Bóng đá Anh nạn nhân của chính sự thành công
Các cầu thủ Anh có mặt trên sân đấu nảy lửa của Premier ngày càng thưa dần.
REUTERS/Phil Noble
Mùa chuyển nhượng hè của làng bóng châu Âu đã chính thức khép lại tối qua. Làng bóng tròn Anh, một phần quan trọng của thị trường chuyển nhượng, vẫn luôn là sự chú ý của dư luận bóng đá. Giải vô địch quốc gia hay còn gọi giải ngoại hạng Anh bước vào mùa bóng này với một kỷ lục mới đó là số lượng các cầu thủ Anh có mặt trong đội hình xuất phát của các câu lạc bộ xuống thấp nhất trong lịch sử từ trước tới nay.
Nếu như năm 1992, con số các cầu thủ nội địa được xếp trong đội hình chính thức của các câu lạc bộ chơi tại Premier League là 177, chiếm 73% thì sau hai tuần mỏ giải vừa qua, người ta thấy số cầu thủ nội chơi chính trong Premier League nay chỉ còn lại 74 , tức chỉ chiếm 33,6%. Nhìn về tổng thể thì các con số thống kê cũng cho biết là hiện tại 2/3 cầu thủ chơi trong giải ngoại hạng Anh đến từ nước ngoài. Để so sánh, hãy nhìn sang làng bóng tròn nước láng giềng Pháp. Mùa bóng năm nay cũng như năm ngoái sô lượng cầu thủ Pháp chơi trong Ligue 1 chiếm trên 73%.
Sự xuống dốc bóng đá trẻ ?
Dấu hiệu khủng hoảng cầu thủ Anhh có vể còn sâu rộng hơn, không chỉ giới hạn trong Premier League. Dường như toàn bộ cỗ máy đào tạo trẻ của bóng đá Anh đang chững lại. Cứ thử nhìn vào các giải trẻ ở châu Âu sẽ thấy ngay hình ảnh đào tạo trẻ ở xứ sở Tam sư. Tây Ban Nha có đội trẻ đương kim vô địch châu Âu. Các cầu thủ U20 của Pháp là đương kim vô địch thế giới và U19 và đứng thứ hai trong giải vô địch châu Âu. Các đội tuyển trẻ của Anh chưa bao giờ chiến thắng, hay vào đến chung kết ở các giải vô địch thế giới U17, U20 . Ngoại trừ một lần vô địch châu Âu U17 vào năm 2010. Đây là thế hệ vào đến bán kết giải U19 châu Âu năm ngoái và năm nay thì không qua được vòng bảng của cúp thế giới U20.
Các cầu thủ Anh ở nước ngoài cũng không thành công
Nhìn lại các vụ chuyển nhượng mùa hè năm nay, trong số 61 vụ chuyển nhượng lớn , chỉ có 12 vụ liên quan đến cầu thủ Anh. Nhìn rộng ra hơn, không có cầu thủ Anh nào được chuyển nhượng tới các câu lạc bộ lớn ở châu Âu.
Premier League vẫn luôn là giải đấu hàng đầu trong các giải vô địch quốc gia bóng đá trên thế giới và là nơi hấp dẫn ngày càng đông cầu thủ nước ngoài đến chơi bóng. Chính điều đó đã khiến cho các cầu thủ trong nước mất dần vị trí trên sân cỏ nhà. Thế nhưng ngay cả muốn đi ra nước ngoài thi đấu, các cầu thủ Anh cũng không phải là mặt hàng đắt giá và bản thân họ cũng không mấy thành công.
Thực trạng đáng báo động trên buộc Liên đoàn bóng đá Anh ( Football Association) phải ra tay hành động . Sir Trevor Brooking, phụ trách phát triển FA giải thích « Mọi người đều biết cần phải có số lượng lớn hơn nữa các cầu thủ anh có cơ hội được chơi tại Premier league ». Ông nói tiếp « Chúng tôi tất cả đều mong muốn phát triển chất lượng các cầu thủ được đào tạo trong nước. Cần phải làm việc với các cầu thủ trẻ, thay đổi và đòi hỏi cao hơn chất lượng cũng như chuẩn mực huấn luyện ».
Cố gắng đầu tiên nhằm kéo trình độ các trung tâm đào tạo lên cao đó là Liên đoàn chi ra 340 triệu euro trong vòng 4 năm cho kế hoạch đào tạo các cầu thủ đỉnh cao. Đây là một khoản tiền không nhỏ để tài trợ cho việc nâng cấp các chương trình đào tạo bóng đá của các câu lạc bộ trong Premier League.
Cúp thế giới 2014 lại vắng bóng Anh ?
Mặc dù quyết tâm cứu vớt hình ảnh bóng đá trong nước, các cơ quan quản lý bóng đá Anh vẫn không che dấu được thực tế là chỉ còn chưa đầy một năm nữa sẽ điễn ra Cúp thế giới Brazil mà chiếc vá đi dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh của thầy trò ông Roy Hodgson vẫn còn ở rất xa. Người hâm mộ bóng đá ở xứ sở sương mù đang tự hỏi : Sau Euro 2008, liệu có phải đợi đến khi đội quân Tam sư vắng mặt tại Brazil thì lúc đó các cơ quan quản lý bóng đá
Anh mới hành động mạnh hơn ? Nhân nói về bóng đá Anh trong mùa giải mới, Thể thao Chủ nhật đã trao đổi với nhà báo thể thao Minh Hùng tại Sài Gòn
Hôm 30/8 tại Monaco, lãnh đạo UEFA đã hoan hỉ thông báo lần đầu tiên con số thua lỗ của các câu lạc bộ bóng đá châu Âu giảm bớt 600 triệu euro.
Tổng thư ký của tổ chức quản lý bóng đá châu Âu Gianni Infantino đã công bố một số kết luận chính trong bản báo cáo với báo chí, theo đó các quy định Fair-play về tài chính đã có tác động một cách có ý nghĩa lên con số chi tiêu của các câu lạc bộ. Cụ thể các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu trong năm 2011 bị thua lỗ tới 1,7 tỷ euro, mùa bóng năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 1,1 tỷ trong năm.
Ông Infantino giải thích : « Tổng số lỗ giảm 600 triệu , tương đương 3,6% năm. Tại sao lại có sự cải thiện đột ngột ngột này ? Tất nhiên nguyên do là việc áp dụng luật công bằng tài chính bắt đầu từ năm nay. Đây là năm đầu tiên UEFA sẽ soi rất kỹ lưỡng việc chi tiêu của các câu lạc bộ và vì thế mà đa số các câu lạc bộ đã thực sự để ý hơn đến vấn đề tài chính của mình và họ đang đi đúng hướng. Tôi cho rằng mức giảm như vậy trong vòng một năm cho thấy luật Công bằng tài chính đã bắt đầu có tác dụng cụ thể ».
Tổng thư ký cơ quan quản lý bóng đá cao nhất châu lục nói thêm : « Thành công của luật Financial Fair-play sẽ không phải được đo bằng số lượng các câu lạc bộ bị loại ra khỏi các giải đấu của UEFA, vì như vậy sẽ là một thất bại . Thành công của Luật công bằng tài chính thể hiện ở việc làm và kết quả cụ thể qua con số chi tiêu của các câu lạc bộ».
Còn Chủ tịch UEFA Michel Platini thì tuyên bố : « Financial Fair- play không phải là sáng kiến đơn phương của của chủ tịch UEFA nhưng là một cố gắng chung của toàn bộ làng bóng đá châu Âu, các câu lạc bộ, các liên đoàn và các hiệp hội trong UEFA, cũng như là các cơ quan chính sách châu Âu. Đây là một sáng kiến nhằm điều chỉnh hệ thống tài chính trong bóng đá sau nhiều năm để thua lỗ tăng đến mức kinh khủng. Chúng tôi không muốn triệt tiêu các câu lạc bộ, chúng tôi muốn cùng nhau làm việc tạo ra một môi trường lành mạnh và bền vững cho các câu lạc bộ, cho bóng đá châu Âu. Như chúng ta đã thấy qua những con số vừa rồi, điều này chúng tỏ quy định vận hành tốt».
Những con số cơ bản khác trong báo cáo cũng cho thấy hiệu qủa tích cực của quy định đối với tài chính của bóng đá châu Âu. Lần đầu tiên kể từ năm 2006, mức tăng trưởng doanh thu (6,9%) đã vượt mức tăng tiền lương (6,5%). Các khoản nợ của các câu lạc bộ đối với cầu thủ và thuế đã giảm từ 57 triệu euro trong năm 2011 xuống còn 9 triệu trong năm 2013 sau khi hàng loạt câu lạc bộ bị phạt vì phạm luật. Mức giảm này tương đương 70% so với năm 2012 ( 30 triệu). Toàn bộ bản báo cáo có tên « Benchmarking » sẽ được coogn bố trong phiên họp ban chấp hành UEFA tại Dubrovnik vào ngày 20/9 tới đây.
- Đưa thêm kỷ luật và tính hợp lý trong hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá.
- Giảm áp lực cho các câu lạc bộ bởi chuyện tiền lương, chuyển nhượng cầu thủ và hạn chế lạm phát.
- Khuyến khích các câu lạc bộ tham gia giải đấu trên cơ sở duy nhất là thu nhập của câu lạc bộ. Khuyến khích đầu tư dài hạn trong việc đào tạo thế hệ cầu thủ trẻ và hạ tầng cơ sở cho bóng đá
- Bảo vệ sức sống bóng đá trong dài hạn
- Bảo đảm cho các câu lạc bộ chi trả nợ nần đúng hạn
Mặc dù bóng đá chuyên nghiệpchâu Âu có bề dày cả thế kỷ nhưng rất nhiều câu lạc bộ bóng đá vẫn liên tục báo lỗ. Thậm chí đã có không ít các câu lạc bộ rơi vào tình trạng phá sản do nợ nần không trả nổi. Các quy định định về tài chính cua UEFA nêu rõ nghĩa vụ phải cân bằng thu chi của các câu lạc bộ, cụ thể là họ không thể chi vượt quá thu. Các câu lạc bộ buộc phải tôn trọng các cam kết thanh toán chuyển nhượng, trả lương nhân viên vào bất cứ lúc nào.
Các câu lạc bộ có nguy cơ gặp rủi ro cao buộc phải báo cáo ngân sác tương ứng với kế hoạch phát triển.
Để giám sát việc thực thi các quy định, UEFA đã thành lập một cơ quan chuyên trách kiểm tra tài chính của các câu lạc bộ. Kể từ mùa bóng 2013-2014, các câu lạc bộ không tôn trọng nguyên tắc thu phải nhiều hơn chi thì sẽ bị phạt, mức cao nhất là cấm tham gia các giải đấu của châu Âu.
Quy định của FIFA đã khiến các câu lạc bộ giờ đây trước khi chi tiêu đều phải nhòm vào túi trước. Tuy nhiên có một số trường hợp đang gây không ít thắc mắc thí dụ nhưng câu lạc bộ mới giàu Paris Saint Germain của thủ đô Paris. Từ khi được trao vào tay ông chủ Qatar năm 2011, câu lạc bộ này chi tiêu không cần tính toán. Mùa chuyển nhượng hè năm nay, PSG vừa sắm thêm danh thủ Cavani với giá 64 triệu euro, Maquinhos 35 triệu và Digne 15 triệu…
Trường hợp của câu lạc bộ này khá đặc biệt, PSG không quản lý thu nhập riêng để có thê chứng minh cho các chi tiêu như vậy.
Nguồn dự trữ tài chính của câu lạc bộ nằm ở túi của mạnh thường quân Qatar, không nằm trong phạm vi các quy định của luật Fair-play tài chính.Các chủ sở hữu của PSG giải thích rằng ngân sách của câu lạc bộ ( 400 triệu euros cho mùa bóng này) dựa trên hợp đồng quả cáo hình ảnh của Qatar ra quốc tế. Về trường hợp này ông Michel Platini bình luận « Với PSG, cũng như với các câu lạc bộ khác, chúng tôi sẽ có quyết định của một ủy ban độc lập. Tháng Năm tới chúng ta sẽ đưa ra những quyết định đầu tiên .Qatar nói việc PSG quảng bá hình ảnh du lịch cho đất nước này được trả 200 triệu euros. Họ có quyền lập luận như vậy. Nhóm chuyên gia độc lập sẽ xem xét việc này có phù hợp hay không ».
Michel Platini bày tỏ quan điểm về vấn đề này tại Monaco, nơi mà có câu lạc bộ của công quốc này cũng vừa được huyển qua tay tỷ phú Nga Dmitry Rybolovlev, và bắt đầu nổi đình nổi đám với chuyện mua về danh thủ người Colombia Radamel Falcao với giá 60 triệu euros. Được hỏi về câu lạc bộ này, Michel Platini nói : "Monaco ư ? câu lạc bộ này hiện không tham dự giải châu Âu. Monaco có thể sẽ thành chuyện vào năm tới nếu đội bóng tham dự cúp châu Âu ».
Nếu như năm 1992, con số các cầu thủ nội địa được xếp trong đội hình chính thức của các câu lạc bộ chơi tại Premier League là 177, chiếm 73% thì sau hai tuần mỏ giải vừa qua, người ta thấy số cầu thủ nội chơi chính trong Premier League nay chỉ còn lại 74 , tức chỉ chiếm 33,6%. Nhìn về tổng thể thì các con số thống kê cũng cho biết là hiện tại 2/3 cầu thủ chơi trong giải ngoại hạng Anh đến từ nước ngoài. Để so sánh, hãy nhìn sang làng bóng tròn nước láng giềng Pháp. Mùa bóng năm nay cũng như năm ngoái sô lượng cầu thủ Pháp chơi trong Ligue 1 chiếm trên 73%.
Sự xuống dốc bóng đá trẻ ?
Dấu hiệu khủng hoảng cầu thủ Anhh có vể còn sâu rộng hơn, không chỉ giới hạn trong Premier League. Dường như toàn bộ cỗ máy đào tạo trẻ của bóng đá Anh đang chững lại. Cứ thử nhìn vào các giải trẻ ở châu Âu sẽ thấy ngay hình ảnh đào tạo trẻ ở xứ sở Tam sư. Tây Ban Nha có đội trẻ đương kim vô địch châu Âu. Các cầu thủ U20 của Pháp là đương kim vô địch thế giới và U19 và đứng thứ hai trong giải vô địch châu Âu. Các đội tuyển trẻ của Anh chưa bao giờ chiến thắng, hay vào đến chung kết ở các giải vô địch thế giới U17, U20 . Ngoại trừ một lần vô địch châu Âu U17 vào năm 2010. Đây là thế hệ vào đến bán kết giải U19 châu Âu năm ngoái và năm nay thì không qua được vòng bảng của cúp thế giới U20.
Các cầu thủ Anh ở nước ngoài cũng không thành công
Nhìn lại các vụ chuyển nhượng mùa hè năm nay, trong số 61 vụ chuyển nhượng lớn , chỉ có 12 vụ liên quan đến cầu thủ Anh. Nhìn rộng ra hơn, không có cầu thủ Anh nào được chuyển nhượng tới các câu lạc bộ lớn ở châu Âu.
Premier League vẫn luôn là giải đấu hàng đầu trong các giải vô địch quốc gia bóng đá trên thế giới và là nơi hấp dẫn ngày càng đông cầu thủ nước ngoài đến chơi bóng. Chính điều đó đã khiến cho các cầu thủ trong nước mất dần vị trí trên sân cỏ nhà. Thế nhưng ngay cả muốn đi ra nước ngoài thi đấu, các cầu thủ Anh cũng không phải là mặt hàng đắt giá và bản thân họ cũng không mấy thành công.
Thực trạng đáng báo động trên buộc Liên đoàn bóng đá Anh ( Football Association) phải ra tay hành động . Sir Trevor Brooking, phụ trách phát triển FA giải thích « Mọi người đều biết cần phải có số lượng lớn hơn nữa các cầu thủ anh có cơ hội được chơi tại Premier league ». Ông nói tiếp « Chúng tôi tất cả đều mong muốn phát triển chất lượng các cầu thủ được đào tạo trong nước. Cần phải làm việc với các cầu thủ trẻ, thay đổi và đòi hỏi cao hơn chất lượng cũng như chuẩn mực huấn luyện ».
Cố gắng đầu tiên nhằm kéo trình độ các trung tâm đào tạo lên cao đó là Liên đoàn chi ra 340 triệu euro trong vòng 4 năm cho kế hoạch đào tạo các cầu thủ đỉnh cao. Đây là một khoản tiền không nhỏ để tài trợ cho việc nâng cấp các chương trình đào tạo bóng đá của các câu lạc bộ trong Premier League.
Cúp thế giới 2014 lại vắng bóng Anh ?
Mặc dù quyết tâm cứu vớt hình ảnh bóng đá trong nước, các cơ quan quản lý bóng đá Anh vẫn không che dấu được thực tế là chỉ còn chưa đầy một năm nữa sẽ điễn ra Cúp thế giới Brazil mà chiếc vá đi dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh của thầy trò ông Roy Hodgson vẫn còn ở rất xa. Người hâm mộ bóng đá ở xứ sở sương mù đang tự hỏi : Sau Euro 2008, liệu có phải đợi đến khi đội quân Tam sư vắng mặt tại Brazil thì lúc đó các cơ quan quản lý bóng đá
Anh mới hành động mạnh hơn ? Nhân nói về bóng đá Anh trong mùa giải mới, Thể thao Chủ nhật đã trao đổi với nhà báo thể thao Minh Hùng tại Sài Gòn
Luật công bằng tài chính của UEFA đã phát huy hiệu quả
Luật công bằng tài chính UEFA với tên gọi mang màu sắc rất bóng đá Fiancial Fair-play, được áp dụng từ mùa bóng 2013-2014, nhưng ngay từ bây giờ đã gây được hiệu ứng tích cực trong chi tiêu của các câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Hôm 30/8 tại Monaco, lãnh đạo UEFA đã hoan hỉ thông báo lần đầu tiên con số thua lỗ của các câu lạc bộ bóng đá châu Âu giảm bớt 600 triệu euro.
Tổng thư ký của tổ chức quản lý bóng đá châu Âu Gianni Infantino đã công bố một số kết luận chính trong bản báo cáo với báo chí, theo đó các quy định Fair-play về tài chính đã có tác động một cách có ý nghĩa lên con số chi tiêu của các câu lạc bộ. Cụ thể các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu trong năm 2011 bị thua lỗ tới 1,7 tỷ euro, mùa bóng năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 1,1 tỷ trong năm.
Ông Infantino giải thích : « Tổng số lỗ giảm 600 triệu , tương đương 3,6% năm. Tại sao lại có sự cải thiện đột ngột ngột này ? Tất nhiên nguyên do là việc áp dụng luật công bằng tài chính bắt đầu từ năm nay. Đây là năm đầu tiên UEFA sẽ soi rất kỹ lưỡng việc chi tiêu của các câu lạc bộ và vì thế mà đa số các câu lạc bộ đã thực sự để ý hơn đến vấn đề tài chính của mình và họ đang đi đúng hướng. Tôi cho rằng mức giảm như vậy trong vòng một năm cho thấy luật Công bằng tài chính đã bắt đầu có tác dụng cụ thể ».
Tổng thư ký cơ quan quản lý bóng đá cao nhất châu lục nói thêm : « Thành công của luật Financial Fair-play sẽ không phải được đo bằng số lượng các câu lạc bộ bị loại ra khỏi các giải đấu của UEFA, vì như vậy sẽ là một thất bại . Thành công của Luật công bằng tài chính thể hiện ở việc làm và kết quả cụ thể qua con số chi tiêu của các câu lạc bộ».
Còn Chủ tịch UEFA Michel Platini thì tuyên bố : « Financial Fair- play không phải là sáng kiến đơn phương của của chủ tịch UEFA nhưng là một cố gắng chung của toàn bộ làng bóng đá châu Âu, các câu lạc bộ, các liên đoàn và các hiệp hội trong UEFA, cũng như là các cơ quan chính sách châu Âu. Đây là một sáng kiến nhằm điều chỉnh hệ thống tài chính trong bóng đá sau nhiều năm để thua lỗ tăng đến mức kinh khủng. Chúng tôi không muốn triệt tiêu các câu lạc bộ, chúng tôi muốn cùng nhau làm việc tạo ra một môi trường lành mạnh và bền vững cho các câu lạc bộ, cho bóng đá châu Âu. Như chúng ta đã thấy qua những con số vừa rồi, điều này chúng tỏ quy định vận hành tốt».
Những con số cơ bản khác trong báo cáo cũng cho thấy hiệu qủa tích cực của quy định đối với tài chính của bóng đá châu Âu. Lần đầu tiên kể từ năm 2006, mức tăng trưởng doanh thu (6,9%) đã vượt mức tăng tiền lương (6,5%). Các khoản nợ của các câu lạc bộ đối với cầu thủ và thuế đã giảm từ 57 triệu euro trong năm 2011 xuống còn 9 triệu trong năm 2013 sau khi hàng loạt câu lạc bộ bị phạt vì phạm luật. Mức giảm này tương đương 70% so với năm 2012 ( 30 triệu). Toàn bộ bản báo cáo có tên « Benchmarking » sẽ được coogn bố trong phiên họp ban chấp hành UEFA tại Dubrovnik vào ngày 20/9 tới đây.
Luật Công bằng tài chính của UEFA
Trước thực trạng hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu ngày càng có xu hướng vô tổ chức có thể đe dọa làng bóng đá châu Âu, tháng 9 năm 2009, Ban chấp hành UEFA đã nhất trí thông qua những quy định với tên gọi Fiancial Fair-play, có thể hiểu là một bộ luật Công bằng tài chính với mục tiêu làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá. Các quy định mới ngay lập tức đã được toàn thể làng bóng đá châu lục ủng hộ.
Về cơ bản bộ luật Công bằng tài chính đưa ra các mục tiêu: Trước thực trạng hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu ngày càng có xu hướng vô tổ chức có thể đe dọa làng bóng đá châu Âu, tháng 9 năm 2009, Ban chấp hành UEFA đã nhất trí thông qua những quy định với tên gọi Fiancial Fair-play, có thể hiểu là một bộ luật Công bằng tài chính với mục tiêu làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá. Các quy định mới ngay lập tức đã được toàn thể làng bóng đá châu lục ủng hộ.
- Đưa thêm kỷ luật và tính hợp lý trong hoạt động tài chính của các câu lạc bộ bóng đá.
- Giảm áp lực cho các câu lạc bộ bởi chuyện tiền lương, chuyển nhượng cầu thủ và hạn chế lạm phát.
- Khuyến khích các câu lạc bộ tham gia giải đấu trên cơ sở duy nhất là thu nhập của câu lạc bộ. Khuyến khích đầu tư dài hạn trong việc đào tạo thế hệ cầu thủ trẻ và hạ tầng cơ sở cho bóng đá
- Bảo vệ sức sống bóng đá trong dài hạn
- Bảo đảm cho các câu lạc bộ chi trả nợ nần đúng hạn
Mặc dù bóng đá chuyên nghiệpchâu Âu có bề dày cả thế kỷ nhưng rất nhiều câu lạc bộ bóng đá vẫn liên tục báo lỗ. Thậm chí đã có không ít các câu lạc bộ rơi vào tình trạng phá sản do nợ nần không trả nổi. Các quy định định về tài chính cua UEFA nêu rõ nghĩa vụ phải cân bằng thu chi của các câu lạc bộ, cụ thể là họ không thể chi vượt quá thu. Các câu lạc bộ buộc phải tôn trọng các cam kết thanh toán chuyển nhượng, trả lương nhân viên vào bất cứ lúc nào.
Các câu lạc bộ có nguy cơ gặp rủi ro cao buộc phải báo cáo ngân sác tương ứng với kế hoạch phát triển.
Để giám sát việc thực thi các quy định, UEFA đã thành lập một cơ quan chuyên trách kiểm tra tài chính của các câu lạc bộ. Kể từ mùa bóng 2013-2014, các câu lạc bộ không tôn trọng nguyên tắc thu phải nhiều hơn chi thì sẽ bị phạt, mức cao nhất là cấm tham gia các giải đấu của châu Âu.
Quy định của FIFA đã khiến các câu lạc bộ giờ đây trước khi chi tiêu đều phải nhòm vào túi trước. Tuy nhiên có một số trường hợp đang gây không ít thắc mắc thí dụ nhưng câu lạc bộ mới giàu Paris Saint Germain của thủ đô Paris. Từ khi được trao vào tay ông chủ Qatar năm 2011, câu lạc bộ này chi tiêu không cần tính toán. Mùa chuyển nhượng hè năm nay, PSG vừa sắm thêm danh thủ Cavani với giá 64 triệu euro, Maquinhos 35 triệu và Digne 15 triệu…
Trường hợp của câu lạc bộ này khá đặc biệt, PSG không quản lý thu nhập riêng để có thê chứng minh cho các chi tiêu như vậy.
Nguồn dự trữ tài chính của câu lạc bộ nằm ở túi của mạnh thường quân Qatar, không nằm trong phạm vi các quy định của luật Fair-play tài chính.Các chủ sở hữu của PSG giải thích rằng ngân sách của câu lạc bộ ( 400 triệu euros cho mùa bóng này) dựa trên hợp đồng quả cáo hình ảnh của Qatar ra quốc tế. Về trường hợp này ông Michel Platini bình luận « Với PSG, cũng như với các câu lạc bộ khác, chúng tôi sẽ có quyết định của một ủy ban độc lập. Tháng Năm tới chúng ta sẽ đưa ra những quyết định đầu tiên .Qatar nói việc PSG quảng bá hình ảnh du lịch cho đất nước này được trả 200 triệu euros. Họ có quyền lập luận như vậy. Nhóm chuyên gia độc lập sẽ xem xét việc này có phù hợp hay không ».
Michel Platini bày tỏ quan điểm về vấn đề này tại Monaco, nơi mà có câu lạc bộ của công quốc này cũng vừa được huyển qua tay tỷ phú Nga Dmitry Rybolovlev, và bắt đầu nổi đình nổi đám với chuyện mua về danh thủ người Colombia Radamel Falcao với giá 60 triệu euros. Được hỏi về câu lạc bộ này, Michel Platini nói : "Monaco ư ? câu lạc bộ này hiện không tham dự giải châu Âu. Monaco có thể sẽ thành chuyện vào năm tới nếu đội bóng tham dự cúp châu Âu ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten