vrijdag 8 januari 2016

Úc và Trung Quốc tranh cãi về Biển Đông + Úc cấm một thương vụ bán đất cho Trung Quốc + Tin Tặc Tàu

Úc và Trung Quốc tranh cãi về Biển Đông

media"Đối thoại chiến lược" giữa Úc và Trung Quốc đã diễn ra trong hai ngày 28/11 và 29/11/2015 - DR
Nhân cuộc gặp gỡ trong hai ngày 28/11 và 29/11/2015 tại Canberra, hai phái đoàn quân sự Úc và Trung Quốc đã « khẩu chiến » về tình hình Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại khu vực này và yêu cầu Úc không can thiệp ủng hộ Hoa Kỳ hay có hành động « phủ nhận » chủ quyền của Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ « đối thoại chiến lược hàng năm » diễn ra tại Tổng hành dinh bộ Quốc phòng Úc do Đại tướng Mark Binskin Tổng tham mưu trưởng và Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Dennis Richarson tổ chức. Phái đoàn Trung Quốc do Tham mưu trưởng Phòng Phong Huy dẫn đầu.
Trong cuộc trao đổi, phái đoàn quân sự Trung Quốc tỏ thái độ lịch sự với Úc khi thảo luận về quan hệ song phương. Sau đó, hai bên trao đổi về sự kiện khu trục hạm USS Lasen tuần tra ở Trường Sa, Úc ủng hộ hành động của Mỹ được xem phương cách của Washington không công nhận « chủ quyền » của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, khi đề cập đến hồ sơ Biển Đông, thì phái đoàn Trung Quốc lại phản ứng rất cứng rắn.
Diễn biến trong cuộc trao đổi được giữ kín, nhưng báo mạng Fairfax Media tiết lộ : hai bên đã « tranh cãi mạnh mẽ và thẳng thừng ». Tướng Phòng Phong Huy lớn tiếng chỉ trích Mỹ và khuyến cáo mọi quốc gia kể cả Úc tham gia chiến dịch « Tự do Hàng hải » do Hoa Kỳ khởi xướng.
Biện pháp này gồm tập trận gần các đảo nhân tạo trong vùng Trường Sa, cho tàu chiến tiến sâu hơn 12 hải lý hay cho máy bay bay ngang để phủ nhận điều mà Trung Quốc gọi là « chủ quyền biển đảo ».
Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy còn ví von « chủ quyền » Trung Quốc tại Biển Đông không khác gì chủ quyền của Úc ở thành phố …. Darwin tức là tự động và không thể tranh cãi.
Sự kiện Nhật Bản và Úc ủng hộ chiến dịch của Hoa Kỳ làm Trung Quốc lo ngại sẽ có thêm nhiều nước tham gia phá hỏng mưu toan thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Ngược lại, trong cuộc đối thoại này, Úc nhấn mạnh về tầm quan trọng của Hoa Kỳ cũng như sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại Châu Á. Sau khi báo chí Úc tiết lộ vụ tranh cãi, ngày thứ Tư 02/12/2015, Bộ Quốc phòng Úc mới ra thông báo về « đối thoại chiến lược với Trung Quốc » lần thứ 18.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151203-uc-va-trung-quoc-tranh-cai-ve-bien-dong

Úc cấm một thương vụ bán đất cho Trung Quốc

mediaS. Kidman & Co là trang trại tư nhân lớn nhất nước ÚcDR
Với lý do bảo vệ « lợi ích quốc gia », hôm nay 19/11/2015, chính phủ Úc đã ra lệnh cấm bán một trang trại lớn nhất nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Dự án bị cấm lần này liên quan đến công ty S. Kidman an CoLtd, được thành lập từ năm 1899. Tập đoàn này là nhà chăn nuôi lớn nhất Úc, với 185 000 đầu gia súc và sở hữu 2,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, khoảng trên 101 000 km2.
Theo báo chí Úc, đế chế nông nghiệp này của Úc đang được hai tập đoàn Trung Quốc Genius Link Group và Shanghai Pengxin ngấp nghé trả giá khoảng gần 300 triệu đô la Mỹ.
Thông cáo của Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison công bố hôm nay ghi rõ : « Theo khuyến cáo của Hội đồng thẩm định đầu tư nước ngoài, tôi quyết định, việc nhượng lại công ty S. Kidman cho các nhà đầu tư nước ngoài là đi ngược lại lợi ích quốc gia và tôi sẽ không cho phép việc mua bán này thực hiện trong điều kiện hiện nay ».
Thông cáo của Bộ trưởng Tài chính úc giải thích thêm : « Úc đón tiếp đầu tư nước ngoài khi đầu tư này hài hòa với lợi ích quốc gia của chúng ta ».
Theo các quy định mới của chính phủ Úc, một người nước ngoài giờ đây muốn mua một diện tích đất có giá trị trên 15 triệu đô la Úc phải nộp hồ sơ lên cấp quản lý, và hồ sơ có thể bị bác. Ngưỡng này trước đó quy định là 252 triệu đô la Úc.
Từ tháng Ba năm nay, chính phủ Úc đã quan tâm kiểm soát gắt gao các thương vụ đầu tư nước ngoài vào đất đai nông nghiệp của nước này do những lo ngại của dư luận trước việc ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm mua lại các trang trại lớn của Úc.
Đa số người Úc trước đó nhận thấy chính phủ đã quá dễ để đầu tư Trung Quốc đổ vào quá đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151119-uc-cam-mot-thuong-vu-ban-dat-nong-nghiep-cho-trung-quoc

Úc cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công cơ quan khí tượng

mediaTrạm khí tượng sân bay Darwin, ÚcCC BIDGEE
Reuters dẫn nguồn truyền thông Úc hôm nay 02/12/2015 đưa tin cơ quan khí tượng Úc bị tin tặc tấn công ồ ạt nhằm mục đích xâm nhập các dữ liệu nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia và thủ phạm được quy cho những tin tặc Trung Quốc.
Đài truyền hình Úc ABC loan tin cơ quan khí tượng của nước này hiện có một trong những máy tính cực mạnh lưu giữ các thông tin được cho là nhạy cảm. Các tin tặc có thể đã xâm nhập vào các cơ sở của bộ Quốc phòng Úc thông qua mạng chung có nối với máy tính của cơ quan khí tượng.
Dựa trên các nguồn tin riêng, ABC nêu đích danh « chính tin tặc Trung Quốc » là thủ phạm của các vụ tấn công này.
Trong một thông cáo đăng trên trang internet của mình, cơ quan khí tượng Úc cho biết họ đang cộng tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh và hệ thống tin học vẫn hoạt động bình thường.
Chính quyền Úc từ chối bình luận về thông tin trên. Reuters đã cố gắng liên lạc với sứ quán Trung Quốc tại Canberra nhưng không có kết quả.
Trung Quốc vẫn thường xuyên bị nhiều nước, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ, cáo buộc tiến hành các hoạt động tin tặc đánh cắp thông tin về nhiều lĩnh vực.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151202-uc-cao-buoc-tin-tac-trung-quoc-tan-cong-o-at-co-quan-khi-tuong

Geen opmerkingen:

Een reactie posten