Cam Bốt cho dựng tượng một nhà đấu tranh vì quyền lợi công nhân
Một buổi lễ được tổ chức cho việc xây dựng bức tương cố chủ tịch nghiệp đoàn Chea Vichea
DR
Bức tượng của một chủ tịch nghiệp đoàn đã bị bắn chết trên đường phố Phnom Penh vào năm 2004 đã được khánh thành hôm nay 03/05/2013. Đây là một sự công khai nhìn nhận hiếm hoi đối với một nhà đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, trong vương quốc nghèo khó này.
Ông Chea Vichea, một nhà đối lập thường phê phán chính phủ và là người đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, cách đây 9 năm đã bị bắn chết giữa thanh thiên bạch nhật trên đường phố Phnom Penh lúc đang đọc báo. Hai nghi can bị cho là đã tiến hành vụ sát nhân trên đã bị tù, nhưng các nhóm bảo vệ nhân quyền và gia đình nạn nhân tố cáo hai người này đã bị kết án oan, để bảo vệ các thủ phạm thực sự.
Chea Vichea là người sáng lập Liên đoàn Thương mại Tự do, nay có khoảng 90.000 thành viên hầu hết làm việc trong ngành dệt may Cam Bốt. Tuy là một ngành mang lại lợi nhuận béo bở, nhưng cũng là trung tâm của nhiều vụ tranh chấp lao động và xì-căng-đan trên báo chí, vì lương thấp và điều kiện làm việc tệ hại.
Các nhà tranh đấu cho rằng vụ ám sát ông Chea Vichea là biểu tượng cho một thực tế tại Cam Bốt, đó là việc các nhóm lợi ích đầy quyền lực quyết tâm khóa miệng các nhà ly khai, mà không hề bị trừng phạt.
Chính quyền của ông Hun Sen từ nhiều năm qua đã từ chối cho phép dựng tượng nhà tranh đấu trên đây, trong một công viên gần địa điểm ông bị sát hại, và gần đây mới chấp thuận. Chea Mony, người anh em của ông Chea Vichea nhận xét, nay bức tượng sẽ biểu trưng cho « lòng biết ơn đối với các hy sinh về vật chất và tinh thần của ông cho công nhân lao động trên cả nước ».
Chea Mony, nay là người lãnh đạo Liên đoàn Thương mại Tự do, cũng kêu gọi thả Born Samnang và Sok Sam Oeun, hai người đã bị lãnh án tù 20 năm vì vụ giết người trên. Hai người này nói rằng họ đã bị cảnh sát ép cung.
Cam Bốt thu được 4,6 tỉ đô la vào năm ngoái từ hàng dệt may xuất khẩu, nhưng một loạt các cuộc đình công đã chứng tỏ nỗi bất mãn của các công nhân trong ngành công nghiệp đã thu dụng 650.000 người, sản xuất trang phục cho các nhãn hiệu hàng đầu phương Tây như Levi Strauss, H&M. Sau nhiều tháng phản kháng, lương tối thiểu đã được tăng từ 61 đô la lên 75 đô la một tháng.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130503-cam-bot-cho-dung-tuong-mot-nha-dau-tranh-vi-quyen-loi-cong-nhan
Chea Vichea là người sáng lập Liên đoàn Thương mại Tự do, nay có khoảng 90.000 thành viên hầu hết làm việc trong ngành dệt may Cam Bốt. Tuy là một ngành mang lại lợi nhuận béo bở, nhưng cũng là trung tâm của nhiều vụ tranh chấp lao động và xì-căng-đan trên báo chí, vì lương thấp và điều kiện làm việc tệ hại.
Các nhà tranh đấu cho rằng vụ ám sát ông Chea Vichea là biểu tượng cho một thực tế tại Cam Bốt, đó là việc các nhóm lợi ích đầy quyền lực quyết tâm khóa miệng các nhà ly khai, mà không hề bị trừng phạt.
Chính quyền của ông Hun Sen từ nhiều năm qua đã từ chối cho phép dựng tượng nhà tranh đấu trên đây, trong một công viên gần địa điểm ông bị sát hại, và gần đây mới chấp thuận. Chea Mony, người anh em của ông Chea Vichea nhận xét, nay bức tượng sẽ biểu trưng cho « lòng biết ơn đối với các hy sinh về vật chất và tinh thần của ông cho công nhân lao động trên cả nước ».
Chea Mony, nay là người lãnh đạo Liên đoàn Thương mại Tự do, cũng kêu gọi thả Born Samnang và Sok Sam Oeun, hai người đã bị lãnh án tù 20 năm vì vụ giết người trên. Hai người này nói rằng họ đã bị cảnh sát ép cung.
Cam Bốt thu được 4,6 tỉ đô la vào năm ngoái từ hàng dệt may xuất khẩu, nhưng một loạt các cuộc đình công đã chứng tỏ nỗi bất mãn của các công nhân trong ngành công nghiệp đã thu dụng 650.000 người, sản xuất trang phục cho các nhãn hiệu hàng đầu phương Tây như Levi Strauss, H&M. Sau nhiều tháng phản kháng, lương tối thiểu đã được tăng từ 61 đô la lên 75 đô la một tháng.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130503-cam-bot-cho-dung-tuong-mot-nha-dau-tranh-vi-quyen-loi-cong-nhan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten