Ấn Độ bắt tay Nhật trong chiến lược « hướng Đông »
Thủ tướng M. Singh tại Tokyo. Ảnh ngày 28/05/2013
Reuters
Trong ba ngày công du Nhật Bản kể từ hôm nay 28/05/2013, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thúc đẩy mối quan hệ an ninh chiến lược và đàm phán với Tokyo về một hiệp ước hợp tác hạt nhân. Tham vọng bành trướng thế lực của Trung Quốc là mối quan ngại hàng đầu của hai quốc gia dân chủ Á châu giàu tiềm năng.
Nhận định về chuyến công du Nhật Bản, và sau đó là Thái Lan, của thủ tướng Ấn Độ, hầu hết báo chí khu vực đều nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác chiến lược trong khu vực. Đến Tokyo vào ngày 28/05/2013, thủ tướng Ấn gặp đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe mà ông gọi là « người bạn tốt » vào ngày 29/05/2013.
Trả lời phỏng vấn báo chí Nhật, ông Manmohan Singh tuyên bố mục tiêu chuyến công du Nhật Bản và Thái Lan là để « củng cố thêm ý nghĩa của chính sách 'Hướng về phương Đông' và để đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực ».
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh nguyện vọng xây dựng « một chiến lược chung với Nhật Bản » trong ba lãnh vực an ninh quốc phòng, hạt nhân và thương mại.
Báo The Straits Times của Singapore nhận định một cách rõ ràng, Trung Quốc là động lực thúc đẩy hai nước Nhật -Ấn phải « tăng cường hợp tác quân sự, tập trận chung » mà chiến dịch đầu tiên diễn ra hồi tháng 6 năm 2012.
Một chi tiết nhỏ nhưng không nhỏ đã được báo chí tại New Delhi ghi nhận : thủ tướng Ấn công du Nhật Bản mà lãnh hải bị Bắc Kinh tranh giành chỉ một tuần sau khi tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Chính phủ Ấn từ chối so sánh hai cuộc gặp gỡ này, nhưng khẳng định « không có lý do gì biến nước mình thành con tin trong mối quan hệ song phương ». Nhà báo Simran Sodhi nhấn mạnh đến bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang « ghìm nhau » tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đối với New Delhi, trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc tại châu Á, vì nhu cầu chiến lược, Ấn Độ bắt buộc phải bắt tay với Nhật Bản để chống Trung Quốc. Hiện tại, chính phủ Ấn luôn luôn phủ nhận là muốn liên kết với một số quốc gia trong khu vực để kềm chế Trung Quốc, mặc dù cuộc khủng hoảng biên giới ngày 15/04/2013 cho thấy quan hệ giữa hai nước láng giềng có trên 1 tỷ dân hàm chứa nhiều lò thuốc nổ : Trên bộ, Trung Quốc vừa có xung khắc biên giới với Ấn Độ vừa là đồng minh của Pakistan, kẻ thù của Ấn. Trên biển, chiến lược « chuỗi trân châu » của Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng đến tận Ấn Độ Dương .
Do vậy chiến lược « Hướng Đông » của Ấn Độ đã được chính thủ tướng Ấn nhắc nhở với công luận khi bình luận về chuyến công du Nhật Bản lần này và kèm với lời mô tả xem Nhật Bản là « đối tác cốt lõi trong khu vực và trên thế giới ».
Giới quan sát chờ xem trong lãnh vực vũ khí, Ấn Độ có chính thức đặt mua 15 thủy phi cơ tối tân của Nhật nhân chuyến công du hay không.
Trong lãnh vực hạt nhân dân sự, Tokyo ủng hộ hiệp ước Mỹ-Ấn và những biệt lệ dành cho New Delhi tránh né nguyên tắc cấm phổ biến nguyên tử của AIEA, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Tuy nhiên, các chính phủ liên tiếp tại Nhật Bản tuy muốn trợ giúp Ấn Độ đều gặp khó khăn trước áp lực của thành phần công luận chống năng lượng hạt nhân. Đặc biệt là từ sau tai nạn Fukushima.
Phía Ấn Độ rất lạc quan tin tưởng vào đối tác Nhật Bản. Giáo sư chính trị quốc tế Lalima Verma, trung tâm nghiên cứu Đông Á đại học Jawaharlal Nehru cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản rất hăng hái thắt chặt hợp tác song phương vì giữa hai bên không có « hệ lụy lịch sử ».
Nhận xét này chắc chắn sẽ lọt vào tai thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130528-an-do-bat-tay-nhat-ban-trong-chien-luoc-%C2%AB-huong-dong-%C2%BB
Trả lời phỏng vấn báo chí Nhật, ông Manmohan Singh tuyên bố mục tiêu chuyến công du Nhật Bản và Thái Lan là để « củng cố thêm ý nghĩa của chính sách 'Hướng về phương Đông' và để đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực ».
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh nguyện vọng xây dựng « một chiến lược chung với Nhật Bản » trong ba lãnh vực an ninh quốc phòng, hạt nhân và thương mại.
Báo The Straits Times của Singapore nhận định một cách rõ ràng, Trung Quốc là động lực thúc đẩy hai nước Nhật -Ấn phải « tăng cường hợp tác quân sự, tập trận chung » mà chiến dịch đầu tiên diễn ra hồi tháng 6 năm 2012.
Một chi tiết nhỏ nhưng không nhỏ đã được báo chí tại New Delhi ghi nhận : thủ tướng Ấn công du Nhật Bản mà lãnh hải bị Bắc Kinh tranh giành chỉ một tuần sau khi tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Chính phủ Ấn từ chối so sánh hai cuộc gặp gỡ này, nhưng khẳng định « không có lý do gì biến nước mình thành con tin trong mối quan hệ song phương ». Nhà báo Simran Sodhi nhấn mạnh đến bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang « ghìm nhau » tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đối với New Delhi, trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc tại châu Á, vì nhu cầu chiến lược, Ấn Độ bắt buộc phải bắt tay với Nhật Bản để chống Trung Quốc. Hiện tại, chính phủ Ấn luôn luôn phủ nhận là muốn liên kết với một số quốc gia trong khu vực để kềm chế Trung Quốc, mặc dù cuộc khủng hoảng biên giới ngày 15/04/2013 cho thấy quan hệ giữa hai nước láng giềng có trên 1 tỷ dân hàm chứa nhiều lò thuốc nổ : Trên bộ, Trung Quốc vừa có xung khắc biên giới với Ấn Độ vừa là đồng minh của Pakistan, kẻ thù của Ấn. Trên biển, chiến lược « chuỗi trân châu » của Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng đến tận Ấn Độ Dương .
Do vậy chiến lược « Hướng Đông » của Ấn Độ đã được chính thủ tướng Ấn nhắc nhở với công luận khi bình luận về chuyến công du Nhật Bản lần này và kèm với lời mô tả xem Nhật Bản là « đối tác cốt lõi trong khu vực và trên thế giới ».
Giới quan sát chờ xem trong lãnh vực vũ khí, Ấn Độ có chính thức đặt mua 15 thủy phi cơ tối tân của Nhật nhân chuyến công du hay không.
Trong lãnh vực hạt nhân dân sự, Tokyo ủng hộ hiệp ước Mỹ-Ấn và những biệt lệ dành cho New Delhi tránh né nguyên tắc cấm phổ biến nguyên tử của AIEA, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Tuy nhiên, các chính phủ liên tiếp tại Nhật Bản tuy muốn trợ giúp Ấn Độ đều gặp khó khăn trước áp lực của thành phần công luận chống năng lượng hạt nhân. Đặc biệt là từ sau tai nạn Fukushima.
Phía Ấn Độ rất lạc quan tin tưởng vào đối tác Nhật Bản. Giáo sư chính trị quốc tế Lalima Verma, trung tâm nghiên cứu Đông Á đại học Jawaharlal Nehru cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản rất hăng hái thắt chặt hợp tác song phương vì giữa hai bên không có « hệ lụy lịch sử ».
Nhận xét này chắc chắn sẽ lọt vào tai thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130528-an-do-bat-tay-nhat-ban-trong-chien-luoc-%C2%AB-huong-dong-%C2%BB
Geen opmerkingen:
Een reactie posten