zondag 8 september 2013

Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?

Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?


Cập nhật: 14:17 GMT - thứ năm, 5 tháng 9, 2013

Mỗi tháng, hàng ngàn người di cư bước chân vào cuộc hành trình nguy hiểm vượt Ấn Độ Dương để tìm cách tới bờ biển Úc dù chính quyền Úc đã có chính sách bắt và gửi họ sang các trại bên ngoài Úc.
Nhiều người bỏ chạy vì tình trạng rối loạn ở các nước như Afghanistan, Iran và Sri Lanka.
Họ phải trả những khoản tiền rất lớn cho các đường dây buôn người, những người thường vận hành tàu thuyền thiếu an toàn rời khỏi Indonesia.
Vấn đề người tị nạn là một chủ đề nổi bật trong chiến dịch vận động tranh cử tại Úc, với cả hai bên chính đảng cam kết có các chính sách cứng rắn để ngăn chặn làn sóng người nhập cư.
BBC đã nói chuyện với ba người di cư ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ .
Habib là một nhà hoạt động dân quyền 41 tuổi ở Kabul. Ông có ba con gái lên chín, tám và ba tuổi. Ông và gia đình đang hy vọng sẽ rời khỏi Afghanistan bất kỳ ngày nào.
Tàu chở người lậu bị cảnh sát Australia phát giác
Tàu chở người lậu bị cảnh sát Liên bang Australia phát giác
Tôi đã làm rất nhiều trong việc bảo vệ quyền của những người dân bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Vì tôi đưa các vụ việc ra tòa nên đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Tôi bị bỏ tù ba lần và tôi đã bị đánh hai lần. Lần thứ hai tôi bị đâm - họ tìm cách giết tôi.
Tôi nhận ra rằng nếu tôi chết thì vợ và ba con gái tôi sẽ phải đối mặt với một tương lai vô cùng đen tối. Vì vậy, tôi quyết định rời khỏi Afghanistan.
Tôi chọn Úc vì đó là một quốc gia quan tâm đến nhân quyền.
Tôi muốn con gái tôi có thể đi học ở một nơi yên bình, nơi chúng sẽ không phải thường xuyên nghe tin tức về bạo lực, đánh bom tự sát và những vụ giết người.
Tôi có một số họ hàng sống ở Indonesia. Họ giúp tôi liên hệ với một công ty du lịch ở Kabul mà công ty này có tiếp xúc với đường dây buôn người.
Tôi chưa gặp chính những người buôn người đó nhưng công ty này nói rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ khởi hành.
Tất nhiên đây là một canh bạc lớn. Không thể tin cậy những kẻ buôn người. Nhưng những người này đã giúp đưa họ hàng của chúng tôi đi và chúng tôi không có lựa chọn nào khác, vì vậy chúng tôi phải tin vào họ.
Chúng tôi được nói cho biết là đầu tiên phải đến Ấn Độ. Sau đó, họ sẽ đưa chúng tôi đến Malaysia và tiếp đó đến Indonesia.
Chúng tôi phải trả cho họ $21.000 để có visa đi học và đi làm của Malaysia. Tức là $6.000 cho tôi và vợ tôi, và $3.000 cho mỗi con gái chúng tôi.
Chúng tôi phải trả một nửa số tiền này trước khi đi và phần còn lại trả sau khi tới Malaysia. Có được từng ấy tiền là cả một khó khăn.
Tôi đã phải vay mượn một số, và chúng tôi đang bán tất cả tài sản và đồ dùng gia đình của mình để trang trải phần còn lại.
Chúng tôi đã nghe tin tức trên TV và trên đài phát thanh về sự nguy hiểm của chuyện vượt biển từ Indonesia đến Australia. Tàu thuyền không phải là loại đi biển được, họ chất quá tải và nhiều tàu đã bị chìm.
Nhưng bất chấp điều đó, chúng tôi thấy hầu hết người tị nạn đều đến được Australia và bắt đầu cuộc sống mới ở đó.
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận khó khăn để tới được một nơi chúng tôi sẽ có một cuộc sống yên bình.
Tôi phải rời khỏi đất nước của mình để bảo vệ cuộc sống của tôi và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các con tôi.
Nó khiến tôi thật buồn vì tôi sinh ra ở đây và mộ cha mẹ tôi cũng ở đây. Nhưng tôi không có cách nào khác.


Bài viết có sự đóng góp của Maryam Ghamgusar, Fariba Sahraei, Kumar Malhotra, Jenny Norton và Johannes Dell.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten