Tin tức / Kinh tế
Bắc Cực tan băng cho phép tàu thuyền lưu thông Âu-Á
Bức ảnh của NASA cho thấy băng tuyết vào mùa hè ở Bắc cực và theo các khoa học gia biển băng đã thu nhỏ lại đến mức thấp nhất từ trước đến nay
Trong khi nhiều người lo ngại về các ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng khí hậu toàn cầu ấm dần lên, nhưng nó cũng tạo ra những lợi ích. Vào cuối tháng 9, băng tuyết ở Bắc Cực đã tan ở mức cao hơn nhiều so với mức trung bình trong 25 năm qua. Thông tín viên VOA James Brooke có mặt tại vùng Bắc cực thuộc Nga tường thuật rằng khi băng tuyết tan chảy nhường chổ cho nước, các tàu thương mại tiến vào.
Từ nhiều thế kỷ nay, gấu Bắc cực vẫn một mình một cõi ở vùng biển Bắc Cực. Nhưng giờ đây chúng có thêm bạn vào dịp hè.
Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc gửi tàu phá băng đầu tiên có tên Rồng Tuyết vượt qua nước Nga từ bên trên, đi vòng từ Thượng Hải đến Iceland.
Hè năm nay, Yong Sheng, một tàu chở hàng được điều hành bởi công ty vận chuyển COSCO của Trung Quốc, trở thành tàu thương mại đầu tiên của Trung Quốc đi đường tắt này. Tàu đi từ Thượng Hải đến Rotterdam, rút ngắn hai tuần so với hành trình thông thường đi qua Kênh đào Suez của Ai Cập.
Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan không gian NASA của Mỹ cho thấy khối băng trắng bao quanh Bắc Cực co lại vào mỗi mùa hè, và nước thay thế càng lúc càng nhiều với màu đen trong hình.
Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đồng ý với các nhà khoa học Mỹ.
Ông nói khí hậu rõ rành rành là đang biến đổi và Bắc Cực có thể được mở thông cho tàu bè lên đến 150 ngày.
Mặc dù Nga đầu tư đóng nhiều tàu phá băng hơn, các chuyên gia tại một hội thảo gần đây về Bắc Cực nói rằng họ nhìn thấy cơ hội phát triển cho hoạt động vận chuyển qua Bắc cực.
Ông Felix Tschudi, chủ tịch của một công ty vận chuyển Na Uy, đã vận chuyển quặng sắt từ bắc Na Uy sang Trung Quốc. Ông nói:
"Chúng tôi tin tiềm năng của con đường biển phía Bắc là to lớn. Việc sử dụng nó sẽ diễn ra dần dần chứ không phải ngay lập tức. Trong năm 2010 có 4 tàu sử dụng tuyến đường vận chuyển này, năm 2011 có 34 tàu, và năm 2012 có 46 tàu. Năm nay chúng tôi ước đoán khoảng 50 con tàu."
Lawson Brigham là thuyền trưởng một tàu phá băng của Tuần duyên Mỹ ở Alaska.
"Thực ra là chúng tôi đang tìm kiếm một tuyến đường phụ cho tuyến đường qua kênh đào Suez để chở tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi sẽ không đổi hướng lưu lượng tàu chở hàng toàn cầu," ông nói.
Các nhà lãnh đạo người bản địa và các nhà môi trường lo lắng về khả năng xảy ra một vụ tràn dầu ở môi trường mong manh nơi cực bắc.
Aqqaluk Lynge ở đảo Greenland, chủ tịch Hội đồng người Inuit quanh vùng cực, phát biểu:
"Không thể dùng Bắc Cực làm thí nghiệm. Bắc Cực không phải phòng thí nghiệm. Bắc Băng Dương là nhà của chúng tôi. Mọi người phải nhớ rằng có người sống ở đây. Chúng tôi rất lo ngại về các tuyến đường đi lại của tàu du lịch đến đông đảo Greenland và những nơi khác của Greenland vì chỉ đơn giản là không ai để cứu hộ ở những khu vực này cả."
Nhưng nước Iceland láng giềng lại chào đón tàu Trung Quốc.
Tổng thống Olafur Grimsson của Iceland cho biết tháng tới chủ tịch tập đoàn COSCO của Trung Quốc sẽ giải trình tại hội nghị các nước vành đai Bắc Cực mới tại Reykjavik về việc Trung Quốc chuẩn bị ra sao cho việc vận chuyển toàn cầu trong kỷ nguyên mới khi băng Bắc Cực tan chảy sẽ kết nối châu Á với châu Mỹ và châu Âu theo một cách khác.
Ðiều có thể có hại cho gấu Bắc cực, có thể lại là điều tốt cho hoạt động vận chuyển giữa châu Á và châu Âu.
Từ nhiều thế kỷ nay, gấu Bắc cực vẫn một mình một cõi ở vùng biển Bắc Cực. Nhưng giờ đây chúng có thêm bạn vào dịp hè.
Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc gửi tàu phá băng đầu tiên có tên Rồng Tuyết vượt qua nước Nga từ bên trên, đi vòng từ Thượng Hải đến Iceland.
Hè năm nay, Yong Sheng, một tàu chở hàng được điều hành bởi công ty vận chuyển COSCO của Trung Quốc, trở thành tàu thương mại đầu tiên của Trung Quốc đi đường tắt này. Tàu đi từ Thượng Hải đến Rotterdam, rút ngắn hai tuần so với hành trình thông thường đi qua Kênh đào Suez của Ai Cập.
Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan không gian NASA của Mỹ cho thấy khối băng trắng bao quanh Bắc Cực co lại vào mỗi mùa hè, và nước thay thế càng lúc càng nhiều với màu đen trong hình.
Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đồng ý với các nhà khoa học Mỹ.
Ông nói khí hậu rõ rành rành là đang biến đổi và Bắc Cực có thể được mở thông cho tàu bè lên đến 150 ngày.
Mặc dù Nga đầu tư đóng nhiều tàu phá băng hơn, các chuyên gia tại một hội thảo gần đây về Bắc Cực nói rằng họ nhìn thấy cơ hội phát triển cho hoạt động vận chuyển qua Bắc cực.
Ông Felix Tschudi, chủ tịch của một công ty vận chuyển Na Uy, đã vận chuyển quặng sắt từ bắc Na Uy sang Trung Quốc. Ông nói:
"Chúng tôi tin tiềm năng của con đường biển phía Bắc là to lớn. Việc sử dụng nó sẽ diễn ra dần dần chứ không phải ngay lập tức. Trong năm 2010 có 4 tàu sử dụng tuyến đường vận chuyển này, năm 2011 có 34 tàu, và năm 2012 có 46 tàu. Năm nay chúng tôi ước đoán khoảng 50 con tàu."
Lawson Brigham là thuyền trưởng một tàu phá băng của Tuần duyên Mỹ ở Alaska.
"Thực ra là chúng tôi đang tìm kiếm một tuyến đường phụ cho tuyến đường qua kênh đào Suez để chở tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi sẽ không đổi hướng lưu lượng tàu chở hàng toàn cầu," ông nói.
Các nhà lãnh đạo người bản địa và các nhà môi trường lo lắng về khả năng xảy ra một vụ tràn dầu ở môi trường mong manh nơi cực bắc.
Aqqaluk Lynge ở đảo Greenland, chủ tịch Hội đồng người Inuit quanh vùng cực, phát biểu:
"Không thể dùng Bắc Cực làm thí nghiệm. Bắc Cực không phải phòng thí nghiệm. Bắc Băng Dương là nhà của chúng tôi. Mọi người phải nhớ rằng có người sống ở đây. Chúng tôi rất lo ngại về các tuyến đường đi lại của tàu du lịch đến đông đảo Greenland và những nơi khác của Greenland vì chỉ đơn giản là không ai để cứu hộ ở những khu vực này cả."
Nhưng nước Iceland láng giềng lại chào đón tàu Trung Quốc.
Tổng thống Olafur Grimsson của Iceland cho biết tháng tới chủ tịch tập đoàn COSCO của Trung Quốc sẽ giải trình tại hội nghị các nước vành đai Bắc Cực mới tại Reykjavik về việc Trung Quốc chuẩn bị ra sao cho việc vận chuyển toàn cầu trong kỷ nguyên mới khi băng Bắc Cực tan chảy sẽ kết nối châu Á với châu Mỹ và châu Âu theo một cách khác.
Ðiều có thể có hại cho gấu Bắc cực, có thể lại là điều tốt cho hoạt động vận chuyển giữa châu Á và châu Âu.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten