dinsdag 8 oktober 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

Thứ ba, 8/10/2013 06:15 GMT+7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

Untitled-1-4005-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. "Đúng lúc cụ Hồ và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. Cụ Hồ khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, cụ Hồ đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống", nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn "Ở với Người - Ở với Đời".
Untitled-10-1501-1380944910.jpg
Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật. Cụ Hồ và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
Bác Hồ và Tướng Võ Nguyên Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng 10/1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam Bộ công tác
Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Untitled-8-2272-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Tại căn cứ Việt Bắc, Hồ Chủ tịch, Tướng Giáp và lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch  hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng  trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại  ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", Đại tướng trả lời: "Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Tướng Giáp cùng các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 19/5/1954.
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962
Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Untitled-2-4074-1380944911.jpg
Ngày 11/1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai từ bên phải) gặp đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Tháng 4-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ
Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tướng Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều phi cơ Mỹ.
Ảnh tư liệu của TTXVN

Tin liên quan
Chủ nhật, 6/10/2013 21:32 GMT+7

Lễ phong quân hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Tháng 6/1940, lần đầu tiên ông Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, ông Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt. 
Tháng 12/1944, Bác Hồ giao cho ông Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ông trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam với hàng chục nghìn chiến sĩ và đã lập nên những chiến công vang dội. 
Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ. 
Ngày 27/5/1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị đại tướng đầu tiên của Quân đội vào chiều ngày 28/5/1948.
Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi""Thống nhất độc lập nhất định thành công"
Đúng 13h buổi lễ bắt đầu. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN
Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, gọi ông Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, nhưng sao chẳng thấy Bác nói gì mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lau nước mắt. Ai nấy đều vô cùng xúc động. 
Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về. 
Những giây phút im lặng thiêng liêng.

Mãi sau, Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm: "Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất".

Tiếp đó, Bác giao bản Sắc lệnh cho tướng Võ Nguyên Giáp và nói: "Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến lên một bước nhận tờ Sắc lệnh trong tay Bác. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng cầm quân tài giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nét nổi bật đặc sắc của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp.
Theo TTXVN
Tin liên quan
 
Chủ nhật, 6/10/2013 13:21 GMT+7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ trước 1954

Từ một nhà giáo dạy lịch sử, Võ Nguyên Giáp tham gia hoạt động cách mạng khi còn trẻ và sớm trở thành Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25.8.1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, ông bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[11] Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.
Cuối năm 1931, Võ Nguyên Giáp được trả tự do. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và nhận bằng cử nhân luật năm 1937. Tháng 5/1939, ông nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội.
Đại tướng và phu nhân - bà Quang Thái - trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội. Bà là người vợ đầu của Đại tướng, là em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.
Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái, người vợ đầu tiên của Đại tướng, trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944
Bà Quang Thái là em gái nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. 
Ông bà có một người con gái, tiến sĩ Võ Hồng Anh. .
Bức ảnh ông chụp cùng với cha mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.
Đại tướng với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (ngồi bên trái) nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên giới 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (bên trái) đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên giới 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tạm nghỉ trên đường tới Chiến dịch Biên giới 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tạm nghỉ trên đường tới Chiến dịch Biên giới 1950.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ ba từ trái), Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan​ trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt, Lào đi đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Khi chia tay, Chủ tịch ra chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17 giờ 30 ngày 13-3-1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại 7-5-1954
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng lịch sử ngày 7/5/1954.
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng-Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13.5.1954).
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954.
Nguyễn Tâm
(Nguồn: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp")
Tin liên quan
 
Chủ nhật, 6/10/2013 15:19 GMT+7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ 1954 - 1975

Sau chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy quân đội kháng Mỹ, chỉ đạo các chiến dịch Mậu Thân, Nam Lào, xây dựng đường Trường Sơn, cỗ vũ bộ đội xốc tới trong chiến dịch Hồ Chí Minh đi đến thống nhất đất nước.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thăm thương bệnh binh năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị bộ đội diễn tập (năm 1957). Ảnh TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị bộ đội diễn tập năm 1957. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các anh hùng miền nam tại khu vườn Phủ Chủ tịch ngày 15/11/1965.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các anh hùng miền nam tại khu vườn Phủ Chủ tịch ngày 15/11/1965. Ảnh: TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến năm 1968. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện vào Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-1969
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc"
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc". Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3-1973)
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 vào tháng 3/1973. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2-9-1973
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Tháng 12-1974 đến tháng 1-1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7-4-1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa..."
Tháng 12/1974 đến tháng 1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...". Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải là Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng tham mưu), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương) và Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
Nguyễn Tâm (tổng hợp)
Tin liên quan
 
Chủ nhật, 6/10/2013 17:37 GMT+7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ 1975 đến nay

Tướng Giáp giống như một sợi dây kết nối nhiều giai đoạn lịch sử và là chỗ dựa tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam cho tới mãi sau này, ngay cả khi trái tim vĩ đại đã ngừng đập.

tuonggiap-1-7920-1381030302.jpg
Ngày 10/3/1977, Đại tướng dẫn đầu một phái đoàn quân sự của Việt Nam thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitry Ustinov. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
tuonggiap-2-3302-1381030303.jpg
Tháng 7/1980, Đại tướng cùng anh hùng Phạm Tuân (ngoài cùng bên trái) thăm Trung tâm Huấn luyện Gagarin ở Liên Xô. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
tuonggiap-11-8353-1381030303.jpg
Đại tướng trong một buổi nói chuyện nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984) tại Hà Nội. Ảnh: Alex Bowie
tuonggiap-15-6577-1381030303.jpg
Tướng Giáp tại nhà riêng ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, hồi năm 1994. Đây là lúc ngay trước khi ông lên đường tới Điện Biên Phủ để kỷ niệm 40 năm chiến thắng chấn động địa cầu. Ảnh: Catherine Karnow
tuonggiap-19-9163-1381034462.jpg
Đại tướng được bà con địa phương chào đón khi ông trở lại Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow
tuonggiap-16-8020-1381030303.jpg
Tướng Giáp bên một di tích chiến tranh ở Điện Biên Phủ năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow 
tuonggiap-13-9834-1381030304.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có cuộc gặp lịch sử với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, đối thủ một thời của ông trên chiến trường, ngày 23/6/1995, khi McNamara tới Hà Nội dự hội nghị chuyên đề lịch sử về chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AP
tuonggiap-10-3958-1381030304.jpg
Tướng Giáp ngồi chờ tàu ở ga Geneva để đến Zurich (Thụy Sĩ) năm 1996. Ảnh: Trần Tuấn
tuonggiap-8-2493-1381030304.jpg
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bản sao thanh gươm quý của anh hùng Simon Bolivar, nhà cách mạng nổi tiếng, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Ảnh: AFP
tuonggiap-18-1923-1381030304.jpg
Đại tướng đi bộ trên đường phố. Đây là môn thể dục ưa thích của ông. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
tuonggiap-20-4785-1381043357.jpg
Đại tướng và cháu trai Võ Thành Trung. Ảnh: Duy Anh
Nhật Nam (tổng hợp)
Tin liên quan
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/dai-tuong-vo-nguyen-giap-thoi-ky-1975-den-nay-2890776.html

Thứ tư, 9/10/2013 14:02 GMT+7

'Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ bất tử'

Đánh giá cao tài năng của "nhà chiến lược quân sự vĩ đại" Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo, chính đảng nhiều nước cho rằng, Đại tướng và tư tưởng của ông sẽ sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và luôn còn mãi với thời gian.

Trong bức điện chia buồn gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni viết: "Tôi xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn và xin gửi tới Ngài Tổng Bí thư và toàn thể gia quyến Ngài Đại tướng Võ Nguyên Giáp lời chia buồn sâu sắc nhất. Ngài Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi, Đảng Cộng sản Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi xin kính viếng hương hồn Ngài Đại tướng Võ Nguyên Giáp và xin cầu nguyện cho linh hồn của Ngài Đại tướng an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng".
Còn nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Fuwa Tetsuzo chia sẻ: "Lần đầu tiên tôi được gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp là tháng 2/1966, trong chuyến thăm Việt Nam của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra ác liệt. Tôi luôn nhớ về chuyến thăm đó - xuất phát điểm mới của tình đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng chúng ta và tưởng nhớ đến đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời". 
dt2-5787-1381292250.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk khi ông tới Hà Nội tham dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: AFP.
Chia buồn sâu sắc về sự mất mát này, bức điện của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có đoạn: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh hùng của Việt Nam và là người có lòng yêu nước sâu đậm. Ông là nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã chiến đấu cho độc lập của Việt Nam. Di sản mà ông để lại sẽ luôn còn mãi với thời gian".
Gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chiến lược quân sự huyền thoại, người yêu nước vĩ đại và chiến sỹ chân chính của chủ nghĩa quốc tế, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Geetesh Sharma cho biết,  Ấn Độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người rất gần gũi, thân thiết và được nhân dân tôi vô cùng kính phục, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, thành phố Calcutta (nay gọi là Kolkata) vẫn lưu giữ những kỷ niệm đẹp về hai lần Đại tướng đến thăm.
"Tôi đã kể về chuyến thăm Kolkatta của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn sách xuất bản năm 1991 với tựa đề: 'Quan hệ Ấn-Việt: Ưu tiên của thế kỷ 21 - Calcutta chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp'. Những bạn bè quốc tế của Việt Nam sẽ nhớ mãi năm tháng sinh thời của Đại tướng. Những người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tư tưởng của ông sẽ bất tử và sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam", bức điện của Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Geetesh Sharma có đoạn.
Trong bức điện chia buồn về sự ra đi của "người chỉ huy lỗi lạc của cuộc Đấu tranh Giải phóng của nhân dân Việt Nam", Chủ tịch Đảng cộng sản Bangladesh Manjurul Ahsan Khan cho hay, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, nghệ thuật chiến tranh du kích kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc đế quốc Mỹ hứng chịu thất bại. Đóng góp to lớn của Đại tướng đã đặt nền tảng cho nước Việt Nam độc lập tự chủ ngày nay.
"Đồng chí Võ Nguyên Giáp không chỉ là nguồn động viên của nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ to lớn cho tất cả phong trào cách mạng trên thế giới ngày nay. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bangladesh cũng xin gửi lời chia buồn tới gia đình, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và bạn bè thân thiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", trích điện chia buồn.
Còn Đảng cộng sản Bồ Đào Nha nhìn nhận, tên tuổi Võ Nguyên Giáp, người đồng hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ mãi mãi gắn liền với những chiến thắng lịch sử trước thực dân Pháp và đế quốc Bắc Mỹ, tôn vinh các dự án và giá trị cộng sản và chứng minh rằng dù cuộc kháng chiến chống lại sự bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc có phải hy sinh nhiều đến bao nhiêu, thì một dân tộc đoàn kết và quyết tâm sẽ chắc chắn là bất khả chiến bại.
"Là nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và là chiến lược gia quân sự đầy cảm hứng, đồng chí Giáp đã có đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp hoàn vũ của những người lao động và các dân tộc trên toàn thế giới. Tấm gương cao cả của người đồng chí chiến sĩ chiến đấu vì quyền của các dân tộc được lựa chọn con đường riêng của mình, vì hòa bình và chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ bị quên lãng", điện chia buồn của Đảng cộng sản Bồ Đào Nha.
Theo TTXVN

Geen opmerkingen:

Een reactie posten