vrijdag 4 oktober 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình


Thứ bảy, 5/10/2013 17:54 GMT+7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13/10. Lễ an táng được tổ chức tại Quảng Bình vào ngày 13/10 theo nguyên vọng của gia đình.

Chiều 5/10 của Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng đã có thông cáo đặc biệt về về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo đó, tang lễ Đại tướng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
Thông báo ghi rõ, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức cùng địa điểm từ 7h30 ngày 12/10. Một ngày sau, 13/10, sẽ diễn ra lễ truy điệu trọng thể.
"Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình)", thông báo có đoạn.
Cũng theo Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng. Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình.
Trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (12-13/10), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.
vng2-7229-1380948447.jpg
Đại tướng ra đi khi vừa bước sang tuổi 103.
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Nguyễn Hưng


http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-se-yen-nghi-tai-que-nha-quang-binh-2890572.html



Thứ sáu, 4/10/2013 20:42 GMT+7
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa qua tuổi 103.

Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.
Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở, đêm nay vẫn sáng đèn, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.
vnghcm-664624-1368796710-500x0-3144-1380
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Ngay trong đêm, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Đại tướng trên vị trí nổi bật. Hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhận xét: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối.
Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.
Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954".
dt4-jpeg-6223-1380898872.jpg
Ông là biểu tượng của ý chí và lòng tự hào dân tộc. Ảnh:  tư liệu
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
dt1-8845-1380898872.jpg
Hãng tin Bloomberg đánh giá: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20".  Ảnh: AFP
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu năm 1934 với nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái. Hai người có một người con là bà Võ Hồng Anh (1941-2009). Bà Hồng Anh là tiến sĩ khoa học và từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia
Đại tướng tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (con gái của giáo sư Đặng Thai Mai) sau khi người vợ đầu hi sinh vào năm 1944. Ông bà có 4 người con là Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam
Nguyễn Hưng - Quý Đoàn - Hoàng Thùy
 
 
 

Thứ sáu, 4/10/2013 20:55 GMT+7

Thứ sáu, 4/10/2013 22:22 GMT+7

Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp

Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế hôm nay đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giúp chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. 

dai-tuong-9068-1380899283.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào cờ trong một cuộc họp năm 1996. Ảnh: AFP
AFP đưa tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của Việt Nam với những chiến thuật tài tình để đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đời ở tuổi 103.
Hãng thông tấn của Pháp nhắc đến việc Tướng Giáp là người Việt Nam được thế giới biết tới nhiều chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiến thuật du kích của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.
Hãng tin cũng nói về phản ứng của những người dùng Internet tại Việt Nam sau khi sự ra đi của Tướng Giáp được công bố. "Xin hãy yên nghỉ, người anh hùng của nhân dân. Ông sẽ mãi mãi là vị tướng vĩ đại nhất của chúng tôi", AFP dẫn bình luận của một người dùng mạng xã hội.
Với dòng tiêu đề "Tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam từ trần", hãng truyền thông BBC đưa tin vị tướng Việt Nam từng quân sư cho những chiến thắng chống Pháp và Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 103. Báo cho biết việc ông Giáp đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 đã chấm dứt chế độ thuộc địa trong khu vực.
"Ông tiếp tục giám sát cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân chống lại Mỹ năm 1968, và thường được cho là một trong những nhân tố khiến người Mỹ rút lui", hãng này viết. 
Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954". Chiến thắng đó, vốn vẫn đang được giảng dạy trong các trường quân sự, không chỉ đưa Việt Nam đến độc lập mà còn đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và xa hơn thế nữa, AP viết. 
"Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20", hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, một tác giả từng được giải Pulitzer, viết về chiến tranh Việt Nam, hồi năm 2008. "Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối", Stanley cho biết. 
Bản điện tử của Nhân dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã và các báo Trung Quốc cũng đưa tin vị tướng lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam qua đời. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam, là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, đánh bại hai cường quốc quân sự trên thế giới. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.
Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h09 chiều nay tại Viện quân y 108 ở Hà Nội khi ông vừa qua tuổi 103. Thi hài của ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trọng Giáp
 
             

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử

Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
 

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Ngày 22/12/1944,
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
vnghcm-664624-1368796710_500x0.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh". Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định:
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".
Đại tướng
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn: ..Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...
Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai". 
Ảnh tư liệu

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-va-nhung-moc-lich-su-2890342.html

 

Thứ sáu, 4/10/2013 21:51 GMT+7

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Kết thúc ngày làm việc khi trời đã tối mịt, đại tướng còn dành nhiều thời gian cho những gia đình có công với cách mạng, thăm lại chiến trường xưa. Ông thích chạy bộ, thi thoảng chơi đàn piano.

Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Tấm ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
tuong-513666-1368798728_500x0.jpg
Ông dành nhiều thời gian thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng. Trong ảnh, Đại tướng hỏi thăm sức khỏe bà Nguyễn Thị Vĩnh (thọ 108 tuổi) ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) năm 1996.
vo-nguyen-giap-5-726882-1368798728_500x0
Đại tướng và mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi năm 1996.
vo-nguyen-giap-272017-1368798728_500x0.j
Ông trò chuyện với người lính chăn ngựa (Nguyễn Hùng) của chiến khu Việt Bắc năm xưa.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995). Đứng cạnh ông là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
vo-nguyen-giap-6-942392-1368798728_500x0
Năm 1996, ông ngồi chờ tàu ở ga Geneva để đến Zurich (Thụy Sĩ).
vo-nguyen-giap-12-127689-1368798729_500x
Ông chụp ảnh kỷ niệm với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng năm 1999.
vo-nguyen-giap-19-343115-1368798728_500x
Với ông Lê Giản (nguyên Giám đốc Tổng nha Công an thời kỳ 1946-1954) trong dịp chúc thọ Đại tướng tròn 90 tuổi, năm 2000.
vo-nguyen-giap-11-221508-1368798729_500x
Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu tới thăm và chúc thọ đại tướng tại nhà riêng năm 2000.
Khi Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Ảnh tư liệu
 
 

Thứ sáu, 4/10/2013 21:51 GMT+7

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh (2)

vo-nguyen-giap-4-488756-1368798728_500x0
Các thiếu nữ dân tộc Thái đón chào đại tướng trở lại thăm chiến trường xưa sau nửa thế kỷ (2004).
Năm 2004, trong dịp trở lại Điện Biên Phủ, Đại tướng đã đi thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đây là dịp ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm Đại tướng năm 2008.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008.
vo-nguyen-giap-9-227917-1368798728_500x0
Đại tướng tập thể dục trên bãi biển.
 
vo-nguyen-giap-8-355890-1368798728_500x0
Hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu của đại tướng, loài hoa ông ưa thích.
Dù có tuổi nhưng Đại tướng vẫn miệt mài viết sách, làm việc.
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích Địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Ông nghỉ trưa trong lần thăm địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Bữa cơm của hai ông bà.
Bữa cơm của hai vợ chồng Đại tướng.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi chơi piano.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano.
Ảnh tư liệu

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/doi-thuong-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-anh-2890352-p2.html


Saturday, October 5, 2013


Nghiêng mình Vĩnh biệt Vị Tướng huyền thoại của Dân tộc Việt Nam!

QLB 
- Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Vị Tướng huyền thoại không những đi vào lòng dân tộc Việt Nam mà còn khắc dấu ấn không thể nào quên đối với bạn bè Thế giới!

Vị Tướng huyền thoại - Linh hồn của Quân đội nhân dân Việt Nam, là một người cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nên một Việt Nam ... Nhưng cuộc đời ông như dân gian đau đớn ví von "Từ cây đaTân Trào đến ngã ba Chuồng Bồ!" cũng chính là kết quả của một sự sai lầm có thể của chính ông và Hồ Chí Minh hay bởi vì sự sai lâm của lịch sử đã không cho Việt Nam có một cơ hội khác hơn là phải chọn con đường mà dân gian vẫn có câu "....cùng đường vớ vội cai mủng để qua sông, ai dè lại là 'mủng' mục"!...

Dù thế nào thì Nhân dân Việt Nam vẫn coi ông là vị anh hùng và nghiêng mình đua tiễn ông về nơi chín suối, nhưng mong linh hồn ông hãy ở lại với Dân tộc Việt Nam, cùng nhân dân sửa lại những sai lầm khiến chính ông và cả dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu ...

Chân dung Tướng Giáp qua ống kính phóng viên quốc tế

- Dù trên chiến trường hay trước ống kính của giới truyền thông quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện được tư thế của một nhà cầm quân kiệt xuất.

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng. Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969

Một bức chân dung ít người biết đến của Đại tướng, do phóng viên Marc Riboud của hãng thông tấn Magnum thực hiện năm 1969

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Quảng Bình năm 1973, hình ảnh nằm trong tuyển tập ảnh do một nhóm phóng viên chiến trường Nhật Bản thực hiện ở Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội năm 1966 trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên ảnh huyền thoại Wilfred Burchett. Đại tướng nói: “…Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”.

Đại tướng đang giải thích cách ông và các đồng chí đã đánh bại lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Hình ảnh do phóng viên Alex Bowie chụp năm 1984, trong thời gian kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ tại Hà Nội.

Tướng Giáp trong một cuộc họp ngày 1/7/1967. Ảnh: Bettman.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thủ đô Algiers của Algeria trong lễ kỷ niệm 25 năm cách mạng Algeria (1/11/1954 - 1/11/1979). Chiến thắng Điện Biên Phủ với vai trò lãnh đạo của tướng Giáp chính là động lực để nhân dân Algeria vùng dậy đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Ảnh: Henri Bureau.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Huế ngày 26/3/1995 trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố này. Ảnh: Jason Bleibtreu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay với "cựu thù" - Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời chiến tranh Việt Nam McNamara trong cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội năm 1995. Ảnh của hãng thông tấn AP.

Năm 1994, nữ nhà báo Pháp Catherine Karnow được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời tới thăm Điện Biên Phủ. Bà đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá nhân dịp này... Trong ảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội, trước chuyến đi tới Điện Biên Phủ.

Nhân vật được người Pháp mệnh danh là "Ngọn núi lửa phủ tuyết" sẽ thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.

Đại Tướng trò chuyện với các cựu chiến binh từng tham gia trận Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.

Đại tướng trong túp lều lịch sử, nơi 40 năm trước ông đã chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 17/6/1966. Bài viết cho trang bìa đã dành nhiều dòng để kể về thân thế và sự nghiệp của tướng Giáp, với điểm nhấn là chiến thắng trước 12.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng này khiến ông trở thành vị chỉ huy hiện đại đầu tiên của một nước châu Á đánh bại đội quân xâm lược của thực dân châu Âu.

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 9/2/1968. Số tạp chí này nhận xét: “Một nước cờ ấn tượng. Không nghi ngờ gì về chiến lược đằng sau cuộc tấn công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đã đánh gục quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Cuộc tấn công nói chung mang tất cả các dấu hiệu không thể nhầm lẫn của một vị tướng tài năng”.
Tổng hợp
 
http://quanlambao.blogspot.nl/2013/10/nghieng-minh-vinh-biet-vi-tuong-huyen.html#more

Thứ bảy 05 Tháng Mười 2013

Công luận Việt Nam muốn tổ chức quốc tang cho tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài tại Hà Nội ngày 22/8/1995.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài tại Hà Nội ngày 22/8/1995.
REUTERS/Claro Cortes IV/Files

Thanh Phương
 Hôm nay 05/10/2013, báo chí chính thức của Việt Nam mới loan tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời chiều hôm qua vào lúc 18 giờ 9 phút tại Viện quân y 108 ở Hà Nội, thọ 103 tuổi. Vấn đề đặt ra bây giờ là vị đại tướng đầu tiên, nguyên Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam, sẽ được mai táng như thế nào ?


Nếu chiếu theo Nghị định 105 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 17/12/2012, thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách “các đồng chí đang giữ hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang”. Cụ thể là do tướng Giáp chưa bao giờ giữ chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, cho nên trên nguyên tắc, không được tổ chức Quốc tang cho ông, mà chỉ có thể tổ chức tang lễ cấp Nhà nước.
Nhưng Nghị định 105 cũng có quy định rõ là : "Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế". Như vậy, nếu tướng Giáp được coi là thuộc diện trên, chính quyền Việt Nam có thể tổ chức Quốc tang cho ông.
Vào tháng 5/2010, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp được 100 tuổi, hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã từng cho đăng trên trang Bauxite Việt Nam một bức thư yêu cầu trong trường hợp tướng Giáp qua đời, phải đối xử với ông đúng với vai trò của một vị khai quốc công thần. Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhắc lại yêu cầu đó :
« Trước đây tôi đã đề nghị rồi, nhưng mà bây giờ tôi đoán là họ sẽ tổ chức quốc tang cho Đại tướng, là bởi vì xét về những người lãnh đạo bây giờ : Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng, không ai có công lao bằng

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh-Hà Nội
 
05/10/2013
 
 

tướng Võ Nguyên Giáp, cho nên phải phá lệ đi, mà tổ chức quốc tang cho Đại tướng thì mới được.
Cái đó cũng có thể có nhiều khó khăn, nhưng không biết là chính quyền sẽ thành lập như thế nào, họ đối phó thế nào, bởi vì là sẽ có hàng vạn người, không chỉ ở Hà Nội, mà còn từ các tỉnh chung quanh, rồi các tướng tá nghỉ hưu sẽ đến viếng Đại tướng. Tôi chưa biết là chính quyền phải tổ chức thế nào" .
Chuyện tổ chức tang lễ cho tướng Giáp có vẻ như sẽ là một vấn đề gây đau đầu cho giới lãnh đạo Việt Nam, bởi vì như tướng Vĩnh nói ở trên, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người từ khắp nơi kéo đến tiễn đưa vị tướng quá cố này. Trong bối cảnh hiện nay, tang lễ tướng Giáp rất có thể trở thành một thời điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, người ta đã từng thấy ảnh tướng Giáp trong đoàn người biểu tình. Tướng Giáp cũng từng là biểu tượng của phong trào chống dự án khai thán bauxite Tây Nguyên.
Sự bối rối của chính quyền Việt Nam đã thể hiện qua việc báo chí chính thức đưa tin chậm trễ về cái chết của tướng Giáp, trong khi tin này từ hôm qua đã được lan truyền trên mạng và được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải chỉ vài giờ sau khi ông qua đời.
tags: Chính trị - Công luận - Phân tích - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131005-cong-luan-viet-nam-muon-to-chuc-quoc-tang-cho-tuong-vo-nguyen-giap
 
Thứ sáu 04 Tháng Mười 2013

Kỷ niệm với Tướng Giáp trong thời ''sửa sai'' Cải cách ruộng đất

Tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo trong nước
Tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo trong nước

Tú Anh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào 18 giờ chiều nay 04/10/2013. Chính quyền Việt Nam chưa chính thức thông báo nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đã nhanh chóng loan tin. Sau chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền bắc Việt Nam trong thập niên 1950, đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm « sửa sai ». Nhà báo Nguyễn Minh Cần, lúc đó là một cán bộ cao cấp, được chỉ định làm việc chung với tướng Giáp.


Để tìm hiểu thêm về hoạt động của vị tướng nhiều huyền thoại này RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Matxcơva. Ông cho biết cảm xúc và nhận định về đức độ của tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn khó khăn này :

Nhà báo Nguyễn Minh Cần tại Matxcơva
 
04/10/2013
 
 


tags: Chính trị - Lịch sử - Phỏng vấn - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131004-duc-tinh-cua-dai-tuong-giap-trong-thoi-%C2%AB-sua-sai-%C2%BB

Geen opmerkingen:

Een reactie posten