Mất tích vì 'sách cấm' về ông Tập Cận Bình
- 5 tháng 2 2016
Một nhà văn Trung Quốc nói với BBC ông là đồng tác giả của quyển sách khiêu khích về nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Quyển sách được cho là nguyên do khiến năm chủ tiệm sách ở Hong Kong mất tích.
Tác giả sống tại Mỹ với bút danh Xi Nuo, nói ông đã xuất bản quyển sách trên mạng để thách thức Trung Quốc và những chủ hiệu sách không phải là người chịu trách nhiệm.Ông nói: “Sao chính phủ không tới New York và kiện chúng tôi?”
Những chủ hiệu sách bị mất tích vài tháng qua, hiện đang bị tạm giam ở Trung Quốc.
Một số nhà phân tích tin rằng quyển sách mà các nhà xuất bản chuẩn bị in, được đặt tên “Tập Cận Bình và tình nhân” có thể khiến chính phủ Trung Quốc nổi giận, và đây có thể là nguyên nhân đằng sau việc họ biến mất và bị bắt giam.
Cáo buộc hai chủ hiệu sách bị cưỡng bức đưa tới Trung Quốc trong một quy trình ngoài vòng pháp luật đã làm dấy lên sự quan tâm của thế giới. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, nói hai người bị bắt đã tự nguyện đến Trung Quốc.
Quế Dân Hải, đồng sáng lập của công ty xuất bản Mighty Current, và hiệu sách liên kết Causway Bay, được nhìn thấy lần cuối tại nhà nghỉ dưỡng của ông ở Thái Lan hôm 17/10, trong khoảng thời gian đó ba nhân viên của ông cũng mất tích.
Ông xuất hiện trở lại vào đầu tháng Một trên kênh truyền hình nhà nước của Trung Quốc và khóc. Ông nói ông trở về Trung Quốc để nhận trách nhiệm về một vụ tai nạn xe nghiêm trọng đã xảy ra hơn một thập kỷ trước – mặc dù một số người nghi ngờ có thể ông đã đưa ra lời tự thú với sự ép buộc.
Vào cuối tháng 12, ông Lý Ba (còn có tên là Paul Lee) đã biến mất ở Hong Kong, và chỉ xuất hiện một cách bí ẩn ở Trung Quốc đại lục, rõ ràng không có giấy tờ di chuyển.
Nghi án ông bị bắt cóc từ Hong Kong, nơi các quan chức Trung Quốc không có quyền thực thi luật pháp, đã gây ra sự phản đối từ phía quốc tế.
Phóng viên BBC đã vén màn các chi tiết về một thế giới ngầm hấp dẫn và phong phú của các loại sách tin đồn về các nhà lãnh đạo Trung Quốc, phục vụ đối tượng độc giả chính từ Trung Quốc đại lục, và cũng là loại sách khiến nhà chức trách Trung Quốc không hài lòng.
Những nhân viên của Nhà xuất bản Mighty Current mất tích
- Lữ Ba, tổng giám đốc, mất tích ở Thâm Quyến, 15/10/2015
- Trương Chí Bình, giám đốc, 32 tuổi, mất tích ở Đông Quản, 15/10/2015
- Quế Dân Hải, đồng sáng lập nhà xuất bản, 51 tuổi, mất tích ở Thái Lan, 17/10/2015
- Lâm Vinh Cơ, 60 tuổi, lần cuối cùng được thấy ở Hong Kong 23/10/2015.
- Lý Ba, cổ đông, 65 tuổi, mất tích ở Hong Kong, 30/12/2015.
Xi Nuo nói quyển sách của ông “Tập Cận Bình và tình nhân” đã viết xong nam 2014, nhưng ông Quế Dân hải quyết định chống lại việc xuất bản nó sau khi một nhân viên từ chính phủ Trung Quốc ghé thăm.
Quyển sách còn một tác giả nữa, một người được cho là viết phần lớn nội dung của tác phẩm, đã ẩn danh vì lý do an toàn.
Xi Nuo nói ông quyết định xuất bản quyển sách để thách thức nhà chức trách Trung Quốc.
Ông Xi Nuo cho biết: “Tôi quyết định xuất bản quyển sách. Tôi muốn nói với nhà chức trách Trung Quốc và ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, rằng các ông đã sai. Hoàn toàn sai. Tốt hơn là các ông nên thả năm người đó ra. Hãy để cho họ về nhà.”
Chuyện phiếm chính trị
Viết bằng ngôn ngữ đơn giản và bình dân, quyển sách mơ hồ theo hướng tiểu thuyết về cuộc đời thật của các nhân vật, và mô tả nhắm tới các mối quan hệ tình ái của ông Tập Cận Bình, và nói về các sự cố bị cáo buộc trong hai cuộc hôn nhân của ông.Nhưng tác phẩm này không phải duy nhất. Một bài giới thiệu các quyển sách do nhà xuất bản Mighty Current tiết lộ rất nhiều tựa sách khác sẽ phơi bày đời sống riêng tư của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc.
Các tựa sách bao gồm: “Phe phái Tập Cận Bình”, “Lửa cháy sau sân nhà Tập Cận Bình”, và thậm chí quyển “Tám tình yêu của tổng bí thư”. Mặc dù nhiều quyển trong số đó được đánh giá là không có nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng tính khiêu khích của các tác phẩm này đã làm dấy lên sự giận dữ của phía Trung Quốc.
Cựu phóng viên và nhà văn Trình Tường nhận định sự mất tích “bắt nguồn từ nỗ lực của Đảng Cộng sản thanh trừng thị trường sách cấm ở Hong Kong”.
Một chỉ thị của chính phủ Trung Quốc được đưa ra năm 2013 và nhắc lại hàng năm, nhắc đến việc “quét sạch nguồn”, rõ ràng nhắm tới ngành xuất bản tại Hong Kong. Mục tiêu của chỉ thị này là ngăn chặn hoạt động xuất bản “phản cách mạng”, bao gồm ngăn chặn những tác phẩm này được đưa về Trung Quốc đại lục.
Công nghiệp 'sách cấm'
Vậy, vì sao những quyển sách này lại trở nên phổ biến đến vậy? Theo ông Bào Phú, sáng lập công ty New Century Press, một nhà xuất bản độc lập tại Hong Kong, thị trường sách chuyện phiếm về đời sống chính trị Trung Quốc bùng nổ vào khoảng năm 1995.Đó là năm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương bị mất chức sau một vụ tham nhũng lớn.
Ông Bào Phú nói: “Trước đó, sách chính trị rất nghiêm túc. Nhưng sau vụ Triệu Tử Dương, làn sóng của các scandal chính trị Trung Quốc đã khiến loại sách này nhanh chóng được sản xuất.”
Thời điểm giữa thập niên 1990, trùng hợp với làn sóng du lịch nước ngoài của những người Trung Quốc mới giàu lên, và họ thường quá cảnh tại Hong Kong.
Ông ước tính thị trường của các sách “mì ăn liền” – các loại sách viết nhanh, thông tin nghiên cứu nghèo nàn, đã lên tới đỉnh điểm vào năm 2013, với sự sụp đổ của đế chế của ông Bạc Hy Lai bí thư Trùng Khánh, đã thêm rất nhiều chất liệu cho ngành sách này.
Ông Bào Phú tin rằng có đến 150 tác phẩm về chủ đề này đã được viết trong một năm, một nửa số phát hành trên thị trường đến từ nhà xuất bản của ông Quế Dân Hải.
Lan rộng
Rất khó để biết độ lớn của thị trường sách này, nhưng những người trong ngành nói nhà xuất bản Mighty Current là một trong ba công ty sách lớn nhất chuyên về loại sách này.Bối Lĩnh, giám đốc tổ chức PEN độc lập tại Trung Quốc, một nhóm vận động cho tự do ngôn luận, nói nhà xuất bản Mighty Current đã xuất bản năm quyển sách mỗi tháng, khoảng 50 quyển mỗi năm, chiếm khoảng 1/3 thị trường.
Một tác giả khác đã làm việc với ông Quế Dân Hải từ năm 2012 nói mỗi quyển sách mất khoảng một tháng để viết. Tác giả thường không được chi trả cho đến khi sách bán ra.
Với mỗi quyển sách được bán, ông được nhận khoảng 3USD, hay 15% giá bán. Trong một vài quyển sách, ông không làm gì nhiều nhưng nếu trở thành sách bán chạy, ông có thể nhận thù lao lớn. Số tiền lớn nhất ông từng kiếm được trong một quyển sách khoảng 35.000 USD, với nhiều tuần ngồi viết. Tôi cũng được biết hệ thống phát hành của hiệu sách Causeway hoạt động có lợi nhuận tốt.
Độc giả tìm "sách cấm"
Ông Bào Phú nói hầu hết người đọc đến từ đại lục, khao khát đi tìm những sự tiết lộ về đời sống chính trị bí mật bên trong Trung Quốc.Hong Kong là một thành phố bán tự trị của Trung Quốc, có quyền tự do ngôn luận và báo chí. Các sách chuyện phiếm bị cấm ở Trung Quốc, nhưng hoàn toàn hợp pháp ở Hong Kong.
Năm ngoái, gần 46 triệu du khách Trung Quốc, nhiều gấp sáu lần dân cư địa phương, đã đến Hong Kong. Với một số người, tầng một hơi ẩm thấp của hiệu sách Causeway Bay là một điểm đến quan trọng.
Người viết
Ông Quế Dân Hải và đối tác của ông, ông Lý Ba là những người viết nhiều. Họ làm việc với các tác giả tại Hong Kong, Bắc Mỹ và Châu Âu.Rất nhiều trong số tác giả là người bất đồng chính kiến Trung Quốc sống ở các quốc gia mà họ không thông hiểu ngôn ngữ địa phương lắm. Viết sách là cách hợp pháp để họ kiếm sống khi đang thích nghi với đời sống mới.
Liên quan đến chính trị
Rất nhiều, nhưng không phải tất cả các quyển sách loại này, đều phê phán lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Trong thực tế, một trong những quyển sách gần đây của ông Lý Ba viết về chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá cao và không phải tất cả đều xúc phạm.Trình Tường tin rằng một trong những nguyên nhân khiến các lãnh đạo hăm hở đóng cửa cả thị trường sách này đó là các phe phái chính trị thường xuyên để rò rỉ thông tin cho các nhà xuất bản như công ty của ông Quế để làm đối thủ bối rối.
Một phe phái trung thành với cựu thủ tướng Giang Trạch Dân được cho là đang đối đầu với chủ tịch hiện tại của Trung Quốc.
Ông nói thị trường sách ở Hong Kong đã trở thành cánh tay nối dài của chính trị cao cấp. Nếu vậy, nó đã trở thành một phần của trò chơi cao cấp và rất nguy hiểm như ông Quế, một công dân Thụy Điển và ông Lý Ba, người có quốc tịch Anh, đã biến một sự tranh chấp “nội bộ” trở thành một vấn đề quốc tế.
Tin liên quan
- Chủ nhà xuất bản Hong Kong 'đầu thú'
- Hong Kong quan ngại vụ bắt nhân viên hiệu sách
- Cựu lãnh đạo Hong Kong Tăng Âm Quyền ra tòa
- Hong Kong phá đường dây buôn người Việt
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160204_banned_book_hongkong_xi_jinping
Bắc Kinh xác nhận bắt giữ nhân viên nhà sách Hồng Kông
Một nghệ sĩ trên đường phố Hồng Kông trình diễn màn tự trói, để phản đối Bắc Kinh bắt cóc các nhân viên nhà sách, 10/01/2016.REUTERS/Tyrone Siu
Cảnh sát Trung Quốc lần đầu tiên lên tiếng xác nhận bắt giữ 3 nhân viên nhà sách Hồng Kông, bị coi là « mất tích ». Theo Tổ chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International, lời thừa nhận cho thấyTrung Quốc « hoàn toàn coi khinh » luật pháp.
Trong một lá thư gởi cho cảnh sát Hồng Kông, được công bố vào chiều tối qua 04/02/2016, cảnh sát tỉnh Quảng Đông khẳng định đã bắt giữ ba nhân viên nhà sách Hồng Kông. Cả ba người này « bị tình nghi có can dự vào một vụ án liên quan đến một người họ Gui nào đó » và cả ba người này cũng có « dính líu đến những hoạt động phi pháp tại Hoa Lục ».
Bức thư của cảnh sát Trung Quốc còn được gởi kèm chung với một thư viết tay của ông chủ hiệu nhà sách Lý Ba. Đây cũng là trường hợp mất tích thứ năm và là trường hợp mất tích gây sốc nhất đối với dân Hồng Kông, do vụ việc xảy ra ngay tại đặc khu hành chính. Trên nguyên tắc, cảnh sát Trung Quốc không có quyền tiến hành các vụ bắt bớ tại đây.
Trong thư viết tay, ông Lý Ba nói: « cảnh sát Trung Quốc cho ông biết là cảnh sát Hồng Kông đang mở điều tra về vụ mất tích của ông và mong muốn được gặp ông. Tuy nhiên, ông Lý ghi là hiện tại chưa có nhu cầu gặp cảnh sát Hồng Kông và sẽ liên lạc với họ khi cần ». Thông cáo của cảnh sát Hồng Kông cho biết là vợ ông Lý Ba xác nhận chữ viết chồng mình.
Theo AFP, các chi tiết đưa ra trong thông cáo của cảnh sát đang làm dấy lên nhiều mối lo cho rằng Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát lên vùng cựu thuộc địa Anh Quốc này. Còn theo Tổ chức Ân Xá Quốc tế Amnesty International, thông báo trên cho thấy rõ « thái độ hoàn toàn coi khinh thể thức tố tụng thông thường và nguyên tắc thượng tôn pháp luật » của chính quyền Bắc Kinh.
Ba người bị bắt đang làm việc cho Mighty Current, một nhà xuất bản Hồng Kông, nổi tiếng với việc phát hành các tác phẩm chỉ trích chế độ Trung Quốc. Cả ba người trên đã bị mất tích vào tháng 10/2015 ở miền nam Trung Quốc.
Người thứ tư là ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), mang quốc tịch Thụy Điển, thì bị mất tích tại Thái Lan. Là đồng chủ hiệu nhà sách Mighty Current, ông Quế Dân Hải gần đây đã xuất hiện trên truyền hình thú nhận đến Trung Quốc để làm tròn « trách nhiệm pháp luật », 11 năm sau khi bị kết án trong một vụ tai nạn giao thông.
Người dân Hồng Kông nghi ngờ các vụ mất tích này có liên quan đến việc nhà xuất bản đang chuẩn bị ra một quyển sách nói về đời sống tình cảm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160205-bac-kinh-xac-nhan-bat-giu-nhan-vien-nha-sach-hong-kong
Bức thư của cảnh sát Trung Quốc còn được gởi kèm chung với một thư viết tay của ông chủ hiệu nhà sách Lý Ba. Đây cũng là trường hợp mất tích thứ năm và là trường hợp mất tích gây sốc nhất đối với dân Hồng Kông, do vụ việc xảy ra ngay tại đặc khu hành chính. Trên nguyên tắc, cảnh sát Trung Quốc không có quyền tiến hành các vụ bắt bớ tại đây.
Trong thư viết tay, ông Lý Ba nói: « cảnh sát Trung Quốc cho ông biết là cảnh sát Hồng Kông đang mở điều tra về vụ mất tích của ông và mong muốn được gặp ông. Tuy nhiên, ông Lý ghi là hiện tại chưa có nhu cầu gặp cảnh sát Hồng Kông và sẽ liên lạc với họ khi cần ». Thông cáo của cảnh sát Hồng Kông cho biết là vợ ông Lý Ba xác nhận chữ viết chồng mình.
Theo AFP, các chi tiết đưa ra trong thông cáo của cảnh sát đang làm dấy lên nhiều mối lo cho rằng Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát lên vùng cựu thuộc địa Anh Quốc này. Còn theo Tổ chức Ân Xá Quốc tế Amnesty International, thông báo trên cho thấy rõ « thái độ hoàn toàn coi khinh thể thức tố tụng thông thường và nguyên tắc thượng tôn pháp luật » của chính quyền Bắc Kinh.
Ba người bị bắt đang làm việc cho Mighty Current, một nhà xuất bản Hồng Kông, nổi tiếng với việc phát hành các tác phẩm chỉ trích chế độ Trung Quốc. Cả ba người trên đã bị mất tích vào tháng 10/2015 ở miền nam Trung Quốc.
Người thứ tư là ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), mang quốc tịch Thụy Điển, thì bị mất tích tại Thái Lan. Là đồng chủ hiệu nhà sách Mighty Current, ông Quế Dân Hải gần đây đã xuất hiện trên truyền hình thú nhận đến Trung Quốc để làm tròn « trách nhiệm pháp luật », 11 năm sau khi bị kết án trong một vụ tai nạn giao thông.
Người dân Hồng Kông nghi ngờ các vụ mất tích này có liên quan đến việc nhà xuất bản đang chuẩn bị ra một quyển sách nói về đời sống tình cảm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160205-bac-kinh-xac-nhan-bat-giu-nhan-vien-nha-sach-hong-kong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten