vrijdag 1 januari 2016

Châu Âu xét lại chính sách lân bang sau sai lầm Ukraina

Châu Âu xét lại chính sách lân bang sau sai lầm Ukraina

mediaLãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu, bà Federica Mogherini, trong buổi họp báo ngày 05/03/2015.REUTERS/Yves Herman
Vào hôm 04/03/2015, Liên Hiệp Châu Âu đã khởi động việc duyệt xét lại « chính sách lân bang » của mình đối với 16 quốc gia có biên giới với Châu Âu. Chính bà Federica Mogherini, nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu đã loan báo quyết định trên nhân một cuộc họp báo tại Bruxelles.
Chính sách lân bang là cách thức quản lý các mối quan hệ của Liên Hiệp Châu Âu với các láng giềng khác nhau, từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở phía đông cho đến các nước xung quanh Địa Trung Hải.
Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, dù không thú nhận một cách rõ ràng, nhưng việc duyệt xét lại này bắt nguồn từ việc rút tỉa kinh nghiệm sai lầm trong chính sách áp dụng với Ukraina, vốn đã động chạm đến Nga, dẫn đến cuộc chiến hiện nay.
"Châu Âu muốn áp dụng một chính sách linh hoạt hơn, thích ứng hơn với đặc thù của từng nước, trên cơ sở một mối quan hệ bình đẳng, không chỉ tập trung vào thương mại và nhập cư, mà còn chú ý đến các vấn đề an ninh và năng lượng.
Nhưng nói rằng cách tiếp cận dùng cho đến nay không tốt, thì đó là điều mà giới lãnh đạo Châu Âu không thừa nhận, cũng như là họ không công nhận là chính cách thức đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu với Ukraina trước đây – bắt nguồn từ chính sách lân bang hiện hữu - đã có những tác động tiêu cực.
Theo các quan sát viên phê phán nhất, chính các thỏa thuận với Ukraina, làm khủng hoảng bùng lên vào tháng 11/2013, là một ví dụ điển hình về cách áp dụng chính sách lân bang một cách máy móc, không chú ý đến các tác động địa chính trị, cụ thể đến quan hệ Nga-Ukraina.
Việc duyệt lại chính sách lân bang có thể là bước đầu của tiến trình công nhận sai lầm trong quá khứ, nhưng cần phải xem là liệu điều đó có giúp phục hồi các công trình hợp tác cho đến nay thường bế tắc, chẳng hạn như với một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ."

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150305-lien-hiep-chau-au-ukraina

Châu Âu phạm sai lầm tai hại tại Ukraina

mediaTổng thống Ukraina Petro Porochenko (T) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Bruxelles, 12/02/2015.REUTERS/Eric Vidal
Bruxelles và Luân Đôn đã phạm những « sai lầm thảm khốc » trong chính sách trợ giúp Ukraina và quan hệ với Nga. Thay vì nhận định tình thế một cách sáng suốt, Tây Âu đã lao vào cuộc cờ địa chiến lược như những « kẻ mộng du ». Trên đây là nhận xét nghiêm khắc của Ủy ban quốc hội Anh đặc trách châu Âu sự vụ vừa được tiết lộ, hôm nay 20/02/2015, trong bối cảnh lực lượng thân Nga chiến thắng liên tục tại miền đông Ukraina và các nước Baltic đề phòng một kịch bản tương tự.
Chiều hôm qua, bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố : tổng thống Nga Putin « là mối hiểm nguy hiện tại và thật sự cho ba nước Baltic », Litva, Estonia và Latvia. Trên hai nhật báo lớn của Anh The Times và Daily Telegraph, người đứng đầu quân lực Hoàng gia Anh không loại trừ khả năng chủ nhân điện Kremli, sau khi thực hiện thành công chiến thuật chiếm quần đảo Crimée và miền đông của Ukraina, sẽ « mở những cuộc tấn công khuynh đảo ba nước Baltic » trước đây thuộc Liên Xô cũ, nay là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây dương Nato. Đây cũng là quan điểm của Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius.
Bộ trưởng quốc phòng Anh đưa ra nhận định này vào lúc quân đội Ukraina bỏ thành phố chiến lược Debaltseve trước áp lực của phiến quân thân Nga mà theo Kiev, do hàng chục ngàn quân Nga yểm trợ, nhưng Matxcơva phủ nhận.
Câu hỏi đặt ra là do đâu Vladimir Putin có thể thực hiện một cách hiệu quả chiến lược nới rộng vòng đai biên giới của Nga, xem Liên Hiệp Châu Âu, đồng minh của Kiev, có cũng như không ?
Câu trả lời nằm ngay trong bản báo cáo của Ủy ban châu Âu sự vụ của Quốc hội Anh được các hãng thông tấn loan tải trong ngày hôm nay.
Ủy ban ngoại giao nhận định « toàn thể Liên Hiệp Châu Âu, kể cả Anh Quốc, thiếu khả năng phân tích chính xác tình hình, do vậy đã lượng định tình thế tiền khủng hoảng Ukraina một cách sai lầm ». Hệ quả là Liên Hiệp Châu Âu nhúng tay vào tranh chấp tại Ukraina như những « kẻ mộng du ».
Sai lầm nghiêm trọng của Bruxelles là từ lâu nay, chính sách quan hệ với Nga vẫn đặt trên « định đề lạc quan ». Nói cách khác, không cần chứng minh, không cần xem xét thực tế, Châu Âu tin tưởng nước Nga dấn thân vào con đường cải cách dân chủ.
Chính do yếu kém về khả năng phân tích chuyên môn trong bộ ngoại giao Anh và ở các đồng nghiệp trong Liên Hiệp Châu Âu, mà Bruxelles không đưa ra được một phản ứng có uy thế làm Nga phải chùn tay.
Theo AFP, bản báo cáo của Ủy ban Quốc hội Anh là đòn chí tử đánh vào chính quyền David Cameron, sau khi chính sách ngoại giao của Luân Đôn bị tướng Richard Shirref, nguyên là tư lệnh lực lượng Anh trong khối Nato phê phán là thiếu « bén nhạy ».
Đáp lại những công kích này, bộ ngoại giáo Anh lý giải là Anh Quốc đóng vai trò then chốt trong nỗ lực ủng hộ Ukraina quyền tự quyết và cùng với Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt chính quyền Nga bằng những biện pháp nghiêm khắc. Bộ ngoại giao Anh khẳng định là đã « củng cố việc giám định » chính sách đối với Nga và khu vực, để phối hợp với châu Âu « đáp trả một cách mạnh mẽ » chính sách xâm lấn của Matxcơva.
Trong khi Kiev mất quyền kiểm soát hàng loạt tỉnh miền đông thì ba nước Baltic, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius, thẩm định mục tiêu của Nga rất rộng không phải chỉ giới hạn ở đông Ukraina. Thái độ của Nga càng ngày càng « hung hăng », đe dọa phần đất còn lại của Ukraina, Moldavia, các nước Baltic và những quốc gia khác nữa.
Thứ tư vừa qua, chiến đấu cơ Anh đã phải ngăn chận và kèm hai chiến đấu cơ Nga tiến gần bờ biển Anh.
Đích thân thủ tướng Anh tuyên bố sẽ « phản ứng nhanh » không để cho Nga có cơ hội chiếm thượng phong.
Nato đã quyết định thành lập 5 bộ chỉ huy tiền phương « phản ứng nhanh » ở ba nước ở Baltic, Bungari, Rumani và một Tổng hành dinh đặt tại Ba Lan.

http://vi.rfi.fr/20150220-europe-urkaina/

Khủng hoảng Ukraina: Mỹ tạm để Châu Âu đàm phán với Nga

mediaTổng thống Mỹ B. Obama họp báo chung với thủ tướng Đức, A.Merkel. Ảnh ngày 09/02/2015.REUTERS/Kevin Lamarque
Sau khi cùng tổng thống Pháp sang Nga đàm phán với tổng thống Putin, thủ tướng Đức đi Washington để trình bày kế hoạch châu Âu với tổng thống Mỹ. Trong cuộc họp báo chung ngày09/02/2015, tổng thống Barack Obama tuyên bố chờ diễn tiến thượng đỉnh Minsk ngày 11/02/2015 mới quyết định gửi vũ khí cho quân đội Ukraina hay không.
Liên Hiệp Châu Âu cũng quyết định khoan thi hành biện pháp cấm vận mới vừa được thông qua để tạo cơ may cho giải pháp chính trị. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích.

Nhà báo Phạm Trần từ Washington 10/02/2015 Nghe


http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150210-khung-hoang-ukraina-my-tam-de-chau-au-co-may-dam-phan-voi-nga

Geen opmerkingen:

Een reactie posten