HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt
WASHINGTON (NV) – Từ nửa đêm Thứ Hai/Thứ Ba, biện pháp “Shutdown”, đóng cửa một phần chính quyền, đã được thi hành trong sự sẵn sàng chờ đợi từ ít ngày trước, và ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân chúng sẽ không nhiều lắm.
Công viên đóng cửa ngay từ sáng Thứ Ba 1 tháng 10, du khách phải dừng lại giữa đường đi vào Mount Rushmore National Park, ngọn núi,ó khắc tượng 4 Tổng Thống Mỹ ở Keystone, South Dakota, (Hình: Scott Olson/Getty Images)
|
Nên nhớ ‘shutdown’ chỉ liên quan đến các cơ quan và dịch vụ liên bang, không có ảnh hưởng gì với các tiểu bang và địa phương.
Ảnh hưởng trực tiếp và nhận thấy rõ ràng nhất là về du lịch. Tất cả 368 công viên quốc gia và điểm du ngoạn, như sở thú, viện bảo tàng thuộc hệ thống liên bang đều đóng cửa, như vậy ai đã có chương trình du lịch hãy hủy bỏ nếu không muốn phải dừng lại ở cổng vào hay giữa đường.
Các hãng hàng không hoạt động bình thường vì nhân viên điều hành không lưu thuộc loại nhiệm vụ tối cần thiết, vẫn tiếp tục làm việc. Tuy vậy nên đề phòng mất nhiều thời gian hơn ở phi cảng nếu nhân viên kiểm soát an ninh được giảm bớt.
Xe lửa Amtrak nhận trợ cấp của liên bang nhưng hoạt động như một công ty tư và có thu nhập bằng tiền vé, nên không chịu ảnh hưởng trong một thời gian ‘shutdown’ ngắn ngày. Cũng như vậy đối với hệ thống giao thông công cộng Metrorail và Metrobus trong vùng thủ đô Washington.
Nếu bạn là một trong số khoảng 800,000 công chức liên bang phụ trách những nhiệm vụ không thiết yếu lắm thì sẽ được nghỉ tình cờ và hãy tận dụng thời gian rảnh rỗi bất ngờ này theo ý riêng mình.
Hoạt động bưu điện, ngân hàng và các dịch vụ có thâu lệ phí tiếp tục như bình thường. Lái xe vẫn có thể bị phạt nếu đi trái luật, đèn chụp hình ở ngã tư không ngừng hoạt động. Nhưng nếu cần vay tiền, chẳng hạn để mua nhà, hoặc ở quỹ tiểu thương, thì sẽ phải chờ đợi cho tới khi hết “shutdown” hồ sơ mới được xét.
Thanh tra lương thực, nông sản phẩm, nhân viên quan thuế vẫn làm việc như thường để hoạt động thương mại không bị gián đoạn.
Ai đã lãnh tiền trợ cấp an sinh xã hội sẽ tiếp tục như bình thường, có thể chậm trễ đôi chút vì thiếu nhân sự làm việc. Nhưng người mới làm thủ tục xin tiền SSI hay Medicare, chắc chắn sẽ phải chờ đợi lâu hơn.
Những dịch vụ xã hội có thể tạm gián đoạn hay chậm trễ tùy thuộc cơ quan phụ trách liên quan thế nào đối với ngân sách hoạt động.
Không có gì thay đổi trong quân đội, nhưng một số những sinh hoạt bên lề như các trận tranh giải thể thao sẽ không tổ chức, theo quyết định của bộ Quốc Phòng. Một số nhân viên dân sự làm việc trực tiếp cho bộ Quốc Phòng hay gián tiếp qua các công ty ký hợp đồng có thể tiếp tục công việc hay tạm nghỉ tùy theo nhu cầu.
Thị trường bảo hiểm y tế, theo kế hoạch của đạo luật Affordable Care Act, mở cửa đúng ngày 1 tháng 10 cho những người chưa có bảo hiểm ghi danh và đến 1 tháng 1 năm tới sẽ bắt đầu có hiệu lực, hoạt động như dự tính với ngân sách đã được cấp sẵn từ trước.
Cho đến sáng ngày Thứ Ba, Thị trường Wall Street tỏ ra bình thản đối với việc chính quyền đóng cửa. Trong những giờ đầu tiên, hầu hết chứng khoán lên chứ không xuống dù chỉ tương đối nhỏ.
Chỉ số Dow Jones kỹ nghệ tăng 20 điểm nghĩa là lên khoảng 0.1%; Standard & Poor's 500 index lên 0.4% và Nasdaq composite index lên 0.5%.
Những biến động và ảnh hưởng khác nếu có sẽ chỉ xuất hiên khi thời gian “shutdown” kéo dài tới hàng tuần hay hàng tháng, điều mà bây giờ không ai dám dự đoán trước tình thế đối đầu căng thẳng còn đang tiếp diễn ở Quốc Hội.
Công dân Hoa Kỳ tự hào vì quốc gia mình có nền kinh tế đứng đầu thế giới và là biểu tượng của sinh hoạt dân chủ. Nhưng chắc chắn rằng không ít người phải bất bình khi thấy những đại diện dân cử của họ nhiều lúc tranh đấu quyết liệt cho quan điểm đảng phái và mục tiêu chính trị mà hầu như ít lo lắng đến lý tưởng quốc gia và lợi ích của người dân thường.
Hai lần gần đây nhất mà chính quyền phải đóng cửa, cuối năm 1965 và đầu năm 1996, ngân quỹ Hoa Kỳ tốn hết $1.4 tỷ, chi phí để đóng và mở lại, không tính thiệt thòi về những thâu nhập khác và nhất là tác động tới nền kinh tế quốc gia, tiểu bang, địa phương và lãnh vực kinh tế tư nhân. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174419&zoneid=403#.UkwLe_nCS70
Tuesday, October 1, 2013
Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động
QLB - Chính phủ Mỹ bắt đầu chính thức ngừng hoạt động vào sáng sớm nay (0h giờ Mỹ - 11h trưa 1/10 giờ VN) sau khi các nghị sĩ không thể đi tới nhất trí về một kế hoạch chi tiêu.
Trong thông báo được Nhà Trắng đưa ra ngay trước lúc nửa đêm (trưa ngày 1/10 giờ VN), cơ quan quản lý hành chính và ngân sách Mỹ đã chỉ dẫn các cơ quan liên bang "thực thi các kế hoạch để việc ngừng hoạt động (do thiếu tiền) diễn ra trong trật tự".
Các công viên quốc gia, tượng đài và viện bảo tàng cũng như hầu hết các cơ quan liên bang sẽ đóng cửa. Hàng chục nghìn nhân viên kiểm soát không lưu, quản giáo nhà tù và nhân viên tuần tra biên giới sẽ phải làm việc mà không được trả lương.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong vòng 17 năm, sau khi Quốc hội - bị chia rẽ về sáng kiến chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama, không đạt được thỏa thuận về cấp ngân sách cho các cơ quan liên bang.
Vài giờ trước hạn chót nửa đêm, Hạ viện đã thông qua đề xuất thứ 3 trong vòng hai tuần để cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng vài tuần. Giống như các kế hoạch trước, đề xuất mới cũng tìm cách làm suy yếu đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền bằng cách trì hoãn thực thi "ủy nhiệm cá nhân" - điểm cốt yếu của luật vốn đòi hỏi mọi người dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, thượng viện do đảng Dân chủ dẫn dắt đã mau chóng bác bỏ kế hoạch này.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa dự đoán, việc chính phủ ngừng hoạt động sẽ kéo dài ít nhất một tuần.
Các đảng viên Dân chủ dự đoán nếu tình trạng chính phủ bị tê liệt kéo dài tới cuối tuần này, tranh cãi về việc cấp ngân sách cho chính phủ sẽ dẫn tới một cuộc chiến nghiêm trọng hơn về giới hạn nợ liên bang 16,7 nghìn tỷ USD.
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thiếu tiền để trả các hóa đơn của chính phủ vào ngày 17/10 nếu Quốc hội không thông qua một khoản vay bổ sung. Do còn rất ít thời gian để tránh việc Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên, các thành viên đảng Dân chủ dự đoán, các cuộc bàn bạc sẽ được tiến hành sớm.
NỖ LỰC BẤT THÀNH CỦA OBAMA
Tổng thống Barack Obama đã đưa ra một loạt lý lẽ để thuyết phục rằng khả năng chính phủ Mỹ bị tê liệt là "hoàn toàn có thể tránh được", trong bối cảnh ông chỉ còn vài giờ nữa để ngăn chặn viễn cảnh này.
NGÀY MAI SẼ RA SAO?
Khi ngừng hoạt động, các nhân viên liên bang sẽ được phân thành hai loại, "cần thiết" hoặc "không cần thiết". Các lao động cần thiết chiếm xấp xỉ 1/3 lực lượng lao động liên bang, "đảm trách an ninh quốc gia" hoặc "an toàn tính mạng và tài sản", chẳng hạn như Quốc hội, Tổng thống, các quan chức Bộ Quốc phòng, các nhân viên Quản lý An toàn Vận tải, thanh tra thực phẩm, kiểm soát viên không lưu, quân nhân, các điệp vụ tuần tra biên giới.... Họ sẽ tiếp tục làm việc và được trả lương khi chính phủ tái mở cửa.
Các nhân viên liên bang còn lại sẽ nghỉ phép mà không chắc được trả lương, mặc dù trong những lần trước kia họ được thanh toán bù khi chính phủ tái hoạt động.
NHÂN VIÊN LIÊN BANG NGHỈ KHÔNG LƯƠNG:
Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang, những người được coi là không cần thiết cho hoạt động củachính phủ Mỹ, sẽ có những kỳ nghỉ không lương khi chính phủ tê liệt. Có người đã nghĩ cách buôn ván trượt tuyết.
NGƯỜI MỸ HẮT HƠI, NGƯỜI ANH BỊ CÚM
Khi Mỹ bị xoáy vào một cuộc khủng hoảng ngân sách khiến nhiều dịch vụ liên bang tê liệt và hơn 700.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều nước khác đang chứng kiến thực tế này trong tâm trạng hoang mang và hoảng sợ.
ĐỒNG USD GIẢM NHẸ, CHỨNG KHOÁN CHÂU Á TĂNG
Việc Mỹ tạm đóng cửa chính phủ chưa gây "sóng gió" đáng kể trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đồng đôla đã giảm nhẹ và giá vàng đi lên.
Trên thị trường chứng khoán, do các thị trường tại Mỹ và châu Âu chưa bước sang ngày 1/10 nên diễn biến chủ yếu được ghi nhận tại châu Á. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt 139,05 điểm vào giữa phiên tại Tokyo. Angus Gluskie, Giám đốc đầu tư của quỹ quản lý tài sản White Funds đánh giá: "Các số liệu về kinh tế tại châu Á đã tốt hơn và điều này đem lại cho các nhà đầu tư chút gì đó lạc quan".
ĐÓNG CỬA BAO LÂU?
Nếu Quốc hội nhất trí được một dự luật ngân sách mới thì việc đóng cửa chỉ kéo dài vài ngày thay vì vài tuần. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên sớm ngồi lại với nhau và gạt bỏ được bất đồng.
Ngay sau khi chính phủ Mỹ ngưng hoạt động, Tổng thống Obama cam kết các quân nhân Mỹ sẽ được trả lương đúng hạn.
Trong một thông điệp được phát trên mạng phát thanh Các lực lượng vũ trang, vị Tổng tư lệnh nước Mỹ nói: "Thật không may Quốc hội đã không làm tròn được trách nhiệm của mình, đã không thông qua được ngân sách. Mối đe dọa đối với an ninh Quốc gia của chúng ta không đổi và chúng tôi cần các bạn sẵn sàng cho mọi bất ngờ. Chúng tôi sẽ đảm bảo các bạn có những gì cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình".
Obama cũng cam kết sẽ tiếp tục cố gắng "hối thúc Quốc hội tái mở cửa chính phủ và đưa các bạn trở lại làm việc càng sớm càng tốt".
NHỮNG LẦN PHẢI ĐÓNG CỬA
Chính phủ liên bang Mỹ đã phải ngừng hoạt động tổng cộng 18 lần kể từ năm 1976, và có năm, chính phủ Mỹ phải đóng cửa tới 3 lần.
Tuan VN
Trong thông báo được Nhà Trắng đưa ra ngay trước lúc nửa đêm (trưa ngày 1/10 giờ VN), cơ quan quản lý hành chính và ngân sách Mỹ đã chỉ dẫn các cơ quan liên bang "thực thi các kế hoạch để việc ngừng hoạt động (do thiếu tiền) diễn ra trong trật tự".
Các công viên quốc gia, tượng đài và viện bảo tàng cũng như hầu hết các cơ quan liên bang sẽ đóng cửa. Hàng chục nghìn nhân viên kiểm soát không lưu, quản giáo nhà tù và nhân viên tuần tra biên giới sẽ phải làm việc mà không được trả lương.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong vòng 17 năm, sau khi Quốc hội - bị chia rẽ về sáng kiến chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama, không đạt được thỏa thuận về cấp ngân sách cho các cơ quan liên bang.
Vài giờ trước hạn chót nửa đêm, Hạ viện đã thông qua đề xuất thứ 3 trong vòng hai tuần để cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng vài tuần. Giống như các kế hoạch trước, đề xuất mới cũng tìm cách làm suy yếu đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền bằng cách trì hoãn thực thi "ủy nhiệm cá nhân" - điểm cốt yếu của luật vốn đòi hỏi mọi người dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, thượng viện do đảng Dân chủ dẫn dắt đã mau chóng bác bỏ kế hoạch này.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa dự đoán, việc chính phủ ngừng hoạt động sẽ kéo dài ít nhất một tuần.
Các đảng viên Dân chủ dự đoán nếu tình trạng chính phủ bị tê liệt kéo dài tới cuối tuần này, tranh cãi về việc cấp ngân sách cho chính phủ sẽ dẫn tới một cuộc chiến nghiêm trọng hơn về giới hạn nợ liên bang 16,7 nghìn tỷ USD.
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thiếu tiền để trả các hóa đơn của chính phủ vào ngày 17/10 nếu Quốc hội không thông qua một khoản vay bổ sung. Do còn rất ít thời gian để tránh việc Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên, các thành viên đảng Dân chủ dự đoán, các cuộc bàn bạc sẽ được tiến hành sớm.
NỖ LỰC BẤT THÀNH CỦA OBAMA
Tổng thống Barack Obama đã đưa ra một loạt lý lẽ để thuyết phục rằng khả năng chính phủ Mỹ bị tê liệt là "hoàn toàn có thể tránh được", trong bối cảnh ông chỉ còn vài giờ nữa để ngăn chặn viễn cảnh này.
NGÀY MAI SẼ RA SAO?
Khi ngừng hoạt động, các nhân viên liên bang sẽ được phân thành hai loại, "cần thiết" hoặc "không cần thiết". Các lao động cần thiết chiếm xấp xỉ 1/3 lực lượng lao động liên bang, "đảm trách an ninh quốc gia" hoặc "an toàn tính mạng và tài sản", chẳng hạn như Quốc hội, Tổng thống, các quan chức Bộ Quốc phòng, các nhân viên Quản lý An toàn Vận tải, thanh tra thực phẩm, kiểm soát viên không lưu, quân nhân, các điệp vụ tuần tra biên giới.... Họ sẽ tiếp tục làm việc và được trả lương khi chính phủ tái mở cửa.
Các nhân viên liên bang còn lại sẽ nghỉ phép mà không chắc được trả lương, mặc dù trong những lần trước kia họ được thanh toán bù khi chính phủ tái hoạt động.
NHÂN VIÊN LIÊN BANG NGHỈ KHÔNG LƯƠNG:
Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang, những người được coi là không cần thiết cho hoạt động củachính phủ Mỹ, sẽ có những kỳ nghỉ không lương khi chính phủ tê liệt. Có người đã nghĩ cách buôn ván trượt tuyết.
NGƯỜI MỸ HẮT HƠI, NGƯỜI ANH BỊ CÚM
Khi Mỹ bị xoáy vào một cuộc khủng hoảng ngân sách khiến nhiều dịch vụ liên bang tê liệt và hơn 700.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều nước khác đang chứng kiến thực tế này trong tâm trạng hoang mang và hoảng sợ.
ĐỒNG USD GIẢM NHẸ, CHỨNG KHOÁN CHÂU Á TĂNG
Việc Mỹ tạm đóng cửa chính phủ chưa gây "sóng gió" đáng kể trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đồng đôla đã giảm nhẹ và giá vàng đi lên.
Trên thị trường chứng khoán, do các thị trường tại Mỹ và châu Âu chưa bước sang ngày 1/10 nên diễn biến chủ yếu được ghi nhận tại châu Á. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,4%, đạt 139,05 điểm vào giữa phiên tại Tokyo. Angus Gluskie, Giám đốc đầu tư của quỹ quản lý tài sản White Funds đánh giá: "Các số liệu về kinh tế tại châu Á đã tốt hơn và điều này đem lại cho các nhà đầu tư chút gì đó lạc quan".
ĐÓNG CỬA BAO LÂU?
Nếu Quốc hội nhất trí được một dự luật ngân sách mới thì việc đóng cửa chỉ kéo dài vài ngày thay vì vài tuần. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên sớm ngồi lại với nhau và gạt bỏ được bất đồng.
Ngay sau khi chính phủ Mỹ ngưng hoạt động, Tổng thống Obama cam kết các quân nhân Mỹ sẽ được trả lương đúng hạn.
Trong một thông điệp được phát trên mạng phát thanh Các lực lượng vũ trang, vị Tổng tư lệnh nước Mỹ nói: "Thật không may Quốc hội đã không làm tròn được trách nhiệm của mình, đã không thông qua được ngân sách. Mối đe dọa đối với an ninh Quốc gia của chúng ta không đổi và chúng tôi cần các bạn sẵn sàng cho mọi bất ngờ. Chúng tôi sẽ đảm bảo các bạn có những gì cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình".
Obama cũng cam kết sẽ tiếp tục cố gắng "hối thúc Quốc hội tái mở cửa chính phủ và đưa các bạn trở lại làm việc càng sớm càng tốt".
NHỮNG LẦN PHẢI ĐÓNG CỬA
Chính phủ liên bang Mỹ đã phải ngừng hoạt động tổng cộng 18 lần kể từ năm 1976, và có năm, chính phủ Mỹ phải đóng cửa tới 3 lần.
Tuan VN
http://quanlambao.blogspot.nl/2013/10/chinh-phu-my-chinh-thuc-ngung-hoat-ong.html
Tuesday, October 1, 2013
Chân dung người khiến chính phủ Mỹ đóng cửa
QLB
- Một trong những công trình sư của dự luật khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa lại chính là vị nghị sỹ ít tên tuổi và chỉ mới được bầu cách đây đúng 8 tháng.
Nhà Trắng vừa chính thức lệnh cho các cơ quan liên bang Mỹ đóng cửa. Vấn đề trung tâm gây chia rẽ giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ chính là Đạo luật chăm sóc y tế của Tổng thống Barack Obama hay còn gọi là Obamacare.
Một số đảng viên Cộng hòa yêu cầu Đạo luật phải được hủy bỏ hoặc ít nhất cũng phải bị trì hoãn lại 1 năm. Họ cho rằng cách tốt nhất để làm điều này là đính kèm nó vào một dự luật phải được thông qua, khi đó mới có thể cấp ngân sách cho chính phủ tiếp tục hoạt động.
Ý tưởng này đã dày vò Washington suốt hơn một tuần lễ và gây ra những chia rẽ trong chính nội bộ đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz, người từng đăng đàn ở Thượng viện chỉ trích Obamacare suốt 21 giờ đồng hồ có thể là một dự đoán hợp lý. Nhưng suy đoán đó lại hoàn toàn trật lất.
Kiến trúc sư chốt chặn cánh cửa
Người thực sự gây ảnh hưởng đến cuộc tranh luận là Mark Meadows, nghị sỹ đại diện cho phần phía Tây của bang Bắc Carolina. Chỉ vừa mới được bầu vào Hạ viện đầu năm 2013 nhưng ông thực sự là người đã chi phối ảnh hưởng phía sau sự ồn ã của giới truyền thông.
Nhà lập pháp Cộng hòa liên minh với đảng Trà này luôn hạ thấp vai trò của mình, nói rằng ông chỉ có rất ít ảnh hưởng. Nhưng trong thực tế, những nỗ lực của ông đã đẩy Washington đến bờ vực đóng cửa.
Tháng 8/2013, trong lúc các nhà lập pháp Mỹ còn chưa họp hành gì, Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo đảng Cộng hòa đề nghị họ loại bỏ Obamacare ra khỏi dự luật cấp ngân sách cho chính phủ Obama trong năm tài khóa tới.
Lá thư có đoạn: “Quyền lực đối với chiếc ví có thể được xem như thứ vũ khí tối thượng và hiệu quả nhất để buộc phải khắc phục mọi điều bất hợp lý”.
Meadows đã thuyết phục thành công 79 đồng nghiệp của mình ký tên vào lá thư trên. Ông thậm chí còn đi xa hơn, dẫn đầu một nhóm 40 nhà lập pháp yêu cầu dự luật cấp ngân sách ngắn hạn cho chính phủ phải loại trừ khoản dành cho những gì gọi là thành tựu trong chính sách đối nội của Tổng thống Obama bấy lâu nay.
Hạ nghị sỹ Mark Meadows được xem là tác nhân chủ yếu khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Meadows giải thích: “Chúng tôi chưa bao giờ có ý định đóng cửa chính phủ. Đó chỉ là việc ngăn chặn luật chăm sóc y tế”.
Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Harry Reid đã gọi những người ủng hộ một kế hoạch như vậy là những kẻ “vô chính phủ”.
“Một ngày tốt cho đảng Trà nhưng lại là một ngày tồi cho chính phủ”, Reid đã phát biểu như vậy tại Thượng viện tuần trước.
Quyết chiến với Obamacare vì đảng Trà
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện ban đầu còn lưỡng lự và bác bỏ kế hoạch trên của Meadows. Chủ tịch Hạ viện John Boehner và nhiều thành viên đảng Cộng hòa cho rằng chiến lược này khiến chính phủ đóng cửa vì Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo sẽ không bao giờ đồng ý với một kế hoạch như vậy.
Mặc dù bức thư của Meadows không đại diện cho đa số ở đảng Cộng hòa nhưng đó là một yếu tố quan trọng thuyết phục được Boehner đảo ngược tình hình và đưa ra một kế hoạch cấp kinh phí cho chính phủ nhưng không cấp kinh phí cho Obamacare.
Meadows nói rằng là lãnh đạo thì phải có trách nhiệm nghĩ cho đảng mình. Dù việc bỏ phiếu lần này có nguy cơ làm tổn hại tới các mục tiêu lâu dài nhưng ông hiểu được điều đó.
“Công việc trước tiên của tôi là phải đảm bảo rằng tôi đại diện cho người dân ở hậu phương”. Vậy nên đối với ông, loại bỏ Obamacare là ưu tiên số 1.
“Bỏ qua điều này nghĩa là phớt lờ trách nhiệm đại diện của chúng ta đối với cử tri”. Ông nói rằng các cử tri muốn ông chống lại Obamacare, bất chấp hậu quả có như thế nào.
Meadows là nghị sỹ Cộng hòa nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ với các nhóm hoạt động của đảng Trà và do đó ông là cầu nối cho chương trình nghị sự của họ.
Thực tế, để từ một doanh nhân địa phương lên được vị trí Hạ nghị sỹ, Meadows đã nhận được sự trợ giúp rất đắc lực của các nhóm đảng Trà.
Jane Bilello, trưởng nhóm đảng Trà ở Asheville, Bắc Carolina cho biết, bà hoàn toàn hài lòng với những gì Meadows đã thể hiện trong công việc của ông.
“Meadows đang trở thành hình mẫu tiêu biểu của chúng tôi. Về vấn đề Obamacare, ông ấy đã thực sự đại diện cho chúng tôi”, Bilello nói.
Chính bản thân Meadows cũng thừa nhận: “Chẳng có ai ở Washington D.C từng bầu tôi và cũng chẳng có ai ở đây sẽ bầu tôi. Vì thế tôi phải đại diện cho người dân của quê hương mình”.
Thế nhưng, Meadows thẳng thừng bác bỏ ý kiến cho rằng ông là tác nhân “đổ thêm dầu vào lửa” ở Washington. Meadows khẳng định rằng ông sẵn sàng thỏa hiệp với các đảng viên Dân chủ.
“Thành công cuối cùng của tôi sẽ được đánh giá qua việc liệu chúng ta có thể có được điều gì đó để thỏa hiệp hay không”.
Soha
- Một trong những công trình sư của dự luật khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa lại chính là vị nghị sỹ ít tên tuổi và chỉ mới được bầu cách đây đúng 8 tháng.
Nhà Trắng vừa chính thức lệnh cho các cơ quan liên bang Mỹ đóng cửa. Vấn đề trung tâm gây chia rẽ giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ chính là Đạo luật chăm sóc y tế của Tổng thống Barack Obama hay còn gọi là Obamacare.
Một số đảng viên Cộng hòa yêu cầu Đạo luật phải được hủy bỏ hoặc ít nhất cũng phải bị trì hoãn lại 1 năm. Họ cho rằng cách tốt nhất để làm điều này là đính kèm nó vào một dự luật phải được thông qua, khi đó mới có thể cấp ngân sách cho chính phủ tiếp tục hoạt động.
Ý tưởng này đã dày vò Washington suốt hơn một tuần lễ và gây ra những chia rẽ trong chính nội bộ đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz, người từng đăng đàn ở Thượng viện chỉ trích Obamacare suốt 21 giờ đồng hồ có thể là một dự đoán hợp lý. Nhưng suy đoán đó lại hoàn toàn trật lất.
Kiến trúc sư chốt chặn cánh cửa
Người thực sự gây ảnh hưởng đến cuộc tranh luận là Mark Meadows, nghị sỹ đại diện cho phần phía Tây của bang Bắc Carolina. Chỉ vừa mới được bầu vào Hạ viện đầu năm 2013 nhưng ông thực sự là người đã chi phối ảnh hưởng phía sau sự ồn ã của giới truyền thông.
Nhà lập pháp Cộng hòa liên minh với đảng Trà này luôn hạ thấp vai trò của mình, nói rằng ông chỉ có rất ít ảnh hưởng. Nhưng trong thực tế, những nỗ lực của ông đã đẩy Washington đến bờ vực đóng cửa.
Tháng 8/2013, trong lúc các nhà lập pháp Mỹ còn chưa họp hành gì, Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo đảng Cộng hòa đề nghị họ loại bỏ Obamacare ra khỏi dự luật cấp ngân sách cho chính phủ Obama trong năm tài khóa tới.
Lá thư có đoạn: “Quyền lực đối với chiếc ví có thể được xem như thứ vũ khí tối thượng và hiệu quả nhất để buộc phải khắc phục mọi điều bất hợp lý”.
Meadows đã thuyết phục thành công 79 đồng nghiệp của mình ký tên vào lá thư trên. Ông thậm chí còn đi xa hơn, dẫn đầu một nhóm 40 nhà lập pháp yêu cầu dự luật cấp ngân sách ngắn hạn cho chính phủ phải loại trừ khoản dành cho những gì gọi là thành tựu trong chính sách đối nội của Tổng thống Obama bấy lâu nay.
Hạ nghị sỹ Mark Meadows được xem là tác nhân chủ yếu khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Meadows giải thích: “Chúng tôi chưa bao giờ có ý định đóng cửa chính phủ. Đó chỉ là việc ngăn chặn luật chăm sóc y tế”.
Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Harry Reid đã gọi những người ủng hộ một kế hoạch như vậy là những kẻ “vô chính phủ”.
“Một ngày tốt cho đảng Trà nhưng lại là một ngày tồi cho chính phủ”, Reid đã phát biểu như vậy tại Thượng viện tuần trước.
Quyết chiến với Obamacare vì đảng Trà
Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện ban đầu còn lưỡng lự và bác bỏ kế hoạch trên của Meadows. Chủ tịch Hạ viện John Boehner và nhiều thành viên đảng Cộng hòa cho rằng chiến lược này khiến chính phủ đóng cửa vì Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo sẽ không bao giờ đồng ý với một kế hoạch như vậy.
Mặc dù bức thư của Meadows không đại diện cho đa số ở đảng Cộng hòa nhưng đó là một yếu tố quan trọng thuyết phục được Boehner đảo ngược tình hình và đưa ra một kế hoạch cấp kinh phí cho chính phủ nhưng không cấp kinh phí cho Obamacare.
Meadows nói rằng là lãnh đạo thì phải có trách nhiệm nghĩ cho đảng mình. Dù việc bỏ phiếu lần này có nguy cơ làm tổn hại tới các mục tiêu lâu dài nhưng ông hiểu được điều đó.
“Công việc trước tiên của tôi là phải đảm bảo rằng tôi đại diện cho người dân ở hậu phương”. Vậy nên đối với ông, loại bỏ Obamacare là ưu tiên số 1.
“Bỏ qua điều này nghĩa là phớt lờ trách nhiệm đại diện của chúng ta đối với cử tri”. Ông nói rằng các cử tri muốn ông chống lại Obamacare, bất chấp hậu quả có như thế nào.
Meadows là nghị sỹ Cộng hòa nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ với các nhóm hoạt động của đảng Trà và do đó ông là cầu nối cho chương trình nghị sự của họ.
Thực tế, để từ một doanh nhân địa phương lên được vị trí Hạ nghị sỹ, Meadows đã nhận được sự trợ giúp rất đắc lực của các nhóm đảng Trà.
Jane Bilello, trưởng nhóm đảng Trà ở Asheville, Bắc Carolina cho biết, bà hoàn toàn hài lòng với những gì Meadows đã thể hiện trong công việc của ông.
“Meadows đang trở thành hình mẫu tiêu biểu của chúng tôi. Về vấn đề Obamacare, ông ấy đã thực sự đại diện cho chúng tôi”, Bilello nói.
Chính bản thân Meadows cũng thừa nhận: “Chẳng có ai ở Washington D.C từng bầu tôi và cũng chẳng có ai ở đây sẽ bầu tôi. Vì thế tôi phải đại diện cho người dân của quê hương mình”.
Thế nhưng, Meadows thẳng thừng bác bỏ ý kiến cho rằng ông là tác nhân “đổ thêm dầu vào lửa” ở Washington. Meadows khẳng định rằng ông sẵn sàng thỏa hiệp với các đảng viên Dân chủ.
“Thành công cuối cùng của tôi sẽ được đánh giá qua việc liệu chúng ta có thể có được điều gì đó để thỏa hiệp hay không”.
Soha
http://quanlambao.blogspot.nl/2013/10/chan-dung-nguoi-khien-chinh-phu-my-ong.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten