vrijdag 31 oktober 2014

Tranh cãi xung quanh vụ nổ hỏa tiễn Antares của Mỹ sau vài giây cất cánh

Tranh cãi xung quanh vụ nổ hỏa tiễn của Mỹ sau vài giây cất cánh
Thứ Ba 28/10/2014, hỏa tiễn Antares, có nhiệm vụ đưa tàu Cygnus, không người lái, mang 2,2 tấn hàng tiếp tế, trong đó có lương thực thực phẩm, các thiết bị khoa học và khoảng 30 tiểu vệ tinh, cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Tuy nhiên, chỉ sau vài giây cất cánh, hỏa tiễn của Mỹ đã nổ tung. Các báo Libération và Le Figaro phân tích mối quan hệ Nga-Mỹ sau tai nạn này.
Dưới tựa đề « Hỏa tiễn của Mỹ nổ, Mát-xcơ-va vui mừng », tờ Libération nhận định vụ tai nạn vừa qua nhấn mạnh sự phụ thuộc của Trạm vũ trụ quốc tế vào phương tiện vận tải của Nga. Tờ báo đặt câu hỏi liệu vụ tai nạn này có đóng băng mối quan hệ Nga-Mỹ hay không, sau khi căng thẳng xung quanh những sự kiện tại Ukraina vẫn chưa hạ nhiệt ?
Từ tháng 4/2014, sau khi Nga sáp nhập bán bảo Crimée vào lãnh thổ, cơ quan hàng không NASA của Mỹ đã ngừng mọi liên lạc với Nga (từ công du tới thăm viếng hay trao đổi thư từ…), trừ hợp tác trong chương trình Trạm vũ trụ quốc tế. Bài báo nhắc lại chương trình này không phải do những lưu luyến bắt nguồn từ mối quan hệ hữu nghị trong thập niên 90, mà do Mỹ đã phá cam kết sau khi nước này rút các tàu con thoi về.
Chính vì thế, Mỹ trở thành lệ thuộc vào các phương tiện của Nga. Hỏa tiễn Antares và tàu Cygnus chỉ là những yếu tố giúp NASA không phụ thuộc vào tầu của Nga, vì Nga dọa trả đũa đòn trừng phạt của phương Tây sau sự kiện Ukraina bằng cách từ bỏ trạm này vào năm 2020.
Dưới tựa đề : « Một hỏa tiễn của NASA thất bại : các động cơ của Nga bị nghi ngờ », tờ Le Figaro chỉ rõ ràng Nga dọa ngừng cung cấp các động cơ cho các hoạt động phóng tên lửa quân sự của Mỹ. Bài báo nhận định thất bại lần này khiến Mỹ phải xem lại sự phụ thuộc của hàng không vũ trụ Mỹ vào động cơ hỏa tiễn của Nga.
Nhiều nhà quan sát Mỹ cũng lấy làm tiếc rằng NASA đã gọi thầu các công ty tư nhân như Orbital cho các hoạt động của cơ quan này. Tuy nhiên, một chuyên gia khác không đồng tình với ý kiến trên. Ông ủng hộ việc các công ty tư nhân tham gia vào các dự án như trên vì, với khoảng 17 000 nhân viên và gánh nặng hành chính, những năm gần đây, cơ quan NASA tỏ ra không có khả năng phát triển một hỏa tiễn với ngân sách khá hạn hẹp và theo đúng thời hạn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20141030-trung-hoa-silicon/


Geen opmerkingen:

Een reactie posten