Phần 1: Sửng sốt với 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và độc đáo nhất trong vũ trụ
Những ngoại hành tinh độc lạ đã được xác định và đặt tên sau đây sẽ chứng tỏ rằng Hệ Mặt trời của chúng ta thật tẻ nhạt, theo Live Science.
1. WASP-76b: Ngoại hành tinh tạo mưa sắt nóng chảy
WASP-76b được phát hiện vào năm 2013 và là một hành tinh bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ BD + 01 316. Điều này có nghĩa là một mặt của hành tinh này vĩnh viễn đối mặt với ngôi sao mẹ của nó, khiến cho mặt đó có nhiệt độ nóng kinh hoàng khoảng 2.500 độ C, đủ để làm bốc hơi sắt.
Trong khi đó, mặt còn lại sẽ trải qua màn đêm vĩnh viễn. Mặt này "đỡ" nóng hơn mặt đối diện với ngôi sao chủ ít nhất 1.000 độ C, khi hơi sắt từ mặt nóng hơn bị gió mạnh thổi qua mặt mát hơn sẽ biến thành các giọt chất lỏng, tạo ra mưa sắt nóng chảy.
2. HD 189733 b: Hành tinh với mưa thủy tinh nóng chảy
NASA phát hiện HD 189733 b vào năm 2015. Màu xanh lam tuyệt đẹp của hành tinh này bắt nguồn từ điều kiện thời tiết chết chóc của nó, đặc biệt là những cơn mưa thủy tinh nóng chảy làm tan chảy bề mặt hành tinh.
Bầu khí quyển của HD 189733 b đang thu nhận rất nhiều bức xạ cường độ cao từ các ngôi sao của hệ sao đôi HD 189733, nghĩa là nó đang nhanh chóng biến mất vào không gian. Hoặc cũng có thể nó sẽ không bị biến mất, vì một ngoại hành tinh khác đã chứng minh đôi khi bầu khí quyển đã chết vẫn có thể hồi sinh trở lại.
3. Gliese 1132b: Hành tinh hình thành bầu khí quyển thứ hai
Gliese 1132 b quay quanh một quỹ đạo có khoảng cách rất gần với ngôi sao chủ lùn đỏ, điều này khiến cho nhiệt độ bề mặt của nó lên đến 137 độ C và bị bức xạ cường độ cao phá hủy bầu khí quyển.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn gần đây phát hiện một điều phi thường đang xảy ra trên Gliese 1132 b. Ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ ngôi sao chủ đã tạo ra lực thủy triều cường độ cao, ép và kéo căng Gliese 1132 b. Sự uốn dẻo này làm cho núi lửa hoạt động dữ dội và khiến các khí bốc lên bề mặt hành tinh. NASA cho rằng những khí này đang tạo cho Gliese 1132 b một bầu khí quyển thứ hai.
4. Kepler-10b: Hành tinh dung nham nóng chảy
Kepler-10b được kính thiên văn Kepler phát hiện vào năm 2011. Hành tinh này quay quanh một quỹ đạo rất gần với ngôi sao chủ, chỉ bằng 1/20 quỹ đạo của sao Thủy. Điều này khiến cho bề mặt của nó nóng hơn 1.300 độ C.
Có thể có một lớp dung nham nóng chảy đang bao phủ Kepler-10 b, bởi vì bức xạ khắc nghiệt từ ngôi sao chủ đã tước đi bầu khí quyển của nó. Vì Kepler-10 b cũng bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ nên nó cũng tạo ra các giọt sắt và silicat nóng chảy. Những giọt này không rơi xuống bề mặt hành tinh, thay vào đó chúng bị gió thổi bay vào không gian, tạo ra một chiếc đuôi bốc lửa.
5. Upsilon Andromeda b: Một thế giới của lửa và băng
Upsilon Andromeda b cũng là một ngoại hành tinh được khóa thủy triều chặt chẽ với ngôi sao chủ, hoàn thành quỹ đạo chỉ trong vòng chưa đầy 5 ngày. Điều này làm cho nó trở thành một thế giới với sự chênh lệch nhiệt độ giữa bán cầu ban ngày và bán cầu ban đêm đáng kinh ngạc.
Bán cầu ban ngày của Upsilon Andromeda b có nhiệt độ lên tới 1.600 độ C. Còn ban đêm, nhiệt độ thấp ở mức -20 độ C. Đây chính là sự chênh lệch nhiệt độ có một không hai trong vũ trụ.
Theo NASA, ngoại hành tinh này có sự chênh lệch nhiệt độ triệt để như vậy có là do kích thước siêu khổng lồ của ngôi sao chủ - Upsilon Andromedae A.
(Còn tiếp)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten