dinsdag 3 september 2013

Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn với sự trọ giúp của Tổ chức từ thiện Canada

Nhà nội trú cho học sinh nghèo Lạng Sơn

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-08-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

"Projet Lang Son" là ngôi trường mới, khởi công từ tháng Bảy 2012, hoàn tất tháng Tám 2013, sẽ được khai giảng đầu tháng Chín tại Lạng Sơn.
"Projet Lang Son" là ngôi trường mới, khởi công từ tháng Bảy 2012, hoàn tất tháng Tám 2013, sẽ được khai giảng đầu tháng Chín tại Lạng Sơn.
Courtesy helpkidstoschool

Nghe bài này
Một ngôi trường mới, khởi công từ tháng Bảy 2012, hoàn tất tháng Tám 2013, sẽ được khai giảng đầu tháng Chín tới đây tại Lạng Sơn miền Bắc Việt Nam.
Với chi phí tổng cộng 50.000 đô la Canada, quá trình xây dựng tròn một năm, là thành quả thứ nhất của Help Kids To School, Giúp Bé Đến Trường, một tổ chức từ thiện ở thành phố Toronto, Ontario, Canada.
Mục đích giúp các em có được sự giáo dục
Đó là những anh chị em trong Giáo Xứ Các Thanh Tử Đạo Việt Nam tại Toronto, Canada, anh Nguyễn Tấn Khoa, tay đàn Piano cũng là thầy dạy trong các lớp dương cầm cho các em tại Nhà Thờ Thánh Tử Đạo Việt Nam và chùa Xá Lợi ở Toronto, chị Lê Thị Ngọc Thúy hay bạn trẻ Kelly Lê Hồng Miên chẳng hạn.
Trước đó, trong một lần nói chuyện với các thành viên của Giúp Bé Đến Trường từ xa về thăm Lạng Sơn, nữ tu Đào Thị Thảo dòng Thánh Phao Lô ở địa phương từng gợi ý về một ngôi trường, đúng ra là một ngôi nhà nội trú cho khu vực mà những tệ nạn xã hội đã tác động không ít đến thanh thiếu niên hay những em nhỏ thuộc các gia đình nghèo và không có phương tiện đi học:
Trên Lạng Sơn này hoàn cảnh như thế này rất là nhiều, nhưng mà hỏi là khả năng của mình có thể được bao nhiêu thôi. Ví dụ như mình có một cái nhà xong mình qui tụ các em, ví dụ năm nay 5 em, rồi sang năm 10 em, dần dần mình mới tăng thêm. Không những mình làm nhà cho nó ở mà sau này mình còn tìm cách để giúp nó, nhưng mà trước hết là thế nào cũng phải có cái nhà là cái mà mình giúp lâu dài cho cả cuộc sống.
Rồi những cái tệ nạn xã hội bây giờ, các em mà không có đủ phương tiện đi học, rồi nhiễm những cái độc hại như vậy. Nói chung là ý thức, mình phải dạy cho nó ý thức về cuộc sống về công ăn việc làm. Bây giờ thí không, cả ngày không ai dạy dỗ gì hết cả
Nữ tu Đào Thị Thảo
Bây giờ nếu đi sâu vào trong các gia đình mình nhìn thấy toàn là thanh niên nó hút rồi nghiện rồi chết. Xì ke ma túy xong trở thanh bệnh SIDA đấy. Rồi giờ bên nữ cũng nhiều, toàn đi sang Trung Quốc, rồi lấy chồng luôn bên ấy. Rồi những cái tệ nạn xã hội bây giờ, các em mà không có đủ phương tiện đi học, rồi nhiễm những cái độc hại như vậy. Nói chung là ý thức, mình phải dạy cho nó ý thức về cuộc sống về công ăn việc làm. Bây giờ thí không, cả ngày không ai dạy dỗ gì hết cả.
Tham gia chương trình Bạn Của Bé khám bệnh cho người nghèo ờ Mỹ Lương, An Giang. RFA files
Tham gia chương trình Bạn Của Bé khám bệnh cho người nghèo ờ Mỹ Lương, An Giang. RFA files


Động lực làm nên Help Kids To School Giúp Bé Đến Trường, anh Nguyễn Tấn Khoa trình bày, đến từ một buổi mạn đàm về tệ nạn mãi dâm thiếu nhi xuyên biên giới mà linh mục Martino Nguyển Bá Thông, người sáng lập OBV One Body Village, Làng Một Thân Hình, chia sẻ khi ông đến Toronto năm 2011:
Cha Thông có nói một câu là khi giúp được 5 em về thì cũng đồng thời sẽ có 30 chục em bị bán qua biên giới. Câu chuyện liên tục xảy ra là một vấn nạn, anh em ngồi lại suy nghĩ va thấy rằng giải pháp có thể hữu hiệu hơn, lâu dài hơn là giúp cho các em có một sự giáo dục. Đó là lý do tụi này đặt tên của nhóm là Help Kids To School và bắt đầu xây trường.
Tụi em quyết định đi Lạng Sơn tại nó nằm ngay ranh giới với Trung Quốc và có đường dây những đứa bé bị bán làm nô lệ tình dục. Thay vì bây giờ có tiền cho mấy đứa nhỏ sống qua ngày thì không thể nào mà đủ hết, dạy nó sống được suốt đời thì mình xây cái trường.
Cũng xin bổ túc câu trả lời của Thúy, có nhiều người đã về Việt Nam và khi trở qua thì họ khuyên mình nên giúp ngoài Bắc tại vì ngoài đó dân tình có vẻ nghèo hơn miền Trung và trong Nam. Điểm thứ hai là tại sao giúp ở biên giới và chọn vùng Lạng Sơn? Tại vì biên giới này là vùng rừng núi, dân sống ở đó là người sắc tộc vùng sâu vùng xa, ít tiếp cận với những cơ hội học hành của thành thị.
Tổ chức văn nghệ Gián Sinh gây quỹ xây trường ở Toronto Canada
Tổ chức văn nghệ Gián Sinh gây quỹ xây trường ở Toronto Canada


Để có thể xây trường, nhóm đã tổ chức gây quĩ bằng nhiều phương cách:
Một là tổ chức văn nghệ, hai là đi bán bánh, ba là đi cắt tóc, rồi bake sale, những cái events có thể gây quĩ, bán bong bóng này nọ… hay là những người thiện nguyện cho.
Khi giúp được 5 em về thì cũng đồng thời sẽ có 30 chục em bị bán qua biên giới. Câu chuyện liên tục xảy ra là một vấn nạn, anh em ngồi lại suy nghĩ va thấy rằng giải pháp có thể hữu hiệu hơn, lâu dài hơn là giúp cho các em có một sự giáo dục
Anh Nguyễn Tấn Khoa
Phòng ốc được xây lên có thể chứa khoảng chừng 60 em, có nhiều trình độ khác nhau từ Tiểu Học cho tới Đại Học. Gọi là trường học nhưng mà thực sự là một Nhà Nội Trú, tiếng Anh gọi là Residential House. Ban ngày các em đi học trường nhà nước, chiều về thì các em quay lại Nhà Nội Trú và ở đó luôn thay vì phải đi đi về về. Các em sẽ có cơ hội để học thêm hoặc học nghề này nọ. Lý do là vì các em ở trên các bản làng sắc tộc rất là xa, khó có cơ hội đi học. Về thành phố Lạng Sơn thì các em ở tại Nhà Nội Trú này để đi học dễ hơn.
Với tôn chỉ giáo dục, chỉ giáo dục mới có thể cứu vãn những đối tượng những cuộc đời bất hạnh ở vùng Lạng Sơn xa xôi kia, bên cạnh việc hướng dẫn và đào tạo cho người trẻ hải ngoại tinh thần phục vụ tha nhân hay cộng đồng, Giúp Bé Đến Trường ra đời từ và hoạt động như thế:
Khi nghe nói xây trường thì mọi người cũng hơi ngạc nhiên, người ta cứ hỏi tại sao không giúp bão lụt hoặc là giúp các em bị lạm dụng tình dục chẳng hạn hoặc là giúp cho người cùi hoặc trại mồ côi. Câu trả lời là những việc đó đã có rất nhiều người quan tâm tới. Việc giáo dục, không phải là nhiều người không quan tâm, nhưng mà thời gian đầu tư dài hơn, và khi hiểu ra được cái động lực cái nguyên nhân nhóm chủ trương như vậy thì có rất nhiều người trong cộng đồng, trong gia đình, trong bạn bè hưởng ứng. Đó là lý do tại sao trong khoảng thời gian hai năm mà có thể quyên góp được 50.000 Đô La như đã dự tính.
Ngôi trường ở Lạng Sơn xây dựng xong hồi tháng 8, 2013
Ngôi trường ở Lạng Sơn xây dựng xong hồi tháng 8, 2013


Sau khi hoàn thành, ngôi trường mới tức Nhà Nội Trú ở Lạng Sơn không còn nằm trong tay nhóm Giúp Em Đến Trường nữa mà được giao qua cho các nữ tu địa phương:
Nhóm chỉ hỗ trợ tài chánh để xây cất, vấn đề điều hành Nhà Nội Trú thì do các nữ tu Công giáo dòng Thánh Phao Lô và một số anh chị em giáo viên thiện nguyện ngay tại Lạng Sơn.
Dưới mắt nhìn của chị Thúy cùng những người trong nhóm, xây một trường học cho một vùng nghèo thì không thấm vào đâu so với nhu cầu của địa phương đó:
Chắc không bao giờ đủ tại nhu cầu của người cần bên Việt Nam rất nhiều, tụi em lúc nào cũng ráng hết sức để xây trường nhiều hơn, tạo cơ hội giúp các em được nhiều hơn.
Chính vì thế, dự tính sắp đến của Giúp Bé Đến Trường là một ngôi trường khác ở Sài Gòn. Nhưng tại sao lại thành phố lớn chứ không phải một vùng sâu vùng xa khác ở Việt Nam? Câu trả lời là vì:
Bây giờ ngôi trường ở Lạng Sơn đã hoàn tất và nhóm chuẩn bị ngôi trường thứ hai ở Sài Gòn cho tổ chức Một Thân Hình của linh mục Nguyễn Bá Thông, để nuôi dưỡng các em được linh mục cứu ra. Ngôi trường thứ hai sẽ được quyên góp bắt đầu năm 2014.
Thời gian không đợi mình lâu được, thành ra tụi em cố gắng làm càng sớm càng tốt. Khi mà cái trường này xong thì giấc mơ của tụi em lúc nào cũng muốn bằng đủ mọi cách quyết định đi hai trường ba trường càng sớm càng tốt
Chị Thúy
Cố gắng hoàn thành càng sớm càng tốt
Giáo dục, kiến thức, sự hiểu biết… là những điều phải bắt đầu ngay khi có thể và ngay lúc thời gian cho phép. Cuộc sống đối với trẻ nghèo, thất học và bị lạm dụng luôn đong đầy rủi ro, bất trắc, cần hỗ trợ cho các em học hành vì thời gian không dừng lại để chờ may rủi qua đi:
Có nghĩa là thời gian không đợi mình lâu được, thành ra tụi em cố gắng làm càng sớm càng tốt. Khi mà cái trường này xong thì giấc mơ của tụi em lúc nào cũng muốn bằng đủ mọi cách quyết định đi hai trường ba trường càng sớm càng tốt.
Vấn đề giáo dục này rất quan trọng tại vì nó có một lợi ích lâu dài dù là thời gian đầu tư có lâu hơn. Nếu không bắt đầu hôm nay thì mười năm sau các em vẫn không biết chữ. Nếu chúng ta dạy và một khi các em đã có kiến thức thì sau này lớn lên các em trở thành những bậc cha mẹ có kiến thức, sẽ hiểu được và sẽ không để xảy ra tình trạng là con cái mình bị bán vào con đường mãi dâm chẳng hạn.
Trước nay vẫn có những ý kiến trái ngược tương phản về chuyện người bên ngoài về làm thiện nguyện hoặc mang tiền về làm việc từ thiện ở trong nước. Với nhóm Giúp Bé Đến Trường, xuất thân từ ca đoàn nhà thờ thánh Phao Lô ở Toronto, ý nghĩa và lợi ích cấp thiết của giáo dục, của học hỏi để trở thành người hữu ích cho xã hội không chỉ nhắm đến các em nghèo ở Việt Nam mà còn cho cả thế hệ trẻ ở Toronto nói riêng. Là một người mẹ với hai con gái nhỏ, Thúy giải bày:
Nếu mình so giữa đưa con nít bên đây với đứa con nít bên Việt Nam thì con nít bên đây không thể nào khổ đến nỗi vậy, tại bằng đủ mọi cách lúc nào có cũng có chính phủ hay là người chung quanh giúp nó, còn bên Việt Nam thực sự không có ai giúp nó. Nếu nói mà quyết định thì em sẽ đi về Việt Nam.
Giúp ở đây là giúp về vấn đề tinh thần, giúp cho các em có cái ý thức cộng đồng, ý thức về dân tộc về quê hương của mình. Tụi em mở những lớp dạy Piano miễn phí cho cộng đồng, nhưng qua đó cũng dạy cho các em nhỏ ở đây có sự quan tâm về những em nhỏ cùng trang lứa với mình bên Việt Nam nhưng lại kém may mắn hơn mình. Tôi nghĩ việc đó là giúp cho các em lớn lên ở đây cảm thấy hãnh diện mình là người hữu ích cho đồng bào của mình và cho cái cộng đồng cái xã hội của mình.
Nếu không bắt đầu hôm nay thì mười năm sau các em vẫn không biết chữ. Nếu chúng ta dạy và một khi các em đã có kiến thức thì sau này lớn lên các em trở thành những bậc cha mẹ có kiến thức
Chị Thúy
Sau khi dạy đàn cho các em thì anh em mới ngồi lại và tổ chức những buổi văn nghệ và dùng những số tiền kiếm được từ những buổi văn nghệ đó gởi về Việt Nam giúp các em kém may mắn bên kia. Khi làm những công việc như vậy thì các em bên đây cũng có một động lực để mà làm điều gì có ý nghĩa cho các em cho đồng bào bên quê nhà.
Những điều anh Khoa hay chị Ngọc Thúy vừa trình bày có thể đã ngấm vào suy nghĩ của bạn trẻ Kelly Hồng Miên, học viên trong nhóm học đàn piano do anh Nguyễn Tấn Khoa hướng dẫn. Tham gia với Giúp Bé Đến Trường, Hồng Miên nói tiếp, khiến cô thấy mình trưởng thành và biết suy nghĩ chín chắn hơn:
Giúp Bé Đến Trường cũng như tựa đề của nó đã giải thích vì sao em chú trọng đến vấn đề giáo dục. Khi em tham gia hội Giúp Bé Đến Trường thì quả thật em học hỏi nhiều hơn em làm. Làm từ thiện thì dĩ nhiên nó cũng có nhiều cái nản tại vì không phải lúc nào cũng như ý muốn, hoặc mình gặp những khó khăn từ bên ngoài lẫn bên trong. Em chỉ nói tổng quát vậy thôi nhưng mà cuối cùng không làm em nản trí. Em học hỏi từ những người giúp đỡ em, em học hỏi tinh thần lãnh đạo, cái kiên nhẫn, nói tóm lại những gì nên học hỏi để giúp cho mình trở thành một người tốt hơn.
Quí vị có đồng ý với Thanh Trúc rằng nếu có khả năng và với đà thực hiện nhanh chóng như Nhà Nội Trú ở Lạng Sơn, chẳng mấy chốc biết đâu tổ chức Giúp Bé Đến Trường có thể hoàn thành ngôi nhà thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm cho học sinh sinh viên nghèo ở những vùng nghèo khó bên nhà, có phải không?
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc kính chào, hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten