuy nhiên tờ báo cũng thấy rằng không phải quốc gia nào cũng có phản ứng mạnh.
Nếu Pháp – cũng bị nghe lén - muốn điều chỉnh lại hợp tác an ninh với Mỹ, thì những quốc gia như Hà Lan, và nhất là Anh Quốc, không vội lên tiếng tố cáo hay đưa ra yêu sách. Tờ báo còn trích lời một viên chức ngoại giao cao cấp của Anh, cho rằng vấn đề an ninh quốc gia không nằm trong phạm vi trách nhiệm của Châu Âu, mà mỗi thủ đô tự yêu cầu Mỹ giải thích khi có vấn đề.
Libération - dành 2 trang báo cho sự kiện - cũng nhận thấy là Châu Âu tìm cách làm cho cho người ta nghe thấy mình, nhưng những phản ứng bất bình sẽ không dẫn đến đâu, ngoại trừ thống nhất được với nhau, đưa ra được một thỏa thuận bảo vệ các dữ liệu.
Tờ báo cũng chạy một tựa hóm hỉnh về sự kiện điện thoại di động bà Merkel bị nghe lén, nói rằng : « Đến lượt Merkel bị mắc lưới (tình báo) NSA ». Tờ báo khẳng định là do chính mình bị nghe lén, Thủ tướng Đức không thể giảm nhẹ xì căn đan và tiếp tục vị nể đông minh Mỹ nữa.
Báo kinh tế Les Echos cũng cùng nhận định, nêu bật « Châu Âu cho thấy nỗi tức giận », nhưng chỉ có Paris và Berlin hội ý với nhau. Theo tờ báo, trong phần trả đũa của Berlin, từ nay hiệp định tự do mậu dịch Mỹ Đức sẽ nằm trong ‘tầm nhắm’.
Le Figaro cũng nêu bật phản ứng : « Paris và Berlin đoàn kết trước hành vi gián điệp của Mỹ », với bức ảnh Tổng thống Pháp Hollande nắm tay Thủ tướng Đức Merkel, vẻ thông cảm. Tờ báo cũng trích thành tựa lời của Thủ tướng Đức : « Giữa bạn bè, không thể làm như thế ».
tags: Châu Á - Châu Mỹ - Kinh tế - Mêhicô - Phản kháng - Thương mại - Trung Quốc - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131025-thuong-mai-trung-quoc-banh-truong-tai-mehico-bat-chap-phan-doi-cua-dan-dia-phuong

Geen opmerkingen:

Een reactie posten