Tin tức / Ðời sống
Cô Malala Yousafzai, ông Kailash Satyarthi cùng nhận giải Nobel Hoà bình
Giải Nobel Hòa binh được trao cho 2 nhà hoạt động cho quyền của trẻ em ông Kailash Satyathi và cô Malala Yousafzai
10.10.2014
Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Al Pessin từ London, khi loan báo giải thưởng ở Oslo, chủ tịch Uỷ ban Nobel Na Uy đã nói về lòng can đảm và anh hùng của những người đoạt giải và cũng nêu ra rằng họ cùng có một lý tưởng bất chấp những khác biệt.
Ông Thorbyoern Jagland nói: “Uỷ ban coi đó là một điểm quan trọng khi một người đạo Ấn giáo và một người theo Hồi giáo, một người Ấn Độ và một người Pakistan cùng tham gia một cuộc tranh đấu cho giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan.”
Thông báo chính thức dường như cách xa cuộc tranh đấu của cô Malala Yousafzai ở Pakistan, nơi cô đã bị bắn vào đầu và xuýt nữa mất mạng cách đây hai năm, mà thủ phạm là phe Taliban, và nguyên do là vì cô tranh đấu cho ngôi trường ở địa phương của cô, và đòi cho mỗi em nhỏ được quyền đi học. Năm sau đó, cô đã phát biểu tại Đại hội Thanh niên của Liên Hiệp Quốc, và nói: “Một em nhỏ, một giáo viên, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi thế giới.
Người cùng chia giải Nobel với cô Malala là ông Kailash Satyarthi, người đã nhiều năm tranh đấu cho quyền của trẻ em ở Ấn Độ. Ông cùng các nhà hoạt động khác đã xông vào các nhà máy và các cơ sở khác để giải phóng cho các em bị giữ ở đó trong các điều kiện lao động như nô lệ. Họ cũng lập một tổ chức giáo dục cho trẻ em và giúp các em hoà nhập vào xã hội.
Ông Satyarthi nói: “Thực là một vinh dự lớn cho tất cả các em nhỏ bị cướp mất tuổi thơ trên toàn cầu. Thực là một vinh dự cho tất cả đồng bào Ấn Độ của tôi. Không phải chỉ là một vinh dự cho riêng tôi. Đó là một vinh dự cho tất cả những người tranh đấu chống lại lao động trẻ em trên toàn cầu.”
Ông Satyarthi và cô Yousafzai đều làm việc vì trẻ em, và họ làm việc ở hai nước gần kề nhau. Nhưng đất nước của họ đều có một sự nghi kỵ sâu xa lẫn nhau và đã xảy ra nhiều vụ xung đột biên giới trong tuần này.
Ông Mustapha Kadri, chuyên gia về Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tế nêu nhận định về điểm này:
“Cảm tưởng của cá nhân tôi là Uỷ ban Nobel muốn gửi đi một thông điệp nói rằng cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều có chung một số phận. Hai nước có chung những thách thức như nhau. Họ có những nhà hoạt động rất giống nhau, tranh đấu cho tương lai của trẻ em ở cả hai nước.”
Ông Kadri và các chuyên gia khác hôm nay nêu ra rằng tuy việc trao giải Nobel Hoà bình cho 2 nhà hoạt động tranh đấu cho quyền của trẻ em là một sự tuyên dương công trạng của họ, đó cũng là một phát biểu về khối lượng công tác còn phải được thực hiện sau này.
http://www.voatiengviet.com/content/co-malala-yousafzai-ong-kailash-satyarthi-cung-nhan-giai-nobel-hoa-binh/2479411.html
Tin tức / Ðời sống
Malala: ‘Giải Nobel Hòa Bình của tôi dành cho tất cả trẻ em không có tiếng nói’
10.10.2014
Nhà hoạt động giáo dục người Pakistan, cô Malala Yousafzai, nói Giải Nobel Hòa Bình 2014 cô được nhận không phải dành riêng cho cô, mà cho tất cả những trẻ em không có tiếng nói.
Phát biểu với báo giới hôm nay sau khi giải thưởng được loan báo, cô Malala cho biết thông điệp cô muốn gửi tới trẻ em trên toàn thế giới là các em nên đứng lên vì quyền của mình. Cô nói cô mong muốn tất cả trẻ em đều được đến trường.
Cô Malala cũng ca ngợi người cùng đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay với cô, ông Kailash Satyarthi, một nhà hoạt động Ấn Độ cổ súy cho quyền trẻ em. Malala nói công việc của ông Satyarthi chống lại nạn nô lệ trẻ em hoàn toàn khơi nguồn cảm hứng cho cô.
Chỉ mới 17 tuổi, cô Malala làm nên lịch sử khi trở thành Khôi nguyên Giải Nobel trẻ nhất và ông Satyarthi trở thành người Ấn Độ đầu tiên thắng giải thưởng Nobel Hòa bình này.
Cô Malala nói việc chọn ra một người Hồi giáo Pakistan và một người Ấn Độ theo Ấn giáo cùng chia sẻ giải thưởng này là một thông điệp của tình thương yêu giữa hai quốc gia và hai tôn giáo.
Giải thưởng được công bố sau 1 tuần giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan xuyên biên giới vùng tranh chấp Kashmir.
Trong khi đó, ông Satyarthi đã có hơn 30 năm tiên phong trong phong trào nhằm giải phóng tất cả trẻ em khỏi nạn lao động nô lệ.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, ông Satyarthi nói giải thưởng này là sự ghi nhận những nỗi đau và sự chịu đựng của hàng triệu trẻ em phải làm việc như những người lao động bị cầm giữ.
Malala nói cô hay tin về giải thưởng khi đang trong giờ học hóa tại trường ở Anh. Cô chuyển tới đây sinh sống sau khi được đưa sang Anh chữa trị vết thương trên đầu.
Nhiều người đã nhanh chóng hoan nghênh việc tuyển chọn Malala và Satyarthi cho giải Nobel Hòa bình năm nay, trong số đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông mô tả đây là một tin rất tuyệt. Ông Kerry nói với đài VOA rằng hai nhân vật này là một sự biểu hiện lớn lao về tầm quan trọng để các chính phủ trên thế giới tập trung đến phụ nữ và trẻ em.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng hoan nghênh sự kiện này. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Nam Á trong tổ chức, ông Mustafa Kadri, từ London nói với đài VOA rằng ‘không thể coi ngày hôm nay là đích đến cuối cùng hoặc là thời điểm chỉ để ghi nhận các nỗ lực của họ tính tới lúc này.’ Ông nói hiện nay quyền của trẻ em đang bị đe dọa nghiêm trọng và mọi người phải nhận thức được nhu cầu cần tăng đôi các nỗ lực toàn cầu.
http://www.voatiengviet.com/content/malala-giai-nobel-hoa-binh-cua-toi-danh-cho-tat-ca-tre-em-khong-co-tieng-noi/2479873.html
Phát biểu với báo giới hôm nay sau khi giải thưởng được loan báo, cô Malala cho biết thông điệp cô muốn gửi tới trẻ em trên toàn thế giới là các em nên đứng lên vì quyền của mình. Cô nói cô mong muốn tất cả trẻ em đều được đến trường.
Cô Malala cũng ca ngợi người cùng đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay với cô, ông Kailash Satyarthi, một nhà hoạt động Ấn Độ cổ súy cho quyền trẻ em. Malala nói công việc của ông Satyarthi chống lại nạn nô lệ trẻ em hoàn toàn khơi nguồn cảm hứng cho cô.
Chỉ mới 17 tuổi, cô Malala làm nên lịch sử khi trở thành Khôi nguyên Giải Nobel trẻ nhất và ông Satyarthi trở thành người Ấn Độ đầu tiên thắng giải thưởng Nobel Hòa bình này.
Cô Malala nói việc chọn ra một người Hồi giáo Pakistan và một người Ấn Độ theo Ấn giáo cùng chia sẻ giải thưởng này là một thông điệp của tình thương yêu giữa hai quốc gia và hai tôn giáo.
Giải thưởng được công bố sau 1 tuần giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan xuyên biên giới vùng tranh chấp Kashmir.
Cô Malala cho biết cô đã điện đàm với ông Satyarthi và hai người quyết định cùng làm việc với nhau không chỉ về vấn đề giáo dục mà còn trong lĩnh vực thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia. Cô cho hay đã nhờ ông Satyarthi đề nghị Thủ tướng Ấn, Narendra Modi, tham dự lễ trao giải ở Oslo (Na-uy) vào ngày 10/12 tới đây và cô hứa sẽ gửi lời đề nghị tương tự tới Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif.
Malala và Satyarthi sẽ chia đôi giải thưởng trị giá 1,1 triệu đô la.
Loan báo người thắng giải hôm nay, Ủy ban Nobel Na-uy nói Malala và Satyarthi cùng nhận giải này vì công cuộc tranh đấu chống lại nạn đàn áp trẻ em cũng như những người trẻ và sự nghiệp tranh đấu cho quyền của tất cả trẻ em được đi học.
Bị phe Taliban bắn vào đầu trên chiếc xe bus của trường học hồi năm 2012, Malala đã cống hiến cuộc đời của mình để cổ súy cho quyền được học hành của nữ giới.Trong khi đó, ông Satyarthi đã có hơn 30 năm tiên phong trong phong trào nhằm giải phóng tất cả trẻ em khỏi nạn lao động nô lệ.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, ông Satyarthi nói giải thưởng này là sự ghi nhận những nỗi đau và sự chịu đựng của hàng triệu trẻ em phải làm việc như những người lao động bị cầm giữ.
Malala nói cô hay tin về giải thưởng khi đang trong giờ học hóa tại trường ở Anh. Cô chuyển tới đây sinh sống sau khi được đưa sang Anh chữa trị vết thương trên đầu.
Nhiều người đã nhanh chóng hoan nghênh việc tuyển chọn Malala và Satyarthi cho giải Nobel Hòa bình năm nay, trong số đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông mô tả đây là một tin rất tuyệt. Ông Kerry nói với đài VOA rằng hai nhân vật này là một sự biểu hiện lớn lao về tầm quan trọng để các chính phủ trên thế giới tập trung đến phụ nữ và trẻ em.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng hoan nghênh sự kiện này. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Nam Á trong tổ chức, ông Mustafa Kadri, từ London nói với đài VOA rằng ‘không thể coi ngày hôm nay là đích đến cuối cùng hoặc là thời điểm chỉ để ghi nhận các nỗ lực của họ tính tới lúc này.’ Ông nói hiện nay quyền của trẻ em đang bị đe dọa nghiêm trọng và mọi người phải nhận thức được nhu cầu cần tăng đôi các nỗ lực toàn cầu.
http://www.voatiengviet.com/content/malala-giai-nobel-hoa-binh-cua-toi-danh-cho-tat-ca-tre-em-khong-co-tieng-noi/2479873.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten