zaterdag 15 december 2018

Boeing khai trương xưởng..."lắp ráp" máy bay 737 đầu tiên tại Trung Quốc, ở Chu San (gần Thượng Hải) để đáp ứng nhu cầu 7700 máy bay (1000 tỷ đô) của TQ + xuất xưởng phi cơ đầu tiên lắp ráp ở Trung Quốc [... ham máy bay Mỹ (Boeing)... mê máy bay Tây (Airbus)...chê máy bay...Tàu (C919) ! ]





Boeing khai trương xưởng máy bay 737 đầu tiên tại Trung Quốc






Một chiếc Boeing 737 được sản xuất tại xưởng ở Renton, Washington. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Công ty Boeing sắp mở xưởng hoàn tất những giai đoạn cuối của máy bay 737 đầu tiên tại Trung Quốc, cho thấy cam kết của đại công ty này đối với thị trường tiêu thụ máy bay lớn nhất thế giới, mặc dù đang có căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo Bloomberg News hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai, công ty sản xuất máy bay có văn phòng chính tại Chicago sẽ khai trương xưởng này ở thành phố Chu San (Zhoushan), cách Thượng Hải khoảng 90 dặm về phía Đông Nam, vào Thứ Bảy này, sau hơn một năm xây cất.
Đây là một cơ sở hiếm hoi của Boeing ở ngoại quốc, và là liên doanh giữa công ty của Mỹ với công ty sản xuất máy bay quốc doanh Commercial Aircraft Corp. of China Ltd. của Trung Quốc.
Mặc dù dự án này được hình thành trước khi Tổng Thống Donald Trump đắc cử, việc khai trương chắc chắn sẽ bị các vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại giữa hai nước làm cho lu mờ.
Các vấn đề này bao gồm hai bên đánh thuế nhập cảng lẫn nhau, đối với các hàng hóa từ xe hơi, máy móc, thịt heo, đến đậu nành.
Thỏa thuận đình chiến 90 ngày của Mỹ và Trung Quốc cũng bị vụ bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ảnh hưởng.
Bà Mạnh là tổng giám đốc tài chính công Huawei, bị Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ vì bị tố cáo vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.
Cơ sở tại Chu San là một thương vụ biểu tượng cho sự cân bằng của Boeing ở Trung Quốc, nhất là khi Tổng Thống Richard Nixon đến Trung Quốc hồi năm 1972 bằng chiếc Boeing 707.
Tại cơ sở này, công nhân Trung Quốc sẽ thực hiện giai đoạn cuối của những chiếc máy bay đưa từ xưởng sản xuất ở Renton, Washington, sang, trước khi giao cho khách hàng địa phương.
Cứ bốn chiếc Boeing sản xuất ra thì Trung Quốc mua một chiếc, và các công ty hàng không của Trung Quốc là khách hàng mua 737 nhiều nhất.
Boeing 737 cũng là loại phi cơ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.
Theo dự trù, trong hai thập niên tới, Trung Quốc có nhu cầu mua 7,700 máy bay dân sự, với giá trị tổng cộng khoảng $1,000 tỷ. (Đ.D.)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/boeing-khai-truong-xuong-may-bay-737-dau-tien-tai-trung-quoc/


Tập đoàn Mỹ Boeing cho xuất xưởng phi cơ đầu tiên lắp ráp ở Trung Quốc


mediaLễ xuất xưởng chiếc Boeing 737 Max đầu tiên tại trung tâm Chu San hôm 15/12/2018.REUTERS/Thomas Peter
Ngay trong bối ảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung, tập đoàn Boeing hôm 15/12/2018, đã cho xuất xưởng chiếc máy bay đầu tiên lắp ráp tại Trung Quốc, một chiếc 737 Max, được bàn giao cho hãng hàng không Trung Quốc Air China. Việc lắp ráp hoàn tất ở Chu San, tỉnh Chiết Giang, trung tâm lắp ráp phi cơ hoàn chỉnh đầu tiên của Boeing ở nước ngoài. Lãnh đạo Boeing và Air China cũng như hàng trăm khách mời đã tham dự buổi lễ "giao hàng".

Thông tín viên RFI, Stéphane Lagarde tường thuật :
"Nhân viên xưởng lắp ráp ở Chu San (Zhoushan) đã dùng điện thoại di động ghi lại giây phút trọng đại này. Chiếc máy bay hai động cơ phản lực với dòng chữ đen Air China là phi cơ đầu tiên mà Boeing hoàn tất trên đất Trung Quốc trong một xưởng từng hứa với chủ tịch Tập Cận Bình lúc ông viếng thăm Mỹ vào năm 2015.
Hợp tác với đối tác Trung Quốc Comac (Commercial Aircraft Corporation of China), Boeing đã thực hiện tại chỗ phần bên trong máy bay (ghế ngồi, phòng vệ sinh, thiết bị giải trí, thiết bị hâm nóng thức ăn…) nhưng những phần khác còn lại thì vẫn chế tạo tại Hoa Kỳ - made in USA. Ba cơ xưởng dành cho việc sơn máy bay thì vẫn chưa hoạt động được.
Với trung tâm Chu San, Boeing có một cách tiếp cận không dứt khoát bằng Airbus, cũng đã có một trung tâm lắp ráp máy bay A320 hoàn chỉnh ở Thiên Tân (Tianjin), phía đông Bắc Kinh.
Đối với hai nhà chế tạo phi cơ, mục tiêu đều giống nhau : phải có cơ sở sản xuất gần các khách hàng tốt, tức các hãng máy bay Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây là thị trường hàng không đứng thứ hai thế giới, sẽ cần đến hơn 7.500 máy bay thương mại trong vòng 20 năm tới đây.
Hiện tại, cứ 4 chiếc Boeing 737 được làm ra thì có 1 chiếc được giao cho Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Boeing sẽ phải đưa ra những đề nghị hấp dẫn nếu vẫn muốn vươn cánh ở Trung Quốc.
Cho đến nay, Boeing vẫn từ chối, không chịu thiết lập một dây chuyền sản xuất máy bay hoàn chỉnh tại Trung Quốc, theo kiểu nhà máy của Airbus ở Thiên Tân, nhưng trung tâm Chu San là một nhượng bộ đầu tiên.
Sau chiếc máy bay đầu tiên vừa ra mắt, Boeing hy vọng hàng năm hoàn tất được 100 chiếc tại đây."
Hiện thời, máy bay chế tạo ở Mỹ không bị Trung Quốc áp thuế, nhưng cuộc cạnh tranh với Airbus trên thị trường Trung Quốc sẽ gay gắt hơn do cuộc đọ sức thương mại. Một ví dụ : Boeing đã cung cấp chiếc máy bay thứ 2000 vào tháng 11 vừa qua cho Xiamen Airlines, một chiếc 737 Max, nhưng khách hàng vốn từ ba thập niên qua chỉ sử dụng máy bay Boeing, giờ đây đã vừa quay sang đàm phán với Airbus.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181217-tap-doan-my-boeing-cho-xuat-xuong-phi-co-dau-tien-lap-rap-o-trung-quoc

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten