Nước Pháp kỷ niệm rầm rộ 50 năm ngày giỗ Edith Piaf
Edith Piaf biểu diễn tại Rotterdam, Hà Lan, 13/12/1962
Wikipédia
Quận 19 và 20 Paris dành hẳn một chương trình trong 3 ngày để tưởng niệm nữ danh ca này. Chiều nay, nhà thờ Saint Jean tại khu Bellville, quận 20 Paris, tổ chức một buổi cầu nguyện cho Piaf. Đây là nơi bà từng làm lễ rửa tội. Tiếp theo đó là hàng loạt các buổi trình diễn văn nghệ để ôn lại những tác phẩm để đời của Piaf cho đến hết ngày 12/10/2013. Thành phố Paris kể lại huyền thoại « La Môme » trong khuôn khổ cuộc triển lãm mang chủ đề « Theo chân Edith Piaf » .
Sinh ngày 19/12/1915, bị cha mẹ bỏ rơi, Edith Giovanna Gassion phải sớm bươn chải để tìm kế sinh nhai. Mãi đến năm 20 tuổi, cô gái hát rong có chất giọng đặc biệt này mới được một ông chủ quán cabaret, Louis Leplée chú ý. Sự nghiệp của « La Môme – Con nhóc » chỉ bắt đầu từ đó. Piaf nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong thế giới ca nhạc, phòng trà của Paris thời đó. Bà hợp tác với các nhà soạn nhạc nổi tiếng Paris thời bấy giờ, để cho ra đời những ca khúc như « Mon Légionnaire », « L’Accordéoniste » …
Nhưng đến năm 1946, sự nghiệp của bà bước sang một khúc quanh mới với « La Vie En Rose ». Tới nay, ca khúc này vẫn là một trong những bản nhạc được biết đến nhiều nhất, dù là đối với khán giả trên nước Nga rộng lớn, hay đối với giới sành điệu trên xứ Hoa anh đào.
Trong đêm ngày 10/10/1963 nữ nghệ sĩ Edith Piaf đã trút hơi thở cuối cùng. Thọ 47 tuổi. Nửa thể kỷ sau, bà vẫn là « tiếng hát » tiêu biểu nhất của nước Pháp qua mọi thời đại. Những ca khúc nổi tiếng nhất của bà cũng như cuộc đời đầy sóng gió và bất hạnh của « La Môme » Piaf vẫn làm mê hoặc thế giới.
Thành phố New York đi tiên phong trong các hoạt động tưởng niệm thiên tài Edith Piaf với hai chương trình đặt biệt vào giữa tháng 9/2013. Sinh thời, Piaf là nữ nghệ sĩ Pháp đầu tiên chinh phục khán giả Mỹ. Năm 1947, Piaf đã chọn làm bệ phóng để khởi đầu sự nghiệp của bà trên đất Mỹ. New York là nơi tác giả của những ca khúc đã đi vào lòng người như « Milord », «L’Hymne à l’Amour » khởi đầu sự nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Chính tại thành phố này, bà đã gặp, yêu và vĩnh viễn bị cướp đi mối tình lớn nhất trong cuộc đời là võ sĩ quyền anh, Marcel Cerdan.
Những thử thách dồn dập của cuộc đời, rượu và thuốc lá, ma túy giết dần giết mòn người đàn bà đầy nghị lực như Edith Piaf. Ngày 10/10/1963, bà qua đời ở Grasse, miền nam nước Pháp, thọ 47 tuổi. Edith Piaf để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ hơn 100 bài ca bất hủ, gần một chục bộ phim. Nửa thế kỷ sau, nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trên thế giới vẫn thần tượng « La Môme Piaf ».
Lady Gaga từng cho biết ý định mua cho bằng được một vài kỷ vật của cố danh ca Pháp, chẳng hạn như một chiếc áo của bà, hay một chai nước hoa đã luôn gắn liền với Edith Piaf. Cũng Lady Gaga từng khẳng định rằng trong cô có chút gì của Piaf bởi sinh thời, Edith Piaf còn là biểu tượng của sự vùng lên, bà không chấp nhận đi theo những con đường đã được vạch sẵn. Chẳng thế mà ở vào đầu thập niên 60, Edith Piaf trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời đã từng cặp đôi với một người tình trẻ hơn bà đến 20 tuổi.
Sinh ngày 19/12/1915, bị cha mẹ bỏ rơi, Edith Giovanna Gassion phải sớm bươn chải để tìm kế sinh nhai. Mãi đến năm 20 tuổi, cô gái hát rong có chất giọng đặc biệt này mới được một ông chủ quán cabaret, Louis Leplée chú ý. Sự nghiệp của « La Môme – Con nhóc » chỉ bắt đầu từ đó. Piaf nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong thế giới ca nhạc, phòng trà của Paris thời đó. Bà hợp tác với các nhà soạn nhạc nổi tiếng Paris thời bấy giờ, để cho ra đời những ca khúc như « Mon Légionnaire », « L’Accordéoniste » …
Nhưng đến năm 1946, sự nghiệp của bà bước sang một khúc quanh mới với « La Vie En Rose ». Tới nay, ca khúc này vẫn là một trong những bản nhạc được biết đến nhiều nhất, dù là đối với khán giả trên nước Nga rộng lớn, hay đối với giới sành điệu trên xứ Hoa anh đào.
Trong đêm ngày 10/10/1963 nữ nghệ sĩ Edith Piaf đã trút hơi thở cuối cùng. Thọ 47 tuổi. Nửa thể kỷ sau, bà vẫn là « tiếng hát » tiêu biểu nhất của nước Pháp qua mọi thời đại. Những ca khúc nổi tiếng nhất của bà cũng như cuộc đời đầy sóng gió và bất hạnh của « La Môme » Piaf vẫn làm mê hoặc thế giới.
Thành phố New York đi tiên phong trong các hoạt động tưởng niệm thiên tài Edith Piaf với hai chương trình đặt biệt vào giữa tháng 9/2013. Sinh thời, Piaf là nữ nghệ sĩ Pháp đầu tiên chinh phục khán giả Mỹ. Năm 1947, Piaf đã chọn làm bệ phóng để khởi đầu sự nghiệp của bà trên đất Mỹ. New York là nơi tác giả của những ca khúc đã đi vào lòng người như « Milord », «L’Hymne à l’Amour » khởi đầu sự nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Chính tại thành phố này, bà đã gặp, yêu và vĩnh viễn bị cướp đi mối tình lớn nhất trong cuộc đời là võ sĩ quyền anh, Marcel Cerdan.
Những thử thách dồn dập của cuộc đời, rượu và thuốc lá, ma túy giết dần giết mòn người đàn bà đầy nghị lực như Edith Piaf. Ngày 10/10/1963, bà qua đời ở Grasse, miền nam nước Pháp, thọ 47 tuổi. Edith Piaf để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ hơn 100 bài ca bất hủ, gần một chục bộ phim. Nửa thế kỷ sau, nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trên thế giới vẫn thần tượng « La Môme Piaf ».
Lady Gaga từng cho biết ý định mua cho bằng được một vài kỷ vật của cố danh ca Pháp, chẳng hạn như một chiếc áo của bà, hay một chai nước hoa đã luôn gắn liền với Edith Piaf. Cũng Lady Gaga từng khẳng định rằng trong cô có chút gì của Piaf bởi sinh thời, Edith Piaf còn là biểu tượng của sự vùng lên, bà không chấp nhận đi theo những con đường đã được vạch sẵn. Chẳng thế mà ở vào đầu thập niên 60, Edith Piaf trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời đã từng cặp đôi với một người tình trẻ hơn bà đến 20 tuổi.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten