maandag 10 december 2018

mua 3 máy bay trinh sát không người lái hiện đại của Israel

Việt Nam mua 3 máy bay trinh sát không người lái hiện đại của Israel



Máy bay không người lái Heron của quân đội Israel trong cuộc trưng bày tại Căn cứ Không quân Pahmahim của Israel (ảnh tư liệu ngày 7/3/2007).



https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-chac-se-mua-ten-lua-cua-an-do-trung-quoc-khong-hai-long/3673587.htmlTập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) vừa ký hợp đồng bán ba máy bay trinh sát không người lái hiện đại cho chính phủ Việt Nam với giá 160 triệu đôla.
Máy bay không người lái cỡ lớn Heron 1 sẽ được quân đội Việt Nam sử dụng cho các nhiệm vụ thường lệ, trong đó có việc tuần tra trên biển – theo báo Jerusalem Post.
Truyền thông châu Á nói các chiếc Heron 1 mà Việt Nam mua được IAI thiết kế có thể cất cánh, hạ cánh hoàn toàn tự động, kể cả trong điều kiện thời tiết phức tạp, để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và các hoạt động giám sát chiến lược. Heron 1 có tầm hoạt động khoảng 350 km trong khoảng thời gian lên tới 50 giờ và có thể mang tải trọng lên tới 250kg.
Công ty IAI từ chối bình luận về các tin tức này.
Tháng trước, IAI không tranh được thầu cung cấp máy bay không người lái cho quân đội Bỉ và Australia trị giá hàng trăm triệu đôla. Công ty General Atomics của Mỹ giành được các hợp đồng đó.
(Theo The Jerusalem Post, Globes)https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-mua-ba-may-bay-trinh-sat-khong-nguoi-lai-hien-dai-cua-israel/4693935.html

Việt Nam chắc sẽ mua tên lửa của Ấn Ðộ, Trung Quốc không hài lòng


Tên lửa phòng không tầm trung Akash của Ấn Độ
Truyền thông quốc tế cho biết Ấn Độ sẽ bán và chuyển giao công nghệ loại tên lửa phòng không tầm trung Akash cho Việt Nam.
Báo Times of India nói Việt Nam tỏ ý 'rất quan tâm' tới việc mua tên lửa Akash. Hệ thống tên lửa đất đối không này do Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ân Độ (DRDL) chế tạo. Tin này được đưa ra chỉ vài ngày trước chuyên thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể làm Trung Quốc không hài lòng. Thế nhưng có rất nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua tên lửa Akash của Ấn Độ “để đối đầu sự đe dọa của Trung Quốc.”
Việt nam đã đưa tin ông Trọng sẽ thăm Trung Quốc trong 4 ngày, kể từ ngày hôm nay 12/1, đây là chuyến chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên kể từ khi ông tái đắc cử tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Việt của trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, một chuyên gia hàng đầu về an ninh khu vực và Biển Đông nói với VOA rằng Việt Nam sẽ đạt được thỏa thuận và xúc tiến việc mua vũ khí này vì về mặt giá cả, vũ khí của Ấn Độ rẻ hơn vũ khí của Hoa Kỳ hay của Nga. Hơn nữa, việc mua vũ khí này cũng nằm trong kế hoạch đa dạng hóa, đa phương hóa chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng của Việt Nam, ngoài các thị trường vũ khí truyền thống như Nga, Pháp, và Israel:
“Việc khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang (Trung Quốc) mà Ấn Độ chào bán hệ thống tên lửa, thì tôi cho rằng đây là một khả năng rất lớn. Một là vì Việt Nam đang muốn tìm kiếm các mối cung cấp về vũ khí khác, không chỉ phụ thuộc vào Nga. Nga cũng cung cấp những vũ khí tương tự như vậy cho Trung Quốc. Hai là Việt Nam vẫn đang lo ngại nhất về vấn đề trên Biển Đông, nơi mà nhân vật tạo ra sức ảnh hưởng và nguồn gốc của các căng thẳng vừa qua chính là Trung Quốc.”
Theo báo Times of India, hệ thống tên lửa Akash thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không 2K12 “Kub” của Liên Xô trước đây mà quân đội sử dụng. Báo này mô tả mỗi hệ thống Akash gồm một bệ phóng, một đài chỉ huy, radar điều khiển đa dụng và một hệ thống hỗ trợ mặt đất. Hệ thống Akash điều khiển cao tần sử dụng đầu đạn 55kg có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động như: tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa không-đối-đất, máy bay chiến đấu, các thiết bị bay không người lái ở cự li đến 25 km và ở độ cao 18.000 m. Đặc biệt, tên lửa Akash có trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) giúp nâng cao độ chính xác trong khi giá thành sản xuất rẻ hơn.
Đánh giá về tác động của việc mua hệ thống tên lửa Akash của Ấn Độ, giáo sư Hoàng Việt cho biết động thái này cho thấy Việt Nam luôn luôn muốn tăng cường sức mạnh quốc phòng. Còn phần Ấn Độ, một đối thủ của Trung Quốc về an ninh quốc phòng, cũng giúp nâng cao uy tín của chính họ.
“Ân Độ cũng là một quốc gia đáng kính trên thế giới đa cực hiện nay. Việc Việt Nam xúc tiến các mối quan hệ với Ấn Độ cũng là một điều chắc chắn. Thứ nữa, thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông: các ủng hộ của Ân Độ rất có lợi cho Việt Nam. Vì vậy Việt Nam sẽ cần Ấn Độ.”
Ngay sau khi Ấn Độ loan tin về việc bán tên lửa Akash cho Việt Nam, Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Tư, 11/1, đã phán ứng rằng: “Trung Quốc không bận tâm về các mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ… tuy nhiên, những quan hệ đó phải được xây dựng vì hòa bình và ổn định trong khu vực, thay vì gây rắc rối và khiến các nước khác lo ngại."
Nhận định về phản ứng không hài lòng của Trung Quốc, giáo sư Việt nói:
“Bất cứ khi nào mua vũ khí hay tăng cường sức mạnh hay mở rộng quan hệ với các quốc gia khác đều không làm Trung Quốc hài lòng. Cá nhân tôi cho rằng, một mặt Việt Nam coi trọng các mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng việc này Việt Nam cũng phải thúc đẩy để gia tăng sức mạnh của Việt Nam.”
Trước đó vào tháng 9/2016, phía Ấn Độ tuyên bố cấp tín dụng quốc phòng cho Việt Nam ở mức 500 triệu đôla, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Việt Nam. Hai nước đã nâng mối quan hệ chiến lược lên thành quan hệ chiến lược toàn diện. Với khoảng tín dụng quốc phòng này thì việc Việt Nam mua hệ thống tên lửa Akash của Ấn Độ có khả năng rất cao.






Geen opmerkingen:

Een reactie posten