Mại Dâm và Điếm Bút
Cập nhật: 11:38 GMT - thứ
tư, 23 tháng 10, 2013
Ai cũng biết nghề mại dâm đã có từ hàng ngàn năm về
trước nhưng từ khi điện thoại di động ra đời, mại dâm phát triển thêm một nhánh
mới cao cấp hơn đó là 'gái gọi'.
Cách đây vài trăm năm báo chí ra đời khi công nghệ in roneo xuất hiện, và
người phóng viên là một nghề cao quý, thể hiện trình độ và kiến thức của họ qua
các bài viết trên trang giấy.Phải nhiều và nhanh nhất có thể để có 'view', có tiền quảng cáo.
Chính cái điều kiện khắc nghiệt đó đã đặt nghề nhà báo trước một thử thách quá lớn.
Thay vì nâng cao trình độ và kỹ năng của nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên, một số 'nhà báo' lại làm biến dạng nó đi, bằng cách đưa tin tốc ký, không suy nghĩ, sai chính tả, có khi lừa gạt, giật tít nóng, nhưng chẳng có một cái nội dung gì, miễn sao có tiền nhuận bút là được.
Điếm Bút - nghề nguy hiểm
"Có phải là thiên vị không khi có lúc chúng ta dùng từ nhà báo để hợp pháp hóa nghề Điếm Bút, nhưng không thể dùng từ 'Phục vụ Nhu cầu Bản năng' để hợp pháp hóa nghề Mại Dâm."
Nên nhớ rằng đây là hai nghề khác nhau, mặc dầu nó cùng xuất phát điểm như nhau.
Cũng như Mại Dâm, nghề Điếm Bút xuất phát từ nhu cầu của xã hội và không thể nào dẹp bỏ được, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt như hiện nay.
Đơn giản, vì có cầu là phải có cung, đó là quy luật.
Tuy nhiên, nếu Mại Dâm chỉ có thể tác động tới một số đối tượng trong một thời điểm nhất định, thì mức độ ảnh hưởng của nghề Điếm Bút nguy hiểm hơn gấp ngàn lần.
Nó tàn phá mọi thành phần xã hội và có thể từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta ngăn chặn Mại Dâm mà không ngăn chặn, thậm chí còn còn cổ súy cho nghề Điếm Bút nguy hại ấy.
Mại Dâm chỉ là kinh doanh 'vốn tự có' còn nghề Điếm Bút là kinh doanh cái họ không hề có nên là một hình thức lừa gạt.
Cá nhân mà nói, tôi không miệt thị hai nghề nghiệp đó.
Nhưng nếu Nhà nước đã cấm Mại Dâm thì nên cấm luôn cả Điếm Bút.
Còn nếu đã không cấm được thì nên công nhận cả hai nghề ấy như là những nghề hợp pháp.
Có phải là thiên vị không khi có lúc chúng ta dùng từ nhà báo để hợp pháp hóa nghề Điếm Bút, nhưng không thể dùng từ 'Phục vụ Nhu cầu Bản năng' để hợp pháp hóa nghề Mại Dâm.
Xin các vị đừng lấy lý do vi phạm thuần phong mỹ tục mà cấm đoán một nghề hợp pháp và đáp ứng nhu cầu xã hội như thế.
Thuần phong mỹ tục là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nó có giá trị pháp lý như thế nào?
Xã hội rồi sẽ phát triển, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống, có nghề được phép và có nghề không được phép.
Tôi viết bài này không cổ súy cho hai nghề trên, cũng không có ý ủng hộ.
Chỉ mong các nhà quản lý xã hội, lập pháp, hành pháp, tư pháp hãy đối xử công bằng giữa các nghề nghiệp với nhau, để cuộc sống thêm đa dạng hơn.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một bạn đọc BBC Tiếng Việt hiện ở Pisa, Italia.
Thêm về tin này
Làm báo 'an toàn' trong lòng dư luận
Cập nhật: 16:19 GMT - thứ
tư, 19 tháng 6, 2013
Cuộc thảo luận trên trang Facebook do Đại sứ Anh,
tiến sỹ Antony Stokes chủ trì chiều 19/6/2013 theo giờ Hà Nội về chủ
đề ‘An toàn cho nhà báo’ đã khép lại nhưng nhiều câu hỏi vẫn cần
được trả lời.
Chọn diễn đàn nào?
Đại sứ Antony Stokes đã nhờ tôi trả lời câu hỏi của bạn Trần Nam Hiếu như sau:“Tôi không phải là một nhà báo, tôi chỉ tốt nghiệp ĐH theo ngành Kinh tế. Nhìn thấy Tổ quốc đang bị kìm hãm do sự ngu dốt của mấy người quản lý mà chán quá. Nhiều khi tôi rất muốn đóng góp những bài viết có ích để góp phần vào tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng cứ ngại bị mấy ông sờ gáy. Xin hỏi BBC tôi có thể gửi những bài viết của mình ở đâu?”
Tôi trả lời câu này rằng:
“BBC có mục Diễn Đàn để ghi nhận các ý kiến của các bạn về những đề tài dư luận cùng quan tâm như báo chí, quản trị kinh tế, thời sự, xã hội. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các bài viết mang tính ý kiến cá nhân và các phân tích của giới chuyên gia,"
"Không phải bài và ý kiến nào BBC Tiếng Việt cũng nhận để đăng. Về sự an toàn khi bày tỏ quan điểm thì BBC không muốn để bất cứ ai cảm thấy bị nguy hiểm vì bất cứ lý do gì vì đăng bài với chúng tôi nên sẽ đăng khi người viết hoàn toàn thoải mái.”
"Nếu sợ thì bạn đừng nên viết nhưng khi đã viết thì đừng sợ"
Thế giới mạng ngày nay cũng có những nhóm nhà hoạt động thuộc giới vận động cho một dạng quan điểm chính trị, tôn giáo hay môi sinh.
BBC không ngần ngại đăng một số quan điểm của họ dù thuận hay trái chiều so với truyền thông chính thống, nếu được viết ra một cách có trách nhiệm, kể cả ý kiến phê phán BBC, nhưng cũng không đăng liên tục các bài chỉ khen hoặc phê một chiều.
Theo Hiến chương Hoàng gia (Royal Charter), BBC có trách nhiệm mở ra các cuộc thảo luận về những vấn đề công chúng quan tâm nhưng BBC không chọn vị trí ủng hộ hay đối kháng với bất cứ chính quyền, đảng phái, phong trào nào.
Vì thế, để công bằng cho các nhà quản lý mà Trần Nam Hiếu thấy ‘chán quá’, BBC cũng vẫn phỏng vấn họ hoặc trích thuật ý kiến của họ vì BBC tuân theo nguyên tắc bất thiên vị.
Về sự lo ngại khi nêu lên ý kiến của mình, và sợ bị ‘sờ gáy’, tôi chỉ có thể nhắc lại quan điểm về an toàn cho nhà báo của BBC rằng ‘No story is worth your life’, tức là không có chuyện gì đáng để bạn phải ‘mất mạng’.
Như thế BBC không dám dấn thân và đi tới tận cùng vì sự thật?
Không hẳn như thế các bạn ạ.
BBC tin rằng đưa các câu chuyện bị che dấu ra ánh sáng công luận là thiên chức của mọi nhà báo nhưng không hề khuyến khích bất cứ ai trong công chúng, giới cầm bút hay chính nhân viên đặt mình vào vị trí nguy hiểm tới tính mạng chỉ vì mục tiêu đưa tin.
Đơn giản là về mặt đạo đức, BBC hay bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng không có quyền đòi hỏi chuyện đó từ bất cứ ai.
Nhưng khi quyết định làm các phóng sự điều tra sâu rộng, như khi cử phóng viên Bấm Mark Daly cải trang làm tân binh vào Học viện Cảnh sát Anh để lôi ra ánh sáng nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng này hồi 2003, BBC luôn tham vấn các luật sư kỳ cựu để chuẩn bị an toàn cho phóng viên, kể cả an toàn về pháp lý nếu bị kiện.
Tránh hiểm nguy mà vẫn đưa được tin tức là điều tối ưu.
Còn về từng cá nhân, tôi nghĩ trong quan hệ xã hội, gia đình hay khi làm báo, một khi ta phải nêu ý kiến mà còn sợ và e ngại thì không nên nêu vì ý kiến khi ấy chưa chắc đã nói hết được điều muốn nói.
Tức là sợ thì đừng nên viết nhưng khi đã viết sau khi suy nghĩ chín chắn thì đừng sợ.
Trong lòng dư luận
Một phần trong cuộc thảo luận của Đại sứ quán Anh nói về chuyện làm sao bảo vệ nhà báo khỏi bị hành hung.Tôi chỉ xin nêu ví dụ ở Anh rằng các nhà báo được huấn luyện theo khóa 'Hostile Environment' (Môi trường nguy hiểm) để giữ an toàn khi vào các vùng chiến sự, thiên tai hoặc nơi có rối loạn.
Ở nơi công cộng, các nhà báo Anh và Phương Tây nói chung đều đội mũ và mặc áo jacket có chữ PRESS (báo chí) để cảnh sát biết rõ họ là ai.
Còn nếu chính cảnh sát cố ý nhằm vào người khoác áo PRESS để tấn công thì đấy là chuyện ngoài sức tưởng tượng của thế giới văn minh, và không một tòa báo nào có thể làm được gì hơn.
Nhưng va chạm, xô xát nơi xảy ra tuần hành, biểu tình thường không tránh khỏi nên ngoài ra các biện pháp phòng vệ, phóng viên BBC cũng tham gia các nghiệp đoàn báo chí Anh Quốc để có sự bảo vệ hơn nữa và khi cần thì các tổ chức này cũng lên tiếng.
Có lẽ đây cũng là điều một số ý kiến trong cuộc thảo luận nêu ra: khi công đoàn nghề báo không giúp gì, các nhà báo ở Việt Nam cần trợ giúp nhau trên các diễn đàn nghề nghiệp để tìm hiểu pháp luật và tạo ra lập luận vững chắc bảo vệ mình khi cần.
Về phía mình, tôi nghĩ nhà chức trách và tòa án ở Việt Nam cũng cần đạt đúng chỗ các vụ việc về báo chí.
Nếu bài báo đụng chạm đến một lãnh đạo thì hãy để cá nhân nhà lãnh đạo đó kiện báo hoặc phóng viên ra tòa, như ở Singapore, chẳng hạn về tội vu khống, bôi nhọ.
Và nếu chính trị gia có thể thắng, như ông Lý Quang Diệu đã thắng kiện năm 1998, trong vụ kiện dân sự, không phải mang tính chính trị ồn ào.
Tất nhiên, nhà báo có quyền bào chữa công khai để bảo vệ quan điểm và tòa án cũng được tiếng là hoạt động đúng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền chứ không theo cách diễn giải tùy tiện của phe phái chính trị hay chịu tác động của các nhóm lợi ích.
Còn khi nhà báo gặp nạn trước bạo lực mang tính nhà nước thì BBC làm được gì?
Tôi nhớ hồi 2011, anh Urunboy Usmono, phóng viên cho ban Trung Á của BBC bị chính quyền Bấm Tajikistan bắt vì tội 'khủng số' sau các phóng sự anh làm về giới chức ở đó.
BBC đã tổ chức cuộc vận động trên khắp châu Âu đòi chính quyền nước đó thả nhà báo này, và bản thân tôi cũng tham gia biểu tình ở London tiếp sức cho cuộc vận động mà cuối cùng đã thành công.
Xin chia sẻ là trước đó, hồi 2007, tôi cũng tham gia biểu tình trước trụ sở cũ Bush House đòi thả một đồng nghiệp khác, anh Alan Johnston bị một nhóm vũ trang bắt cóc và giam cầm ở dải Gaza hơn 100 ngày.
Ngay tuần này, một cuộc vận động khác đang diễn ra để đánh động dư luận về chuyện 20 gia đình các phóng viên ban BBC tiếng Iran bị chính quyền ở Tehran truy bức, bắt bớ, thẩm vấn chỉ vì con em họ làm việc tại London.
BBC không phải là một thế lực chính trị nên chỉ có cách là 'kêu cứu' với công chúng khi phóng viên của mình gặp nạn.
Nhưng con số 245 triệu người trên toàn cầu đọc, nghe và xem BBC bằng tất cả các ngôn ngữ mỗi tuần cũng tạo cho BBC một chỗ dựa chắc chắn trong lòng dư luận quốc tế.
Xét cho cùng, dư luận là tấm 'áo giáp' ấm áp, mềm mại và an toàn tốt nhất cho chúng tôi khi làm công việc truyền thông của mình.
Bên ngoài là vậy, còn về nội tâm thì viết có trách nhiệm và dũng cảm chịu trách nhiệm cho cả sự đúng và sai mình nêu ra là cách tốt nhất để bạn an tâm với nghề báo hết sức thú vị này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten