Đông Âu cũng bị ‘nạn’ đất nông nghiệp bị nước ngoài thuê mua
DR
Không chỉ có Châu Phi và Châu Á là đối tượng các vụ nước ngoài lao vào thuê mua đất canh tác nông nghiệp. Ngay cả các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ ở vùng Đông Âu như Rumani, Hungary hay Ba Lan cũng ngày càng thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc. Trên đây là lời báo động được hiệp hội mang tên Phối hợp châu Âu Via Campesina (ECVC) tung ra trong một bản báo cáo vừa công bố.
Nhận định của Via Campesina rất rõ ràng : “Tại Đông Âu việc tập trung chủ quyền ruộng đất trở thành đặc biệt quan trọng từ khi bức tường Berlin sụp đổ” và đã tăng tốc từ lúc nhiều nước trong vùng gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2004. Các tác giả bản báo cáo ghi nhận : “Tiền nhà nước, thông qua những khoản trợ cấp nông nghiệp trong khuôn khổ chính sách nông nghiệp chung châu Âu (PAC) đã góp phần vào việc tập trung đất đai và của cải đó”.
Theo kỹ sư nông nghiệp người Rumani Attila Szocs, lãnh đạo hiệp hội Ecoruralis, thì các nhà đầu tư đã “mua đất đai với giá rẻ, tiến hành công việc sản xuất trên đó với giá nhân công thấp, trong lúc mà giá nông sản tăng vọt”. Không những thế, họ lại còn được hưởng trợ cấp.
Theo vị kỹ sư này, như thế là các nhà đầu tư thế được hưởng lợi cả ba mặt, với Rumani và Hungary là hai quốc gia bị tác động mạnh nhất trong Liên Hiệp Châu Âu. Từ giữa tháng 12 năm ngoái, Hungary đã cấm việc thu mua đất với vốn nước ngoài cho đến năm 2014. Lý do - như thủ tướng Hungary Viktor Orban giải thích - là để bảo vệ “tài sản quý báu của quốc gia trước các kẻ đầu cơ”.
Theo ông Attila Szocs, tại Rumani, nước đứng hàng thứ 5 của Châu Âu về diện tích đất canh tác, mà hơn một nửa là loại ‘đất đen’, rất phì nhiêu, đã có ít nhất 6,5% đất trồng, tức là khoảng 700.000 ha, nằm trong tay giới đầu tư ngoại quốc.
Về quốc tịch của các nhà đầu tư ngoại quốc đó, bà Stéphanie Roth, điều phối viên chiến dịch Good Food Good Farming của hiệp hội Ecoruralis, cho biết là “tại miền Nam Rumani, đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Ả Rập Xê Út, Qatar, và cả một quỹ đầu tư của Liban. Trên các mảnh đất đó, họ cho trồng ngũ cốc, lùa mì, bắp, và xuất khẩu thẳng về nước họ. Họ còn cho nuôi cừu, khoảng 20 000 con, và củng được đưa thẳng đến các nước vùng Vịnh.
Thông thường, đất canh tác nói trên không phải được mua mà là thuê dài hạn. Hợp đồng rất mơ hồ, nông dân thì không hiểu rõ từ ngữ hợp đồng. Ngưòi ta hứa với họ là sẽ mua thiết bị, để được nhượng lại đất trong vòng 10 hay 20 năm với giá 100 euro/ha.
Lãnh đạo hiệp hội Ecoruralis giải thích là hiện tượng mua/thuê đất nói trên ở Rumani bắt đầu ngay từ đầu thập niên 1990, với những người Rumani thân cận với chính quyền mới. Sau đó, trước lúc nước này gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2004, người ta thấy những nhà đầu cơ mới, làm giá đất tăng vọt, tăng gấp 3 lần, và tiếp tục tăng mỗi năm. Nông dân tại chỗ không còn khả năng mua ruộng đất.
Tuy nhiên theo AFP, đất nông nghiệp tại Rumani vẫn còn rất rẻ so với những nước khác ở Châu Âu, với giá từ 2000 đến 4000 euro/ha thì rẻ đến 10 lần so với Đan Mạch hay Hà Lan. Giá nhân công cũng rất thấp.
Ngoài việc thuê, đôi khi các nhà đầu tư cũng mua đất rồi cho người địa phương thuê ngược lại, trong khi chờ đợi bán lại với giá cao hơn. Theo ông Szocs, đây là điều là mà nhiều tập đoàn đa quốc gia hay quỹ đầu tư Châu Âu đã làm. Các quỹ này còn thiết lập cả công ty nhỏ tại địa phương để làm công việc nói trên và dĩ nhiên với sự dung túng của chính quyền.
Một nhóm đầu tư Thụy Điển đã hoạt động như thế ở Ba Lan. Hôm 30/04/2013, họ vừa thông báo bán 6.700 ha đất cách Vácxava khoản 250 cây số mà họ khai thác từ 13 năm qua. Theo trang web Agrimoney, trích dẫn giám đốc điều hành của nhóm đầu tư Kinnevik’s KinnAgri Business, họ còn cho là đã thực hiện được một thương vụ đang kể trong thập niên. Vẫn theo nguồn tin trên, trong vòng 3 năm qua giá đất ở Ba Lan đã tăng 25%.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130503-dong-au-cung-bi-%E2%80%98nan%E2%80%99-dat-nong-nghiep-bi-nuoc-ngoai-thue-mua
Theo kỹ sư nông nghiệp người Rumani Attila Szocs, lãnh đạo hiệp hội Ecoruralis, thì các nhà đầu tư đã “mua đất đai với giá rẻ, tiến hành công việc sản xuất trên đó với giá nhân công thấp, trong lúc mà giá nông sản tăng vọt”. Không những thế, họ lại còn được hưởng trợ cấp.
Theo vị kỹ sư này, như thế là các nhà đầu tư thế được hưởng lợi cả ba mặt, với Rumani và Hungary là hai quốc gia bị tác động mạnh nhất trong Liên Hiệp Châu Âu. Từ giữa tháng 12 năm ngoái, Hungary đã cấm việc thu mua đất với vốn nước ngoài cho đến năm 2014. Lý do - như thủ tướng Hungary Viktor Orban giải thích - là để bảo vệ “tài sản quý báu của quốc gia trước các kẻ đầu cơ”.
Theo ông Attila Szocs, tại Rumani, nước đứng hàng thứ 5 của Châu Âu về diện tích đất canh tác, mà hơn một nửa là loại ‘đất đen’, rất phì nhiêu, đã có ít nhất 6,5% đất trồng, tức là khoảng 700.000 ha, nằm trong tay giới đầu tư ngoại quốc.
Về quốc tịch của các nhà đầu tư ngoại quốc đó, bà Stéphanie Roth, điều phối viên chiến dịch Good Food Good Farming của hiệp hội Ecoruralis, cho biết là “tại miền Nam Rumani, đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Ả Rập Xê Út, Qatar, và cả một quỹ đầu tư của Liban. Trên các mảnh đất đó, họ cho trồng ngũ cốc, lùa mì, bắp, và xuất khẩu thẳng về nước họ. Họ còn cho nuôi cừu, khoảng 20 000 con, và củng được đưa thẳng đến các nước vùng Vịnh.
Thông thường, đất canh tác nói trên không phải được mua mà là thuê dài hạn. Hợp đồng rất mơ hồ, nông dân thì không hiểu rõ từ ngữ hợp đồng. Ngưòi ta hứa với họ là sẽ mua thiết bị, để được nhượng lại đất trong vòng 10 hay 20 năm với giá 100 euro/ha.
Lãnh đạo hiệp hội Ecoruralis giải thích là hiện tượng mua/thuê đất nói trên ở Rumani bắt đầu ngay từ đầu thập niên 1990, với những người Rumani thân cận với chính quyền mới. Sau đó, trước lúc nước này gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2004, người ta thấy những nhà đầu cơ mới, làm giá đất tăng vọt, tăng gấp 3 lần, và tiếp tục tăng mỗi năm. Nông dân tại chỗ không còn khả năng mua ruộng đất.
Tuy nhiên theo AFP, đất nông nghiệp tại Rumani vẫn còn rất rẻ so với những nước khác ở Châu Âu, với giá từ 2000 đến 4000 euro/ha thì rẻ đến 10 lần so với Đan Mạch hay Hà Lan. Giá nhân công cũng rất thấp.
Ngoài việc thuê, đôi khi các nhà đầu tư cũng mua đất rồi cho người địa phương thuê ngược lại, trong khi chờ đợi bán lại với giá cao hơn. Theo ông Szocs, đây là điều là mà nhiều tập đoàn đa quốc gia hay quỹ đầu tư Châu Âu đã làm. Các quỹ này còn thiết lập cả công ty nhỏ tại địa phương để làm công việc nói trên và dĩ nhiên với sự dung túng của chính quyền.
Một nhóm đầu tư Thụy Điển đã hoạt động như thế ở Ba Lan. Hôm 30/04/2013, họ vừa thông báo bán 6.700 ha đất cách Vácxava khoản 250 cây số mà họ khai thác từ 13 năm qua. Theo trang web Agrimoney, trích dẫn giám đốc điều hành của nhóm đầu tư Kinnevik’s KinnAgri Business, họ còn cho là đã thực hiện được một thương vụ đang kể trong thập niên. Vẫn theo nguồn tin trên, trong vòng 3 năm qua giá đất ở Ba Lan đã tăng 25%.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130503-dong-au-cung-bi-%E2%80%98nan%E2%80%99-dat-nong-nghiep-bi-nuoc-ngoai-thue-mua
đất nông nghiệp
BeantwoordenVerwijderenBán Đất Nông Nghiệp Đà Lạt Giá Rẻ