Người Nhật sáng chế kính mắt có khả năng dịch tự động
Chữ viết Nhật Bản là thách thức lớn đối với nhiều người nước ngoài khi du lịch tại xứ sở hoa anh đào
Reuters
Vào một quán ăn ở Nhật , đối với khách ngoại quốc thì không có gì khó khăn hơn là phải đọc thực đơn bằng tiếng Nhật. Để giúp người nước ngoài vượt qua được khó khăn khi thưởng thức ẩm thực của xứ mặt trời mọc, người Nhật đã sáng chế ra loại loại kính có khả năng dịch tức thì.
Trong cuộc triển lãm công nghệ điện tử Ceatec ở ngoại ô Tokyo, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động của Nhật NTT Docomo đã giới thiệu nhiều ứng dụng cơ bản cho loại kính đeo có trang bị camera và sử dụng bằng một hoặc hai mắt.
Một trong những chức năng của mắt kính này là chuyển dịch sang tiếng Anh thực đơn của quán ăn viết bằng tiếng Nhật, hoặc một thứ tiếng nào đó tùy theo lựa chọn. Người đeo kính sẽ vẫn nhìn thấy trang thực đơn đó, nhưng đã chuyển đổi sang tiếng Anh.
Một ứng dụng khác của kính có thể : Đó là cho hiện các thông tin (tên, tuổi, chức vụ…) liên quan đến một người nào đó mà ta gặp, nhờ một hệ thống nhận dạng mặt.
NTT Docomo còn tưởng tượng ra mọi mặt phẳng có hình chữ nhật (như quyển vở, chiếc ví) để có thể trở thành mặt cảm ứng mà ngón tay có thể thao tác như với màn hình của điện thoại thông minh hay máy tính bảng như đã có, nhờ loại kính mới này. Việc nhận dạng cử động của ngón tay nhờ vào một vòng nhẫn đeo ở ngón trỏ. Các thay đổi vị trí được truyền qua điện thoại thông minh để diễn giải thành lệnh. Điều này có nghĩa là người ta thao tác điều khiển hình ảnh trên một màn hình của mắt kính bằng cách di chuyển ngón tay trên một bề mặt bất kỳ.
Tất cả hoặc một phần công nghệ này sẽ được tung ra vào dịp Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020. Tuy nhiên với sáng chế kính mắt trên, vẫn còn nhiều vấn đề kỹ thuật phải giải quyết như kích thước của kính, nguồn điện, độ nhanh nhạy trong nhận dạng hình ảnh và thời gian phản ứng.
Một trong những chức năng của mắt kính này là chuyển dịch sang tiếng Anh thực đơn của quán ăn viết bằng tiếng Nhật, hoặc một thứ tiếng nào đó tùy theo lựa chọn. Người đeo kính sẽ vẫn nhìn thấy trang thực đơn đó, nhưng đã chuyển đổi sang tiếng Anh.
Một ứng dụng khác của kính có thể : Đó là cho hiện các thông tin (tên, tuổi, chức vụ…) liên quan đến một người nào đó mà ta gặp, nhờ một hệ thống nhận dạng mặt.
NTT Docomo còn tưởng tượng ra mọi mặt phẳng có hình chữ nhật (như quyển vở, chiếc ví) để có thể trở thành mặt cảm ứng mà ngón tay có thể thao tác như với màn hình của điện thoại thông minh hay máy tính bảng như đã có, nhờ loại kính mới này. Việc nhận dạng cử động của ngón tay nhờ vào một vòng nhẫn đeo ở ngón trỏ. Các thay đổi vị trí được truyền qua điện thoại thông minh để diễn giải thành lệnh. Điều này có nghĩa là người ta thao tác điều khiển hình ảnh trên một màn hình của mắt kính bằng cách di chuyển ngón tay trên một bề mặt bất kỳ.
Tất cả hoặc một phần công nghệ này sẽ được tung ra vào dịp Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020. Tuy nhiên với sáng chế kính mắt trên, vẫn còn nhiều vấn đề kỹ thuật phải giải quyết như kích thước của kính, nguồn điện, độ nhanh nhạy trong nhận dạng hình ảnh và thời gian phản ứng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten