zaterdag 8 december 2018

An ninh mạng : Huawei (Hoa Vi) đáng để EU phải lo ngại + Hoa Kỳ cáo buộc phó chủ tịch Hoa Vi « gian lận » và đòi dẫn độ từ Canada sang Mỹ



An ninh mạng : Hoa Vi đáng để EU phải lo ngại


mediaQuảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018.REUTERS/Stringer
Sau vụ bắt giữ nữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Hoa Vi, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu phụ trách công nghệ số báo động nguy cơ an ninh mạng tại châu Âu liên quan đến những sản phẩm của Hoa Vi cũng như của các công ty Trung Quốc khác.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet tường thuật :
Ủy Ban Châu Âu cho rằng việc sử dụng điện thoại và máy tính do Hoa Vi chế tạo hẳn là có thể khiến người tiêu dùng châu Âu gặp phải rủi ro về an toàn. Đó cũng là ý kiến của ông Andrus Ansip, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
Theo ủy viên phụ trách thị trường kỹ thuật số này thì các thiết bị đó được sử dụng như là một con ngựa thành Troie cho các gián điệp. Andrus Ansip nhắc đến ví dụ như các cổng hậu của phần mềm. Những cổng đó cho phép xâm nhập vào trong toàn bộ các dữ liệu của một thiết bị qua chương trình bí mật cài đặt trong các phần mềm.
Ông nói : « Chúng ta có nên lo lắng về vấn đề của Hoa Vi hay của các công ty Trung Quốc khác ? Có, tôi nghĩ là chúng ta nên lo lắng vì các công ty đó bị buộc cộng tác với các cơ quan tình báo. Tôi luôn phản đối các cổng sau bắt buộc hay cài xen các loại chíp để lấy bí mật của chúng ta chẳng hạn.
Đó không phải là tín hiệu tốt khi các công ty buộc phải mở hệ thống của mình cho các cơ quan mật vụ. Là những người bình thường, tất nhiên chúng ta phải sợ điều đó ».
Báo động về an toàn mạng gửi đến người tiêu dùng châu Âu như vậy có khả năng gây tổn hại đến hình ảnh thương mại của Hoa Vi cũng như vụ bắt giữ nữ giám đốc tài chính của hãng tại Canada.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181208-an-ninh-mang-hoa-vi-eu-lo-ngai-qt


Hoa Kỳ cáo buộc phó chủ tịch Hoa Vi « gian lận »


mediaGiám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu.Reuters/Huawei/Handout
Hôm qua, 07/12/2018, bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Hoa Vi ra trình diện trước tòa án Vancouver. Bà bị bắt giữ tại Vancouver hôm thứ Bảy 01/12/2018 theo yêu cầu của phía Mỹ. Vụ việc đang làm cho quan hệ Trung Quốc và Canada trở nên căng thẳng.
Theo giải thích của thông tín viên đài RFI, Pascale Guéricolas tại Québec, Hoa Kỳ cáo buộc giám đốc tài chính Hoa Vi tội « gian lận ».
« Theo các thông tin được tiết lộ từ tòa án, bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Hoa Vi dường như đã thông qua một chi nhánh là Skycom để lách các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran trong vòng 5 năm. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đã đề nghị đồng minh, quốc gia láng giềng phía Bắc bắt giữ và đòi dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu.
Theo nhiều nhà phân tích, một vụ bắt giữ như thế tại một nước thứ ba là không bình thường, bởi vì thông thường chỉ có những tay trùm buôn ma túy hay buôn vũ khí mới là đối tượng của kiểu quy trình này. Thủ tướng Canada giờ đang trong thế khó xử. Quả thật, phe đối lập chỉ trích ông không bảo vệ được Canada trước các sản phẩm viễn thông do Hoa Vi sản xuất.
Các đồng minh của Canada như Mỹ, Úc, New Zealand cáo buộc doanh nghiệp rất gần gũi với chính quyền Trung Quốc này có hoạt động dọ thám mạng. Hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc hiện cung cấp một công nghệ mới, mạng 5G, mà vấn đề an ninh dường như có nhiều khe hỡ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181208-hoa-ky-cao-buoc-pho-chu-tich-hoa-vi-gian-lan

TQ giận vụ bắt Mạnh Vãn Chu và tìm tin Trương Thủ Thịnh chết

  • 7 tháng 12 2018
Dư luận, báo chính thống của Trung Quốc giận dữ với Mỹ và Canada vụ bắt giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu và quan tâm tin nhà khoa học Trương Thủ Thịnh ở Stanford vừa chết.
VTB Capital Investment Forum "Russia Calling!" in Moscow, Russia October 2, 2014 Bản quyền hình ảnhReuters
Image caption Sabrina Mạnh Vãn Chu cùng TT Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn VTB Capital Investment ở Moscow, 02/10/2014
Cả hai sự việc này đều xảy ra ngày 1/12/2018, cùng thời gian Tổng thống Donald Trump trao đổi và ăn tối với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G20 ở Buenos Aires.
Sau khi tin bà Mạnh bị bắt ở Vancouver lan về đến Trung Quốc, chính phủ nước này gọi vụ việc là "sự vi phạm nhân quyền", và yêu cầu Canada thả bà ngay.
Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau cho hay hôm 06/12 rằng chính phủ ông được phía Mỹ thông báo trước "vài ngày" về yêu cầu bắt bà Mạnh.
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt
Hãng ZTE của TQ 'có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc'
Tuy thế, ông Trudeau nói Canada không có dính líu ở cấp độ chính trị trong vụ việc vì nước ông có hệ thống tư pháp độc lập và chính phủ tôn trọng quyết định của tòa án.
Bà Sabrina Mạnh Vãn Chu được quyền ra toà để yêu cầu tại ngoại theo thủ tục pháp lý của Canada.
Hoa Kỳ thì yêu cầu Canada trao nộp bà để điều tra vi phạm cấm vận công nghệ với Iran mà Washington cho là Huawei đã gây ra.
Canada cùng Hoa Kỳ, Anh, New Zealand và Úc thuộc nhóm 'Five Eyes' lập ra để chia sẻ thông tin tình báo.

Hoa Kỳ 'bất hảo, còn Canada là chó'

G20 Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Cùng ngày Trump và Tập gặp mặt bên lề G20, Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu thêo yêu cầu của Hoa Kỳ. Mấy ngày sau tin này mới bay về Trung Quốc
Sang hôm 07/12, báo chí và dư luận Trung Quốc tiếp tục lên tiếng về vụ việc gây chấn động nước này, đúng vào khi cuộc thương chiến với Mỹ tưởng như sắp có hạ nhiệt.
Như một dấu hiệu vụ việc đánh động giới quyền lực cao nhất của Trung Quốc, trang Global Times của Đảng Cộng sản chạy bài và ảnh trên trang nhất, gọi vụ bắt Mạnh Vãn Chu là một phần của "chiến lược ngăn chặn Trung Quốc" mà Washington đang làm.
Lần đầu tiên từ nhiều năm, báo Trung Quốc gọi Hoa Kỳ là quốc gia "bất hảo đáng kinh tởm" (despicable rogue) vì đang thách thức vị thế thượng phong của Trung Quốc trong thị trường 5G.
Trang China Daily cũng phê phán Hoa Kỳ còn Tân Hoa Xã thì đăng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao yêu cầu thả bà Mạnh ngay lập tức.
Tuy thế, trang tiếng Trung của Nhân dân Nhật báo không nói gì đến vụ Huawei, tập đoàn toàn cầu có doanh số nhiều tỷ đô la của Trung Quốc.
Huawei: Dư luận TQ nổi giận vụ bắt bà Mạnh
Image caption Huawei: Dư luận TQ nổi giận vụ bắt bà Mạnh
Nhưng phần đối ngoại và của tờ báo đăng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về bà Mạnh Vãn Chu, con gái ông Nhậm Chính Phi, tỷ phú có thế lực ở Trung Quốc.
Báo Hong Kong có vẻ ủng hộ chính quyền trung ương về vụ Huawei.
Ta Kung Bao lên án vụ bắt này là "vi phạm nhân quyền và tự do nghiêm trọng", còn Wen Wei Bao (Văn Hối Báo) nói vụ này làm ngược lại toàn bộ "hưu chiến" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại.
Tờ Ming Pao cho rằng đây là một phần chiến lược ngăn chặn Trung Quốc trong ngành công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Trang South China Morning Post thì trích lời giới chuyên gia nói Hoa Kỳ có thể dùng vụ bắt bà Mạnh để gây sức ép với Trung Quốc trong giai đoạn "hưu chiến" 90 ngày.
Tuyên bố của Huawei đăng hôm 6/12 trên mạng xã hội được hàng chục nghìn người bấm 'like'.
Có dân mạng Trung Quốc đăng ý kiến gọi vụ này cho thấy "Canada chỉ là con chó của chủ Mỹ".
Một bình luận được nhiều người bấm 'like' nói "Huawei không thể bị đánh bại trên thị trường nên chúng nó bắt đầu chơi bẩn".
Mạnh Vãn Chu Bản quyền hình ảnhBBC/EPA/Getty Images
Image caption Bà Mạnh Vãn Chu (phải), là con ông Nhậm Chính Phi (giữa). Ảnh bên là khi ông Nhậm giới thiệu văn phòng của Huawei tại Anh cho Chủ tịch Tập Cận Bình khi lãnh đạo TQ thăm London tháng 11/2015
Cũng có ý kiến cảnh báo không nên để tình ái quốc bị kéo vào vụ này.

Cái chết của giáo sư Trung Quốc ở Stanford

BBC Monitoring ghi nhận người dùng mạng Weibo ở Trung Quốc cũng chú ý đến vụ nhà vật lý học Trương Thủ Thịnh (Zhang Shoucheng), chết ở Mỹ cũng vào hôm 1/12 vì trầm cảm.
Chừng 270 triệu lượt đọc đã bấm vào tin nói ông Trương qua đời ở tuổi 55.
Có quốc tịch Mỹ, ông Trương làm việc ở ĐH Stanford và cũng là người lập ra công ty Danhua Capital, nay có tên là Digital Horizon Capital.
Theo tờ China Morning Post, mạng xã hội Trung Quốc đồn đoán nhiều về chuyện cái chết của ông có liên quan hay không đến các cuộc điều tra của Hoa Kỳ.
Theo điều 301 luật thương mại Mỹ dùng để điều tra các vụ "hoạt động bất công" của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt công nghệ cao của Hoa Kỳ, tên công ty Danhua bị nêu trong hồ sơ dùng vốn từ Trung Quốc.
Dân mạng Trung Quốc cố tìm hiểu xem vụ công ty Danhua có liên quan gì đến Huawei và vụ bắt bà Mạnh hay không.
Được biết năm 2013, ông Trương Thủ Thịnh lập ra công ty Danhua để khai thác mảng trí tuệ nhân tạo, số liệu, tự động hóa và blockchain.
Công ty này, có trụ sở ở California, đã nhận được vốn đầu tư 434 triệu USD, theo Crunchbase.
Nhà đầu tư chính của Danhua là Zhongguancun Development Group, tập đoàn của nhà nước do chính quyền thành phố Bắc Kinh bỏ tiền thành lập.
Tuy thế, gia đình ông Trương bác bỏ chuyện ông tử vong có liên quan gì đến thương chiến Mỹ - Trung và yêu cầu mọi người tôn trọng sự riêng tư của họ.
"Những thông tin sai trái chỉ làm tăng thêm đay khổ cho gia đình giáo sư Trương," một đại diện cho gia đình ông ra thông báo.
Sinh năm 1963 ở Thượng Hải, ông Trương làm bằng tiến sỹ ngành vật lý ở State University of New York tại Stony Brook, nơi ông được thầy là nhà vật lý được giải Nobel, Dương Chấn Ninh (Yang Chen-ning) hướng dẫn.
Các đồng nghiệp của ông Trương ở Standford ca ngợi ông là một nhà tiên phong đầy trí tuệ trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.
warner Bản quyền hình ảnhTwitter
Image caption Tin về vụ Huawei và bà Sabrina Mạnh Vãn Chu đang được bàn cả trên các mạng XH tiếng Anh

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46480878


Phương Tây đề phòng với Hoa Vi của Trung Quốc


mediaQuảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018.REUTERS/Stringer
Ngày càng có nhiều quốc gia đề phòng tập đoàn cung cấp trang thiết bị viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei). « Hoa Vi chịu sức ép ngoại giao gia tăng từ mọi phía », theo nhật báo kinh tế Les Echos, vì chính quyền Mỹ tích cực vận động hành lang để loại tập đoàn của Trung Quốc khỏi các mạng truyền thông trong tương lai.
Hoa Kỳ và Úc cấm Hoa Vi tham gia thị trường mạng 5G tại hai nước này do lo ngại rủi ro về an ninh mạng. Chưa dừng ở đó, theo thông tin của Washington Post vào tuần trước, chính quyền Washington đang thuyết phục các đồng minh (Đức, Ý, Nhật Bản) ngừng hợp tác với Hoa Vi. Ngoài ra, chính quyền Mỹ còn hứa trợ giúp thêm tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng cho các dự án ngừng sử dụng trang thiết bị của tập đoàn Hoa Vi. Lý do là cả Mỹ và Úc sợ rằng các sản phẩm của Hoa Vi bị chính quyền Bắc Kinh lợi dụng vào mục đích gián điệp, nghe lén...
Tại châu Âu, Đức cũng đang xem xét để loại Hoa Vi khỏi dịch vụ cung cấp mạng 5G. Tương tự, Paris từ giờ cũng tỏ ra dè chừng với Hoa Vi dù tập đoàn Trung Quốc hoạt động tại Pháp từ hơn 15 năm nay. Trước đó, vào tháng 07/2018, Anh Quốc đã tiến hành quá trình kiểm tra độ tin cậy của các hệ thống, trong khi Hoa Vi cũng hoạt động rất mạnh ở thị trường Anh Quốc. Riêng tại Mỹ, chính quyền Washington, từ vài tháng nay, đi theo chiến lược loại Hoa Vi khỏi thị trường, thông qua một đạo luật cấm chính quyền mua trang thiết bị của tập đoàn Trung Quốc, tuy nhiên, Hoa Vi chỉ chiếm một thị phần nhỏ tại Mỹ.
Dù Hoa Vi trấn an rằng hoạt động hoàn toàn độc lập với Nhà nước Trung Quốc, nhưng dường như lời trấn an chưa đủ thuyết phục. Washington lo ngại cho tình hình tại các nước mà Mỹ đặt căn cứ quân sự. Dù Mỹ có vệ tinh riêng đảm bảo việc truyền tin nhạy cảm, nhưng một phần lớn khối lượng thông tin vẫn được trung chuyển qua các mạng thương mại. Mối lo ngại này là có cơ sở và trở nên nghiêm trọng hơn vì Hoa Vi đã trở thành nhà cung cấp trang thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, chiếm 22% thị phần toàn cầu, và là nhà cung cấp điện thoại thông minh thứ 2, chỉ sau Samsung.
Phát triển mạng 5G mở ra một cuộc chiến thương mại mới vì các nước sẽ phải mua trang thiết bị. Mỹ, châu Âu, Trung Quốc cũng đang tranh giành thị trường này. Một quan chức Mỹ giải thích với nhật báo Washington Post rằng những biện pháp đề phòng này trước hết là vì mục đích an ninh, trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc ngày càng gia tăng tấn công tin tặc trên thế giới. Ông nói: « Chúng tôi chia sẻ quan ngại của mình với một số nước bị đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi các nước này hướng đến phát triển mạng 5G, chúng tôi nhắc lại mối lo ngại này ».
Giờ thì phải chờ xem khuyến cáo của Washington có thật sự được lắng nghe, vì trên thực tế, hiện chỉ có một nhà cung cấp trang thiết bị cho mạng 5G, đó lại là Hoa Vi, theo ông Neil McRae, phụ trách thiết kế mạng của nhà cung cấp viễn thông Anh BT.
Quyền lợi của Trung Quốc ở Pakistan bị tấn công
« Lợi ích của Trung Quốc tại Pakistan bị tấn công ». Lần đầu tiên, phong trào ly khai Quân Độ Giải Phóng Baloutchistan tiến hành một cuộc tấn công ngoài tỉnh Baloutchistan và nhắm vào các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Karachi.
Theo thông tín viên của báo Le Monde, đây là cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ tại Pakistan, nơi Bắc Kinh đầu ti 62 tỉ đô la vào vành đai kinh tế. Nằm ở phía tây nam Pakistan, tỉnh Baloutchistan có nguồn dầu khí và khoáng sản dồi dào nhất Pakistan nhưng lại nghèo nhất nước. Bạo lực liên tục hoành hành trong vùng từ phía phe ly khai, tấn công thánh chiến và bị quân đội Pakistan trấn áp.
Dự án xây dựng vành đai kinh tế Trung Quốc càng khiến người dân phẫn nộ, một mặt do không tạo đủ việc làm cho dân địa phương vì Trung Quốc đưa nhân công sang, mặt khác do « Trung Quốc là đồng minh của một chính phủ và một quân đội chuyên áp bức họ », theo phân tích của chuyên gia Malik Siraj Akbar.
Đường xá, cảng biển được xây dựng trong khi người dân quanh khu cảng Gwadar không có nước sạch và bị đuổi khỏi những vùng đất của họ. Đây là lý do mà phe ly khai Baloutchistan coi « sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng như một cuộc xâm lược thứ hai (người dân Pakistan ở các vùng khác được coi là những kẻ thực dân thứ nhất). Người dân Baloutchistan yêu tự do, Baloutchistan không giống như Tân Cương ».
Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ khủng bố ở Pakistan. Nhưng theo trấn an của thủ tướng Imran Khan, « những biến cố như vậy sẽ không thể phá hoại quan hệ Pakistan-Trung Quốc. Mối bang giao này còn mạnh hơn cả dãy núi Himalaya và sâu hơn cả biển Ả Rập ».
Đài Loan : Đảng Dân Tiến cầm quyền thất bại trong bầu cử địa phương
Cuộc bầu cử địa phương tại Đài Loan, với thất bại của đảng Dân Tiến cầm quyền, thậm chí ngay cả tại thành phố Cao Hùng, cứ địa của đảng từ vài thập niên, được hai nhật báo Les Echos và Le Figaro đưa tin.
« Tại Đài Loan, tổng thống cấp tiến bị trừng phạt », theo Le Figaro. Trong bài viết « Tại Đài Loan, đảng cầm quyền bị thất bại nghiêm trong trọng cuộc bầu cử », nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng đảng Dân Tiến phải trả giá vì những khó khăn mà tầng lớp trung lưu Đài loan đang phải đối mặt, sức mua bị chững lại trong khi giá cả tăng, đặc biệt là bất động sản.
Một bài học khác đối với đảng Dân Tiến là vai trò của Bắc Kinh trong đợt vận động tranh cử. Rất nhiều người dân Đài Loan bị thuyết phục rằng nền kinh tế địa phương xấu đi là vì quan hệ với Hoa lục căng thẳng hơn dưới thời tổng thống Thái Anh Văn.
Theo Les Echos, để có thể giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, bà Thái Anh Văn nên lắng nghe tiếng nói của dân : san bằng xung đột với Trung Quốc để thổi luồng sinh khí mới cho nền kinh tế, nhưng cũng không được quá hòa hoãn với người láng giềng khổng lồ. Ngoài ra, bà Thái Anh Văn còn có nhiệm vụ rất tế nhị là xoa dịu ý đồ độc lập của một bộ phận dân chúng.
 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181126-phuong-tay-de-phong-voi-hoa-vi-cua-trung-quoc

Geen opmerkingen:

Een reactie posten