vrijdag 4 oktober 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thọ 103 tuổi

Thứ sáu, 04/10/2013




Tin tức / Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thọ 103 tuổi

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem là một trong những vị anh hùng dân tộc được kính trọng nhất của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem là một trong những vị anh hùng dân tộc được kính trọng nhất của Việt Nam.
CỠ CHỮ- +
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời lúc 6 giờ chiều hôm nay 4/10, thọ 103 tuổi.

Tin cho hay ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, nơi ông được điều trị, chăm sóc trong 3 năm gần đây vì sức khỏe suy yếu.

Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, xác nhận tin này với VOA Việt ngữ tối cùng ngày:

“Tin này từ gia đình đại tướng cho biết mới đây thôi. Có lẽ trung ương còn bận họp nên chưa loan tin chính thức. Mới là tin nội bộ trong gia đình, còn đợi trung ương chính thức thông báo.”

Tính tới  9 giờ tối Hà Nội ngày 4/10, truyền thông của nhà nước chưa chính thức loan tin Tướng Giáp qua đời.

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người có quan hệ gần gũi với gia đình Tướng Giáp, cũng cho rằng báo chí trong nước chưa loan tin có lẽ vì đang đợi chỉ đạo từ trung ương:

“Trên lãnh đạo họ đang họp hay bàn tính thế nên họ đang giữ, chưa đăng tin.”

Tướng Giáp là vị chỉ huy có công lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, dẫn tới việc rút quân của quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam và toàn vùng Đông Dương.

Vị tướng tài nổi tiếng thế giới qua các chiến thuật du kích ngoạn mục đánh bại các lực lượng địch hùng mạnh. Ông được xem là một trong những vị anh hùng dân tộc được kính trọng nhất của Việt Nam, chỉ sau nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh.

Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược quân sự tự học và là người thành lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho các lực lượng chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Sau trận đánh Điện Biên Phủ, ông tiếp tục đánh bại chính quyền miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn trong cuộc chiến 1975.

Đến 10 giờ tối 4/10, báo chí của nhà nước Việt Nam chính thức lên tiếng xác nhận tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.



 

Trà Mi-VOA

 
Ông Võ Nguyên Giáp qua đời
Dân Làm Báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào lúc 6 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Viện quân y 108. Ông hưởng thọ 103 tuổi.

Ông Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, gia nhập đảng Cộng sản Đông dương vào năm 1940, trở thành ủy viên Ban chấp hành Trung ương và ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1945.

Sau Cách mạng tháng 8, Võ Nguyên Giáp đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Dù không kinh qua bất kỳ một trường đào tạo quân sự hoặc trải qua các bậc hàm quân đội nào, ông Võ Nguyên Giáp đã trở thành đại tướng đầu tiên của quân đội cộng sản vào năm 1948. Ông nổi tiếng với trận Điện Biên Phủ và từ chiến thắng đó ông trở thành Tổng tư lệnh tối cao. 

Trong thời gian chiến tranh Nam Bắc ông trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy các chiến dịch Tết Mậu Thân, Chiến dịch 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian này ông cũng đảm nhiệm các chức vụ Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Phó thủ tướng, Phó Chủ tịch hội đồng bộ trưởng.

Năm 1983, lúc ông 70 tuổi, ông được đảng xếp vào vài trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. 

Cuối đời ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu, Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên.

Trên mạng nhiều người đang nhìn việc qua đời của ông Võ Nguyên Giáp như là kết thúc sau cùng của bốn cột trụ Hồ Đồng Chinh Giáp trong 2 câu trong Sấm Trạng Trình:

Bao giờ Đồng cạn, Hồ khô.
Chinh rơi, Giáp rách mới yên cơ đồ

Đã đến lúc lời sấm được ứng nghiệm.
Khi cái xác VNG tan rã (Giáp rách) là lúc CS sụp đổ.
  • Tại Hà Nội, trong một lần phóng viên báo chí quốc tế phỏng vấn: “… Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản ?…” – Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên lạnh lùng trả lời bằng tiếng Pháp : (Non, pas du tout) “không hối tiếc” với toàn thế giới!?. Hãy tạc câu nói này lên bia mộ ông ta – Cho ngàn sau nguyền rủa…
  • Chưa một ông Tướng nào nướng quân nhiều bằng Võ Nguyên Giáp, con số chính thức là 1.1 triệu quân CS, với khoảng 2.5 triệu dân chết theo (tài liệu CS). Chỉ trong trận Mậu Thân và Mùa Hè 1972 do ông trực tiếp điêu khiển quân số bị loại khỏ vòng chiến là 200 nghìn trong đó có nhiều bộ đội là thiếu niên 14-15 tuổi, nhiều bộ đội khác bị xiềng trên ngọn cây và xe tăng, Được ĐCS thổi phồng nhưng các tướng lãnh Mỹ mời hội thảo về chiến tranh VN thì nhà nước không cho đi, và ở trong nước ĐT đuợc chỉ định làm chủ tịch quốc gia dân sô nên dân gian có câu : Ngày xưa đại tướng cầm quân - Bây giờ đại tường cầm quần chị em. Ngày xưa đại tướng công đồn- Bây giờ đại tuớng cấm...ồn chị em. Con gái đại tuờng đuợc đi du học và tốt nghịp luật sư ở Mỹ, con rể đại tường làm giám đốc một hãng truyền thông lớn nhất Việt Nam. Các thư của tướng Giáp về vấn đền Bauxite tây nguyên đuợc gửi tới ĐCS nhiều lần nhưng không đuợc trả lời và không đuợc đếm xỉa...
    Dó là những sự thật về ĐT Võ Nguyên Giáp, công tội sẽ do lịch sử sau này phán xét.
 
http://danlambaovn.blogspot.nl/2013/10/ong-vo-nguyen-giap-qua-oi.html#more

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

tải lại trang để cập nhật sự kiện mới nhất
  1. Mời quí vị theo dõi bài ' Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây' của nhà sử học Nguyễn Văn Huy từ Paris.

  2. BBC World phỏng vấn Trưởng ban Việt ngữ Nguyễn Giang. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Anh.
    Nguyễn Giang: "Trong thời gian cuộc chiến chống Pháp, ông đã thắng bốn vị tướng Pháp, và trong cuộc chiến với Hoa Kỳ, ông được coi là đã thắng Tướng William Westmonland của Hoa Kỳ.
    "Sau cuộc chiến, ông vẫn trung thành với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam nên đã trở thành cảm hứng cho một cuộc vận động chống lại một dự án đầu tư khai tác bauxite lớn của Trung Quốc vào Việt Nam.
    "Với người dân ít ra là ở Bắc Việt Nam, sau Hồ Chí Minh thì sang thời kinh tế thị trường khi vấn đề tham nhũng với đảng Cộng sản diễn ra, thì ông Giáp vẫn là một biển tượng của đạo đức cách mạng và vì thế ông cũng thu hút nhiều khách quốc tế như Hugo Chavez, Fidel Castro. Còn với người Việt Nam một phần di sản của ông là đạo đức và tinh thần chiến đấu của ông".
  3. Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cũng từng đích thân đến tận nhà để gặp tướng Giáp trong chuyến thăm Việt Nam năm 2003.
  4. Cố Tổng tống Venezuela, Hugo Chavez, đã từng đến thăm tướng Giáp tại nhà riêng hồi 1/8/2006 và tặng ông một thanh kiếm, giống với thanh kiếm mà người anh hùng Simon Bolivar từng đeo, làm quà tặng kỷ niệm.
  5. Một bức hình khá hiếm trong kho tư liệu của AP, chụp tướng Giáp thảo luận kế hoạch hành quân cùng Hồ Chí Minh năm 1950.
  6. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh: Rất độc ác là để cụ sống thực vật lâu như thế. Độc ác hơn nữa là những năm cụ còn sống khỏe mạnh chúng xem cụ như chết rồi và cụ cứ thế sống lây lất. Trong hệ thống này chuyện gì cũng có thể xảy ra được.
    Hồi xưa cụ chỉ cần đập tay xuống bàn...thì chuyện đã khác, cũng có thể là ngay sau đó cụ bị giết. Nhưng từ đó đến giờ thì cụ sống có ích lợi gì?
    Chỉ có hệ thống này mới có thể đem một người như cụ ra làm trò đùa.
  7. New York Times: Ông là một người rất lôi cuốn và hoạt bát, một nhà quân sự uyên bác và một người theo chủ nghĩa dân tộc quyết liệt. Ông có thể dùng sức hút của bản thân để lên tinh thần cho quân sỹ, làm bùng cháy trong họ sự sẵn sàng cống hiến cho đất nước. Những người hâm mộ ông đặt ông ngang hàng với MacArthur, Rommel và những chỉ huy quân sự vĩ đại khác của thế kỷ 20.
  8. Trang Baidu: Theo các nguồn tư liệu Trung Quốc, ông Giáp đã bị mất quyền tháng 2/1980 vì ông chống lại chính sách chống Trung Quốc của Hà Nội khi đó. Tướng Giáp đặt vấn đề về cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia. Năm 1990 ông Giáp đã đi dự cuộc thi thể thao Asian Games ở Bắc Kinh và đó là biểu hiện của nỗ lực cải thiện quan hệ Việt – Trung. Truyền thông Trung Quốc gọi Tướng Giáp là một người bạn của Trung Quốc.
  9. Reuters dẫn lại lời nhận xét của Tướng William C.Westmoreland nói ông Giáp thành công vì "ông ta sẵn sàng chịu tổn thất lớn để theo đuổi chiến thắng".
    "Bất kỳ một tổng tư lệnh nào của Hoa Kỳ mà chịu tổn thất lớn như Tướng Giáp đều sẽ bị cách chức ngay tức khắc," Westmoreland nói.
  10. Bloomberg:Sự chuyển mình của Tướng Giáp, từ một nhà cách mạng chống đế quốc đến một chính khách cao tuổi được kính trọng phản ánh sự chuyển mình của Việt Nam, từ một nước bị thế giới ruồng bỏ sang chính sách mà nước này tự miêu tả là "người bạn của tất cả các nước".
    Vào năm 1995, Việt Nam đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nước giờ đây là thị trường hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

     
  11. Báo Thanh Niên: Trong cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều quyết định quan trọng, đưa ông vào hàng “những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử” (từ của Peter MacDonald, một vị tướng kiêm sử gia người Anh). Nhưng việc thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” chuyển sang “Đánh chắc tiến chắc” - một thay đổi đưa đến chiến thắng tuyệt đối trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - được coi là quyết định to lớn và “khó khăn” nhất cuộc đời ông.
  12. VnExpress: Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
  13. Hãng thông tấn AP: "Võ Nguyên Giáp, vị tướng tự đào tạo tài ba, người đã đánh đuổi quân Pháp ra khỏi Việt Nam, giải phóng nước này khỏi chế độ thực dân và sau đó khiến người Mỹ phải từ bỏ nỗ lực cứu vãn Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản, đã qua đời.
    Ở tuổi 102, ông là người vệ binh cách mạng cuối cùng thuộc thế hệ cũ của Việt Nam."
  14. Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris: Một vinh hạnh không kém là Tướng Giáp được sự quí trọng của hai vị tướng tài ba trong quân đội Pháp và Mỹ, đối thủ của ông, đó là các ông Raoul Salan, Đại tướng, người chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương thời điểm 1951-1953, và William Westmoreland, Đại tướng, người chỉ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam thời điểm 1968-1972.
  15. Phóng viên Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt:

    Tôi cũng có chút kỷ niệm về Tướng Võ Nguyên Giáp. Hồi năm 1995, khi vừa bước chân vào nghề báo, tôi đã được giao đi đưa tin về cuộc gặp của Tướng Giáp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara ở Hà Nội. Hai người gặp nhau với vẻ hồ hởi nhưng ông McNamara đã toát mồ hôi hột sau đó vì 'bài giảng' về chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc gặp Tướng Giáp khẳng định không có chuyện quân đội Việt Nam tấn công tàu Hoa Kỳ hồi tháng Tám năm 1964 vốn khiến Hoa Kỳ sau đó quyết định tham chiến ở Việt Nam.
    Các phóng viên vốn chỉ được tham dự vài phút ban đầu rồi phải ra ngoài. Tôi không biết quy định này nên đàng hoàng ngồi hàng ghế đầu cùng các quan chức Việt Nam. Khi các phóng viên phải ra hết để đóng cửa thì tôi vẫn ngồi lại và máy thu vẫn mở.Tuy nhiên vì để xa quá nên chất lượng âm thanh không tốt. Khi về văn phòng, biên tập viên sau đó đã đập bàn vì bực tức,nhưng bài vẫn lên trang nhất.
  16. Hãng thông tấn AP trong tin đăng cách đây ít phút dẫn lại lời tướng Giáp trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2005:
    "Chưa từng có một cuộc chiến giành chủ quyền nào lại ác liệt và gây nhiều tổn thất như cuộc chiến này".
    "Nhưng chúng tôi vẫn chiến đấu bởi vì đối với Việt Nam, không có gì quý hơn độc lập tự do."

     
  17. Hình chụp Bệnh viện quân y 108, nơi tướng Giáp điều trị, cách đây ít phút. Một người dân sống ở Hà Nội nói từ sáng, công an phường đã có mặt để yêu cầu các hàng quán quanh đây phải dẹp tiệm.
  18. Trong giới quân sử phương Tây còn nhiều ý kiến không đồng nhất về chiến thuật mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng trong các trận chiến. Người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland, nói về con số thương vong quá lớn trong các trận đánh mà Tướng Giáp chỉ huy:
    “Thái độ coi nhẹ cuộc sống con người như vậy có thể khiến một người trở nên một đối thủ đáng kính nể nhưng không thể làm ông ta trở thành thiên tài quân sự được.”

  19. BBC World TV đã chạy tin Tướng Giáp qua đời và có bài tường thuật về cuộc đời của thiên tài quân sự Việt Nam qua tường thuật của phóng viên Bill Hayton, từng làm việc tại Việt Nam.
  20. Đây là bức ký họa tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  21. Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris viết cho BBC Tiếng Việt:
    Hiện nay không biết đã có bao nhiêu sách báo và tài liệu quân sự viết về Võ Nguyên Giáp, nhưng ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về ông, hay chính ông viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập... và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện trên thế giới.

  22. Hàng ngàn người đã chia buồn với tin Tướng Giáp qua đời trên Facebook của BBC Vietnamese
  23. Hãng thông tấn AFP dẫn một nguồn trong quân đội Việt Nam nói "Tôi có thể xác nhận rằng Tướng Giáp qua đời vào lúc 6 giờ 08 phút chiều vào hôm nay 04/10.
     
  24. Hãng thông tấn AP: Tướng Giáp qua đời tối thứ Sáu tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 sau bốn năm sức khỏe suy giảm và ốm dài ngày, một quan chức chính phủ và một nguồn thân cận với gia đình cho biết.  Cả hai nguồn này đều muốn ẩn danh.
  25. Một cư dân giấu tên sống ở Hà Nội nói chiều tối nay, lực lượng an ninh đã có mặt rất đông trước cửa bệnh viện 108, nơi ông Võ Nguyễn Giáp điều trị.
     

tin mới nhất
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cựu Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, qua đời tại Hà Nội, theo nguồn tin từ thông tấn nước ngoài và một số nhà báo trong nước.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten