Ấn Độ ủng hộ Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc
Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid
REUTERS
Vào lúc Thủ tướng Ấn Độ Mamohan Singh công du Trung Quốc với những lời lẽ hòa dịu, Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid viếng thăm Philippines để đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương. Tại Manila vào hôm qua, 22/10/2013, lãnh đạo ngành ngoại giao Ấn Độ đã không ngần ngại tuyên bố hoan nghênh sự kiện Philippines yêu cầu Liên Hiệp Quốc làm trọng tài về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc.
Theo báo chí Philippines, trong tham luận tại Bộ Ngoại giao Philippines về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, ông Khurshid đã bày tỏ hy vọng rằng vụ Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế ở La Haye (Hà Lan sẽ « hữu hiệu ».
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, nước ông đã « tuyên bố rõ ràng quan điểm ủng hộ quyền tự do sử dụng các tuyến hàng hải và tất nhiên là luật pháp quốc tế, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, phải là cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp khi phát sinh. Lẽ dĩ nhiên, (nhờ đến) trọng tài quốc tế là một trong những giải pháp ».
Đối với báo chí Philippines, Tuyên bố Khurshid phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về tranh chấp chủ quyền dai dẳng tại Biển Đông, và sự cần thiết phải tránh không cho xung đột bùng lên, bảo đảm sao cho các tuyến hàng hải trong vùng không bị cản trở.
Trung Quốc hiện đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông mà họ đã khoanh vùng trong một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, được gọi là “đường lưỡi bò”, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như là Đài Loan.
Trước những hành động lấn lướt liên tiếp của Trung Quốc, đặc biệt là hành vi lấn lướt tại bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012, Manila đã viện đến Liên Hiệp Quốc.
Vào tháng Giêng 2013, Philippines đã quyết định nộp đơn kiện Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh là thành viên. Theo Philippines, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra không hề có cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển 1982.
Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines nhưng thủ tục tại Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp diễn. Tòa án về Luật Biển Liên Hiệp Quốc (ITLOS) đã chỉ định 5 thành viên của tổ trọng tài và ấn định lịch trình xử kiện.
Trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường cô lập Manila để buộc nước này rút lại đơn kiện, tuyên bố ủng hộ của một cường quốc như Ấn Độ đã được báo giới Philippines nhiệt liệt chào đón.
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, nước ông đã « tuyên bố rõ ràng quan điểm ủng hộ quyền tự do sử dụng các tuyến hàng hải và tất nhiên là luật pháp quốc tế, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, phải là cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp khi phát sinh. Lẽ dĩ nhiên, (nhờ đến) trọng tài quốc tế là một trong những giải pháp ».
Đối với báo chí Philippines, Tuyên bố Khurshid phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về tranh chấp chủ quyền dai dẳng tại Biển Đông, và sự cần thiết phải tránh không cho xung đột bùng lên, bảo đảm sao cho các tuyến hàng hải trong vùng không bị cản trở.
Trung Quốc hiện đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông mà họ đã khoanh vùng trong một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, được gọi là “đường lưỡi bò”, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như là Đài Loan.
Trước những hành động lấn lướt liên tiếp của Trung Quốc, đặc biệt là hành vi lấn lướt tại bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012, Manila đã viện đến Liên Hiệp Quốc.
Vào tháng Giêng 2013, Philippines đã quyết định nộp đơn kiện Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh là thành viên. Theo Philippines, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra không hề có cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển 1982.
Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines nhưng thủ tục tại Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp diễn. Tòa án về Luật Biển Liên Hiệp Quốc (ITLOS) đã chỉ định 5 thành viên của tổ trọng tài và ấn định lịch trình xử kiện.
Trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường cô lập Manila để buộc nước này rút lại đơn kiện, tuyên bố ủng hộ của một cường quốc như Ấn Độ đã được báo giới Philippines nhiệt liệt chào đón.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten