Trung Quốc lên kế hoạch phá bỏ 40.000 đập thủy điện
Trung Quốc đang cố gắng tách nền kinh tế khổng lồ của mình ra khỏi than đá và nhiên liệu hóa thạch để đạt được tham vọng trung hòa carbon vào năm 2060. Vậy tại sao Trung Quốc lại muốn phá bỏ tới 40.000 đập thủy điện?
- 30-11-2020 Trung Quốc định xây “siêu đập thủy điện” lớn hơn cả Tam Hiệp
- 06-08-2020 Ai Cập rút khỏi vòng đàm phán 3 bên về đập thủy điện Đại Phục Hưng
- 16-07-2020 [Ảnh] TQ: Đập thủy điện gây tranh cãi trên sông Hoàng Hà xả lũ, sẵn sàng đối...
Nhiều đập thủy điện đang trở nên dư thừa
Kể từ những năm 1950, Trung Quốc đã xây dựng các đập lớn nhỏ với tốc độ ồ ạt để tạo ra điện, chế ngự lũ, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nước uống cho các thành phố. Nhưng những hậu quả của chính sách đó đã tác động đến thời điểm hiện tại.
Nhiều đập quá nhỏ để tạo ra điện năng, trong khi những con đập thủy điện khác chỉ đơn giản là trở nên dư thừa vì các con sông cạn kiệt.
Ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, trạm thủy điện Moshikou, một trong những dự án thủy điện đầu tiên của Trung Quốc, đang dần biến thành địa điểm du lịch. Moushikou không chính thức ngừng hoạt động mà dần dần ngừng phát điện vì tình trạng hạn hán trầm trọng ở phía bắc và nhu cầu sử dụng nước của người dân thượng nguồn. Theo truyền thông địa phương, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có hơn 80 dự án thủy điện được xây dựng.
Vào những năm 2010, con kênh chuyển dòng của sông Vĩnh Định - "sông mẹ" ở Bắc Kinh cạn kiệt trung bình 316 ngày trong năm. Nước ngày càng ít và ô nhiễm hơn.
Nhiều đập thủy điện cũ của Trung Quốc không được may mắn khi trở thành địa điểm du lịch như Moshikou. Có những con đập mất sáu năm để hoàn thành nhưng lại chưa dùng tới một lần.
Vào cuối năm 2017, con sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc và các phụ lưu của nó có hơn 24.000 trạm thủy điện trải rộng trên 10 tỉnh. Ít nhất 930 trạm trong số đó được xây dựng mà không có đánh giá về môi trường.
Nhiều đập cũ đang đe dọa nghiêm trọng về mức độ an toàn, đặc biệt trong các trận lũ mùa hè. Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, có 3.515 hồ chứa đã bị vỡ từ năm 1915-2011. Trong số đó có thảm họa vỡ đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm 1975, cướp đi sinh mạng của khoảng 240.000 người.
Những đập lớn và hồ thủy điện cũng gây ra những chỉ trích vì hủy hoại môi trường. Chúng làm thay đổi dòng chảy của sông, nhấn chìm môi trường sống của sinh vật và ngăn cản sự di trú và đẻ trứng của cá.
Từ khi đập Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2006 sau hai thập kỷ, một số hồ ở hạ lưu đã bị thu hẹp đáng kể hoặc biến mất.
40.000 đập thủy điện nhỏ sẽ bị đóng cửa
Trung Quốc vấn đang xây dựng những dự án thủy điện lớn, trong đó có dự án thủy điện Bạch Hạc Than công suất 16GW đã đi vào hoạt động. Nhưng chính phủ Trung Quốc cho biết họ muốn ngăn chặn sự phát triển của những công trình nhỏ hơn.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 cho ngành công nghiệp thủy điện từ năm 2016, chính phủ lần đầu tiên tuyên bố sẽ "kiếm soát chặt chẽ việc mở rộng của các trạm thủy điện nhỏ" để bảo vệ môi trường.
Sau chuyến thăm vùng Dương Tử và Tần Lĩnh ở tây bắc Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2018, ông đã phát động một chiến dịch quốc gia nhằm xóa bỏ hoặc cải thiện 40.000 đập thủy điện nhỏ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ thủy điện cho rằng cần nhiều thủy điện hơn nữa, chứ không phải ít hơn để giảm năng lượng hóa thạch. Zhang Boting, Phó tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc cho rằng cần phải loại bỏ các dự án than đá trước, chứ không phải thủy điện, để đạt mục tiêu trung hòa carbon.
Một vấn đề nữa là ai sẽ trả tiền để dỡ bỏ những dự án không mong muốn. Đóng cửa nhà máy thủy điện là một chuyện, nhưng dỡ bỏ một con đập thủy điện, với kết cấu bê tông lớn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, là một dự án kỹ thuật không hề dễ dàng.
Tham khảo Bloomberg
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Geen opmerkingen:
Een reactie posten