maandag 31 december 2018

40 năm sau: Làm sao để Việt Nam-Campuchia chung sống hòa bình hết ngờ vực

40 năm sau: Làm sao để VN-Campuchia chung sống hòa bình hết ngờ vực

  • 25 tháng 12 2018
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989 Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989
Tháng 12/2018 đánh dấu 40 năm ngày Việt Nam có phiêu lưu quân sự vào Campuchia năm 1978, sau đó là sự chiếm đóng cho đến tháng 9/1989.
Việt Nam và Campuchia 1975-78: Đánh giá sai về nhau?
Ai từng trợ giúp Pol Pot và đồng minh?
'Campuchia phải công bằng khi tái di cư người gốc Việt'
Sự can thiệp quân sự vẫn là chủ đề tranh cãi bên trong và bên ngoài Campuchia. Với một số, đó là sự xâm lấn chủ quyền Campuchia. Với người khác, đó là giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chính thể diệt chủng Pol Pot.
Giải phóng hay Xâm lăng?
Can thiệp quân sự của Việt Nam vào Campuchia, theo lời Ralf Emmers, xuất phát từ "tham vọng bá quyền của Việt Nam ở Đông Dương và cân nhắc phòng thủ" chống lại chính thể Khmer Đỏ có Trung Quốc chống lưng. Ngay sau khi chiếm được Phnom Penh ngày 17/4/1975, quan hệ giữa Campuchia Dân chủ với Việt Nam bị chi phối với sự nghi ngờ gia tăng.
Tuy là đồng minh trong những năm đấu tranh ban đầu, lãnh đạo Khmer Đỏ không tin đồng chí Việt Nam do lo lắng về vấn đề biên giới và đặc biệt là câu hỏi đại chiến lược của Việt Nam về một Liên bang Đông Dương.
Khi niềm tin chung đã suy giảm, các va chạm biên giới giữa Campuchia và Việt Nam cũng tăng lên. Tình hình càng phức tạp do Pol Pot tin rằng người thiểu số Campuchia, gọi là Khmer Krom, sẵn sàng lật đổ chính quyền Việt Nam và hòa nhập vào đất mẹ.
Ngoài ra, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đằng sau sự hung hăng của Campuchia với Việt Nam.
Trong mắt giới chức Trung Quốc, theo lời David Chandler, Việt Nam bị xem là "đe dọa thân Xô" còn Campuchia là "đồng minh quyết liệt có lợi". Kết quả là Trung Quốc cung cấp lượng lớn vũ khí, đạn dược, khí tài cho Campuchia.
Ảnh tù nhân Khmer Đỏ ở nhà tù S-21 Tuol Sleng. Chế độ Pol Pot gây ra thảm sát ở Campuchia Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Ảnh tù nhân Khmer Đỏ ở nhà tù S-21 Tuol Sleng. Chế độ Pol Pot gây ra thảm sát ở Campuchia
Nhìn trong bối cảnh này, chuyến thăm Trung Quốc năm 1977 của Pol Pot được xem là cố gắng củng cố liên minh Trung Quốc - Campuchia chống Việt Nam, và vì thế là đe dọa chiến lược cho Hà Nội.
Để phản ứng các vụ tấn công của Campuchia, Việt Nam phản kích vào giữa tháng 12/1977, rồi lại ký hiệp định hữu nghị 25 năm với Liên Xô vào tháng 11/1978 để cân bằng đe dọa từ Trung Quốc.
Việt Nam cũng bắt đầu nuôi dưỡng một số người chạy khỏi Campuchia, lập chính phủ lưu vong mang tên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK).
Vào ngày Giáng sinh 1978, UFNSK, với hỗ trợ của hơn 100.000 lính Việt Nam, tấn công Campuchia, buộc phe Khmer Đỏ chạy khỏi thủ đô Phnom Penh ngày 7/1/1979.
Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chính thể Khmer Đỏ.
Ngày 7/1 có tính chất quan trọng chính trị cho đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. Họ xem đây là ngày sinh nhật thứ hai của nhân dân Campuchia. Thủ tướng Hun Sen từng nói kỷ niệm ngày 7/1 "không phải là ăn mừng độc quyền của CPP mà cho toàn dân vì đó là phong trào vĩ đại giải phóng quốc gia".
Tuy nhiên, không phải người Campuchia nào cũng nghĩ về ngày này với cảm giác quan trọng giống thế.
Tuyên truyền của Việt Nam thập niên 1980 về tình đoàn kết Việt Nam và Campuchia Bản quyền hình ảnhKEVIN DOYLE
Image caption Tuyên truyền của Việt Nam thập niên 1980 về tình đoàn kết Việt Nam và Campuchia
Những nhà chỉ trích và đối thủ chính trị của CPP hỏi câu khiêu khích: Đây là sự ăn mừng cuộc sống và tự do, hay kỷ niệm sự xâm lăng và chiếm đóng Campuchia của Việt Nam? Câu hỏi này luôn đặt ra khi Campuchia ăn mừng chiến thắng 7/1.
Sự phiêu lưu quân sự của Việt Nam ở Campuchia giúp củng cố liên hệ của Trung Quốc với Mỹ và các nước Asean, đặc biệt là Thái Lan. Thái Lan xem hành động quân sự của Việt Nam ở Campuchia là đe dọa an ninh hiển hiện. Đến cuối 1979, Thái Lan chứa chấp nhiều phe kháng chiến chống Việt Nam, được ủng hộ của Trung Quốc, Mỹ và Asean. Điều này lại cung cấp cho quân Việt Nam lý do để kéo dài sứ mạng ở Campuchia.
Do nhiều sức ép, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia tháng 9/1989. Ngày 23/10/1991, hiệp định hòa bình Paris được ký, đưa đến việc điều động quân gìn giữ hòa bình LHQ (Cơ quan chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Campuchia - UNTAC) để theo dõi hiệp định và giám sát bầu cử ngày 23/5/1993. Vương quốc Campuchia tái lập được chính thức thành lập.
Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tiếp đón hai đồng Thủ tướng Campuchia ngày 23/8/1993, Norodom Ranariddh và Hun Sen Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tiếp đón hai đồng Thủ tướng Campuchia ngày 23/8/1993, Norodom Ranariddh và Hun Sen

Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ 1993

Trong giai đoạn hậu UNTAC, Campuchia cố gắng duy trì quan hệ ấm áp với các láng giềng gồm Việt Nam. Đảng CPP coi trọng quan hệ với Việt Nam vì họ tiếp tục hưởng lợi từ giúp đỡ và hợp tác của Hà Nội.
Ví dụ, sau đụng độ quân sự giữa CPP và đảng hoàng gia Funcinpec ở Phnom Penh ngày 5, 6 tháng 7/1997, Hà Nội không lên án khủng hoảng, khác với các nước Asean như Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Các tin tức khi đó cho rằng Việt Nam ủng hộ mạnh nhất cho Campuchia gia nhập Asean sau khi ghế thành viên Asean của Vương quốc bị tạm ngừng theo sau đụng độ tháng 7/1997. Rốt cuộc Campuchia trở thành thành viên Asean ngày 30/4/199.
Việt Nam tận dụng căng thẳng ngoại giao Campuchia - Thái Lan năm 2003 để tái lập ảnh hưởng ở Campuchia. Tháng 1/2003, phản ứng một bình luận bị cho là của một ngôi sao điện ảnh Thái rằng "Angkor Wat thuộc về Thái Lan", biểu tình chống Thái Lan nổ ra ở Phnom Penh. Các sản phẩm Thái Lan bị tẩy chay, bị cấm. Trong khi đó, quan hệ chính trị và thương mại giữa Campuchia và Việt Nam được thúc đẩy.
Năm 2005, Campuchia và Việt Nam bày tỏ mong muốn "láng giềng tốt, hữu nghĩ truyền thống, hợp tác tòan diện, lâu dài" là cơ sở cho quan hệ song phương.
Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6/12/2005. Nó tạo cơ sở cho hai nước phát triển đặc khu kinh tế dọc đường biên giới. Thương mại song phương tăng nhanh, từ 184 triệu đôla năm 2001 lên 940 triệu năm 2006.
Năm 2017, hai nước ăn mừng 50 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao. Lúc này, thương mại song phương đã lên tới 3,8 tỉ đôla. Quan trọng hơn, Việt Nam là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Campuchia bên trong Asean, và lớn thứ hai xét cả thế giới.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Campuchia, với sự tiếp đón của Quốc vương Norodom Sihamoni ngày 28/3/2005 Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Campuchia, với sự tiếp đón của Quốc vương Norodom Sihamoni ngày 28/3/2005

Hạn chế trong quan hệ

Quan hệ Việt Nam và Campuchia có dấu hiệu căng thẳng kể từ 2012. Căng thẳng này có thể là kết quả của thay đổi chiến lược, cũng như các vấn đề nhạy cảm về biên giới và người gốc Việt ở Campuchia.
Về mặt chiến lược, Campuchia và Việt Nam gần đây có tiếp cận rất khác nhau trước môi trường an ninh thay đổi của châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam phòng bị nước đôi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua tăng cường quan hệ kinh tế, quốc phòng với Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Hà Nội cũng chủ động sử dụng các sắp xếp đa phương trong khu vực, như Asean, trong chiến lược cân bằng trước đe dọa của Trung Quốc.
Ngược lại, Campuchia ngày càng phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế và quốc phòng. Xung đột biên giới Campuchia - Thái Lan từ 2008 tới 2011 đẩy Campuchia thành lập quan hệ đối tác chiến lươc vợi Trung Quốc, do Phnom Penh nhìn nhận có đe dọa trở lại từ Thái Lan và niềm tin sút giảm vào Asean.
Tượng đài hữu nghị ở Phnom Penh đánh dấu vai trò Việt Nam giúp xóa bỏ chính thể Khmer Đỏ năm 1979 Bản quyền hình ảnhKEVIN DOYLE
Image caption Tượng đài hữu nghị ở Phnom Penh đánh dấu vai trò Việt Nam giúp xóa bỏ chính thể Khmer Đỏ năm 1979
Phnom Penh ngày 13/7/2012: Asean kết thúc cuộc họp ở Campuchia, không ra tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử Asean Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Phnom Penh ngày 13/7/2012: Asean kết thúc cuộc họp ở Campuchia, không ra tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử Asean
Đáng chú ý, Campuchia và Việt Nam có tiếp cận rất khác nhau về tranh chấp trên Biển Đông. Campuchia, là nước không có tranh chấp, không muốn vấn đề này chi phối ngoại giao đa phương khu vực mà có thể làm phật lòng Bắc Kinh, gây hại cho quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Asean.
Vì thế, Campuchia thỉnh thoảng lại từ chối cùng Việt Nam và một vài nước Asean định quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Tại hội nghị ngoại trưởng Asean ở Phnom Penh tháng 7/2012, tranh chấp biển đảo gây ra bế tắc, khiến các nước không thể ra thông cáo chung. Rắc rối này khiến Phnom Penh và Hà Nội bày tỏ thấy vọng về nhau.

Người Việt ở Campuchia

Nói chung, nỗi sợ của người Campuchia về Việt Nam đã sâu sắc từ cuộc nam tiến của nhà Nguyễn trong thế kỷ 18. Sang thời hiện đại, tình cảm chống Việt Nam tiếp tục là một trong các vấn đề gay gắt nhất trong chính trị Campuchia do cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Campuchia, và vấn đề người gốc Việt ở Campuchia. Tệ hơn, các chính khách Campuchia, đặc biệt là các đảng đối lập, thường lợi dụng ngôn từ chống Việt Nam.
Vấn đề biên giới lại nổ ra trong chính trị Viêt Nam sau bầu cử 2013. Đảng đối lập CNRP cáo buộc đảng CPP cầm quyền để mất đất cho Việt Nam và nói hiệp định bổ sung 2005 là vi hiến.
Tháng 6/2015, hơn chục người bị thương khi các nhà hoạt động và nhà sư Campuchia, do hai nghị sĩ CNRP dẫn đầu, va chạm với người dân và chính quyền Việt Nam dọc đường biên giới.
Người gốc Việt ở Campuchia cũng là vấn đề khó trong quan hệ Việt Nam - Campuchia từ 1953. Gần đây, đảng CPP cầm quyền có lập trường cứng rắn về người nhập cư phi pháp ở Campuchia, trong đó có người Việt.
Chiến dịch chống lao động bất hợp pháp bắt đầu vào giữa 2014. Đến cuối năm, Bộ Nội vụ trục xuất 1.300 người, 90% trong đó là người Việt.
Việc trục xuất người Việt tăng đáng kể năm 2015, với hơn 6.000 người Việt nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất, so với 2.500 người năm 2016.
Rất nhiều người dân ở đây nằm trong những hộ nghèo nhất Bản quyền hình ảnhVũ Quang Minh/Facebook
Image caption Rất nhiều người dân ở đây nằm trong những hộ nghèo nhất
Hiện nay, có tin nói Hà Nội bày tỏ không hài lòng vì chính quyền Campuchia sơ tán 2.300 người gốc Việt ra khỏi một làng nổi trên Hồ Tonle Sap. Cũng có tin nói lãnh đạo Campuchia bực dọc vì lãnh đạo Việt Nam đòi hỏi bảo vệ cho người Việt ở Campuchia, một vấn đề luôn đươc nệu trong mọi cuộc gặp song phương.

Nhìn về phía trước

Có ai từng nói, "có thể đổi bạn, nhưng không thể đổi láng giềng".
Campuchia và Việt Nam buộc phải chung sống hòa bình dựa trên nguyên tắc tôn trọng chung chủ quyền, hợp tác cùng thắng.
Hỏa hoạn thiêu rụi 60 nhà dân Campuchia gốc Việt
Phnom Penh: Thành phố hưng thịnh với quá khứ tàn khốc
Việt Nam – Campuchia 40 năm sau khi Khmer Đỏ sụp đổ
Mặc dù có những nỗ lực gần đây của lãnh đạo Việt Nam và Campuchia nhằm thúc đẩy hiểu biết chung, sự nghi ngờ chiến lược giữa hai nước vẫn còn.
Vì thế, hai nước rất cần có đối thoại tích cực ở mọi cấp độ. Ngoài tham vấn chính trị và chiến lược ở cấp cao, trao đổi giữa giới nghiên cứu, lãnh đạo trẻ, hoạt động cộng đồng và sinh viên cần được tăng cường.
Quan trọng hơn, cơ chế tham vấn 1.5 giữa hai nước cần được thành lập. Viện Ngoại giao Quốc gia vừa thành lập của Bộ Ngoại giao Campuchia cùng Học viện Ngoại giao ở Hà Nội, cùng các đơn vị khác, cần tổ chức đối thoại chiến lược và tiến hành các nghiên cứu chung.
Những việc này sẽ giúp thu hẹp sự nghi ngờ chiến lược và tính toán nhầm giữa hai quốc gia láng giềng.
Cheunboran Chanborey, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng - Chiến lược, Đại học Quốc gia Úc. Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten