Nobel Vật lý về tay ba nhà phát minh Nhật Bản
Giải Nobel vật lý 2014 được trao cho Isamu Akasaki, Hiroshi Amano, Shuji Nakamura (từ trái sang phải) ngày 07/10/2014.Reuters/路透社
Viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điển hôm nay (07/10/2014) thông báo trao giải Nobel Vật lý năm nay cho ba nhà phát minh bóng đèn điện tử phát quang LED đang được sử dụng khắp địa cầu. Ba tân khôi nguyên Nobel Vật lý 2014 là ba nhà nghiên cứu người Nhật trong đó một người mang quốc tịch Mỹ.
Giáo sư Vật lý Nhật Bản Isamu Akasaki, 85 tuổi cùng với hai đồng nghiệp trẻ hơn là Hiroshi Amano, sinh năm 1960 và Shuji Nakamura, sinh năm 1954 được ân thưởng giải Nobel Vật lý do công trình phát minh ra bóng đèn điện tử phát quang được gọi tắt là LED.
Ủy ban giám khảo thẩm định phát minh này là « nguồn ánh sáng mới, hiệu quả về cả mặt năng lượng lẫn môi trường ». Công nghệ này hiện diện mọi nơi trong đời sống hàng ngày đặc biệt là đèn trong điện thoại di động đòi hỏi năng lượng rất lớn, truyền hình, đèn « flash » của máy chụp ảnh và càng ngày càng được sử dụng để soi sáng trong văn phòng làm việc và trong nhà.
Khám phá làm thay đổi cơ bản công nghệ ánh sáng xảy đến vào năm 1990. Trước đó, người ta chỉ có ánh sáng xanh lá cây và ánh sáng đỏ. Nhưng nhờ phát minh của ba nhà khoa học này tạo ánh sáng xanh dương từ hệ thống bán dẫn mới có thể làm ra ánh sáng trắng.
Phát minh của các giáo sư đại học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura đưa đến việc chế tạo đèn LED với công suất 6 watte mà vẫn cho ánh sáng tương đương với bóng đèn nhiệt điện 75 wattes, giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng và tiền điện.
Ban giám khảo cũng nhấn mạnh đến một áp dụng khác của phát minh đèn LED rất hữu ích cho dân nghèo. Với tuổi thọ 100.000 giờ, dài gắp 100 lần bóng đèn nhiệt điện, đèn lưỡng cực phát quang, với năng lượng mặt trời, đã giúp cho 1,5 tỷ người trên thế giới được ánh sáng mặc dù nhà cửa làng mạc của họ không được « bắt điện ».
Theo AFP, giáo sư Isamu Akasaki giảng dạy tại hai trường đại học Meijo và Nagoya, giáo sư Hiroshi Amano dạy ở Nagoya. Về phần Shuji Nakamura, sau một thời gian nghiên cứu cho một công ty hóa học tại Nhật, ông sang Mỹ cộng tác với đại học California ở Santa Barbara và lấy quốc tịch Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141007-nobel-vat-ly-ve-tay-ba-nha-phat-minh-nhat-ban/
Ủy ban giám khảo thẩm định phát minh này là « nguồn ánh sáng mới, hiệu quả về cả mặt năng lượng lẫn môi trường ». Công nghệ này hiện diện mọi nơi trong đời sống hàng ngày đặc biệt là đèn trong điện thoại di động đòi hỏi năng lượng rất lớn, truyền hình, đèn « flash » của máy chụp ảnh và càng ngày càng được sử dụng để soi sáng trong văn phòng làm việc và trong nhà.
Khám phá làm thay đổi cơ bản công nghệ ánh sáng xảy đến vào năm 1990. Trước đó, người ta chỉ có ánh sáng xanh lá cây và ánh sáng đỏ. Nhưng nhờ phát minh của ba nhà khoa học này tạo ánh sáng xanh dương từ hệ thống bán dẫn mới có thể làm ra ánh sáng trắng.
Phát minh của các giáo sư đại học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura đưa đến việc chế tạo đèn LED với công suất 6 watte mà vẫn cho ánh sáng tương đương với bóng đèn nhiệt điện 75 wattes, giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng và tiền điện.
Ban giám khảo cũng nhấn mạnh đến một áp dụng khác của phát minh đèn LED rất hữu ích cho dân nghèo. Với tuổi thọ 100.000 giờ, dài gắp 100 lần bóng đèn nhiệt điện, đèn lưỡng cực phát quang, với năng lượng mặt trời, đã giúp cho 1,5 tỷ người trên thế giới được ánh sáng mặc dù nhà cửa làng mạc của họ không được « bắt điện ».
Theo AFP, giáo sư Isamu Akasaki giảng dạy tại hai trường đại học Meijo và Nagoya, giáo sư Hiroshi Amano dạy ở Nagoya. Về phần Shuji Nakamura, sau một thời gian nghiên cứu cho một công ty hóa học tại Nhật, ông sang Mỹ cộng tác với đại học California ở Santa Barbara và lấy quốc tịch Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141007-nobel-vat-ly-ve-tay-ba-nha-phat-minh-nhat-ban/
Thứ ba, 7/10/2014 | 17:40 GMT+7
Phát minh về đèn LED giành giải Nobel Vật lý
Giải thưởng Nobel Vật lý 2014 vừa công bố dành cho các nhà khoa học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura với phát minh một nguồn ánh sáng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Chân dung ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2014. Ảnh: Reuters.
|
Giải thưởng được công bố lúc 11h45 (giờ địa phương) tại Học viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển. Đây là giải Nobel Vật lý thứ 108 được trao tặng từ năm 1901 cho đến nay.
Giải thưởng vinh danh phát minh các điốt phát quang xanh, hay LED (Light Emitting Diode), có khả năng tạo ra các nguồn ánh sáng trắng tiết kiệm năng lượng và sáng hơn.
"Với sự ra đời của đèn LED, ngày nay chúng ta có thể có nhiều lựa chọn lâu dài và hiệu quả hơn so với các nguồn ánh sáng cũ", Reuters dẫn thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển cho hay.
Việc sử dụng đèn LED có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của hơn 1,5 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với các mạng lưới điện. Do yêu cầu công suất thấp, đèn LED có thể được hỗ trợ nhờ điện năng lượng mặt trời giá rẻ.
Phát minh LED có từ cách đây 20 năm và đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ra ánh sáng trắng theo một phương thức hoàn toàn mới, đem lại lợi ích cho con người.
Giải thưởng dành cho các nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý là 1,1 triệu USD. Trước đó, giải Nobel Y học vinh danh ba nhà khoa học John o’Keefe, May-Britt Moser và Edvard Moser, với nghiên cứu các tế bào cấu tạo hệ thống định vị trong não bộ ở người.
Các giải Nobel trong lĩnh vực Hóa học, Văn chương, Hòa bình và Kinh tế sẽ tiếp tục được trao từ ngày mai đến 13/10.
Thùy Linh
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-minh-ve-den-led-gianh-giai-nobel-vat-ly-3090189.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten