zaterdag 26 oktober 2013

Tìm thấy Thiên Hà xa nhất được biết cho đến nay, có từ 13.1 tỷ năm nghĩa là chỉ 700 năm sau Vụ Bùng Nổ (Big Bang) hình thành vũ trụ

Tìm thấy Thiên Hà xa nhất được biết cho đến nay Friday, October 25, 2013 6:14:28 PM








RIVERSIDE, CA. (Nature) Tạp chí khoa học Nature trong số ghi ngày phát hành 24 tháng 10 cho biết các khoa học gia mới tìm thấy  thiên hà xa nhất được biết cho đến nay,  cách chúng ta 30 tỷ năm ánh sáng.
Đài thiên văn W.M. Kect Observatory trên núi Mauna Kea ở Hawaii. (Hình: NASA/JPL)

Được đặt tên bằng danh số z8_GND_5296, đây cũng là thiên hà xưa nhất, có từ 13.1 tỷ năm nghĩa là chỉ 700 năm sau Vụ Bùng Nổ (Big Bang) hình thành vũ trụ, 13.8 tỷ năm trước. Mỗi năm thiên hà z8_GND-5296 tạo ra một số sao có trọng khối tương đương 300 Mặt Trời.

Toán khoa học gia của đại học U.C. Riverside dưới sự hướng dẫn của các giáo sư Bahram Mobasher và Naveen Reddy hợp tác với các nhà thiên văn University of Texas ở Austin, Texas A&M University và National Optical Astronomy Observatories, đạt đến kết quả này bằng cách sử dụng viễn kính không gian Hubble. Khám phá được kiểm chứng và xác định qua viễn kính Keck Telescope của đài thiên văn Hawaii.

Phương pháp được dùng là quang phổ kế và hiện tượng gọi là “redshift”,  xảy ra khi nguồn ánh sáng chuyển động đi xa người quan sát, lúc đó độ dài sóng tăng lên và ánh sáng tiến dần đến màu đỏ trên quang phổ. Ngược với “redshift” là “blueshift”, ánh sáng chuyển về màu xanh trên quang phổ, thông dụng với radar thời tiết và súng phóng radar đo vận tốc xe hơi của cảnh sát.

Trong quan sát thiên văn, có hiện tượng “redshift” vì từ Vụ Bùng Nổ lớn, vũ trụ càng ngày càng bành trướng thêm mãi mãi. 
(HC)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten