vrijdag 24 mei 2013

Triều Tiên kỳ lạ trong mắt nhiếp ảnh gia Anh Jeremy Hunter

Thứ sáu, 24/5/2013, 14:47 GMT+7
Twitter
Facebook

Triều Tiên kỳ lạ trong mắt nhiếp ảnh gia Anh

"Thật không thể tin được! Dường như mỗi hơi thở của người đồng diễn đều được phối hợp. Màn đồng diễn này đè bẹp mọi ý muốn cá nhân", nhiếp ảnh gia người Anh Jeremy Hunter, viết về màn trình diễn khổng lồ ở đất nước bí ẩn Triều Tiên.
> Đám cưới ở Triều Tiên
> Cổ vũ bóng đá kiểu Triều Tiên

Các diễn viên tham gia đồng diễn xếp thành hình lá cờ Triều Tiên, dưới lăng kính của Jeremy Hunter. Ảnh: Piie.
Tại sân vận động khổng lồ, có đến 150.000 khán giả đến thưởng thức màn trình diễn kéo dài hai giờ đồng hồ, với giá vé khoảng €300 (hơn 385 USD). Buổi trình diễn cần đến 250 triệu giờ luyện tập, cho thấy những hình ảnh người liền mạch đẹp mắt, và màn trình diễn pháo hoa ở phần cuối.
Màn biểu diễn trông giống như lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh hồi năm 2008 hơn là chỉ dành cho một đất nước khổ hạnh và nghèo khó, thường xuất hiện trên các dòng tít trên báo chí về khả năng đe dọa an ninh của khu vực Đông Á.
Trong khi hầu hết các phóng viên làm việc cho Bình Nhưỡng (chiếm số lượng nhỏ) phải giấu nhân dạng của mình, Hunter lại có thể thoải mái chụp những bức ảnh về Arirang. Đồng thời, ông cũng tranh thủ tìm hiểu về khoảng cách trong cuộc sống của những "công bộc" của chế độ với những "nông dân".
“Thật không thể tin được, mỗi hơi thở của từng diễn viên đều nhịp nhàng. Arirang loại bỏ tất cả những ý muốn cá nhân”, Hunter nói. Ông là người đã giành được Giải thưởng Unesco, người dành đến 35 năm cuộc đời mình vào việc chụp ảnh các lễ nghi ở 65 quốc gia ở khắp 5 châu lục.
Mỗi cảnh diễn, thay đổi sau 20 giây, có khoảng 100.000 diễn viên tham gia, trong đó có 50.000 thanh thiếu niên làm nền và các binh lính di chuyển ở tiền cảnh. Mỗi người trong số họ cầm một tập hình ảnh (flip chart) dày khoảng 150 trang để tạo thành các bức tranh chung.
Một âm hưởng ca ngợi đất nước hiện lên thông qua buổi trình diễn, kể những câu chuyện mang thông điệp cổ vũ mang tính tuyên truyền. Tấm chân dung nhà lãnh đạo vĩnh cửu Kim Nhật Thành đang mỉm cười, rồi đến hình ảnh bà Kim trao cặp súng cho Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo đương nhiệm Kim Jong-un. Quang cảnh của Thượng Hải cũng được tái hiện để nêu cao mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc.
“Arirang cho thấy chúng ta có thể làm việc với nhau như một để đạt được bất cứ điều gì chúng ta muốn”, thông điệp chính được đọc lên ở phần cuối, theo sau đó là những màn pháo hoa khoa trương trên bầu trời sân vận động Mùng Một Tháng Năm, có sức chứa gấp rưỡi so với lượng 91.000 ghế của sân vận động Quốc gia "Tổ Chim" ở Bắc Kinh.
“Buổi diễn được thiết kế dành cho người Triều Tiên, đó là điều khơi gợi lòng tự tôn của họ”, Hunter nói về buổi trình diễn phải mất gần 6 tháng tập duyệt. “Đó là một trong những cảnh tuyệt vời đến khó tin nhất mà tôi từng xem”.
Hunter đã đến Bình Nhưỡng với tư cách khách du lịch. Ông cho biết ông chụp được những bức ảnh từ một góc hoàn hảo với sự giúp đỡ của một người thuộc tầng lớp cán bộ của Triều Tiên, bằng cách bày tỏ chân thực về ý định của một nhà báo chuyên nghiệp.
“Tôi bảo cô ấy tôi muốn chụp ảnh Arirang để thêm vào công trình về các hoạt động kỷ niệm trên khắp thế giới của mình”. Hunter nói về người chỉ đường, người mà ông mô tả là một phụ nữ Triều Tiên cao và hiện đại. “Tôi nói tôi muốn có vị trí tốt nhất và cô ấy giúp tôi có được chỗ ngồi đẹp, vuông góc với sân khấu”.
Hunter đến Bình Nhưỡng chụp ảnh cho dự án ảnh mới nhất của ông gồm các tác phẩm mới đây được trưng bày ở Atlas Gallery, London. Một số tác phẩm được trưng bày trong triển lãm nghệ thuật ở Art Basel tại trung tâm Triển lãm và hội nghị (Hongkong) cuối tháng 5.
Màn đồng diễn những chú cá bơi lội được Jeremy Hunter chụp lại. Ảnh: Piie.
Hoạt động rầm rộ lễ hội Arirang được Triều Tiên lần đầu trình diễn vào năm 2002, các màn biểu diễn được diễn lại vài lần trong tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Có 4 loại ghế dành cho du khách, với giá rẻ nhất là €80 (hơn 100 USD) ở một đất nước mà bình quân các gia đình có mức sống dưới 900 USD một năm.
Hunter đến được Bình Nhưỡng sau một lần thất bại trước đó, bằng cách tham gia vào một tour du lịch 9 ngày được tổ chức bởi một đại lý chuyên nghiệp ở Anh vào tháng 8/2011. Lần thử đầu tiên của Hunter là với tư cách nhiếp ảnh gia. “Tôi đăng ký chính thức với sứ quán Triều Tiên ở London và có cuộc gặp rất triển vọng với thư ký, nhưng cuối cùng ông ta nói là không được”.
“Họ (Triều Tiên) muốn chắc chắn là bạn chỉ nhìn và chụp những gì họ muốn bạn thấy”, Hunter giải thích tại sao các du khách phải để lại điện thoại di động và máy quay cá nhân ở Bắc Kinh trước khi lên máy bay của hãng Air Koryo do Nga sản xuất. Còn có một người dẫn tour khác chủ yếu giám sát nếu có bất kỳ ai trong đoàn lén chụp ảnh.
“Có một số camera trông không giống như bình thường, (loại tiên tiến)”, ông nói. Khi được hỏi ông mang thiết bị gì vào để chụp ảnh chất lượng cao về Arirang, Hunter không nói thêm gì.
Người phụ nữ tìm được vé cho Hunter là hình ảnh của tầng lớp thượng lưu của Triều Tiên. “Bạn sẽ không thấy cô ấy lạ lẫm nếu cô ấy ngồi đây”, Hunter nói khi ngồi trong quán café tại London trả lời phỏng vấn. Cô ấy nói tiếng Anh rất lưu loát, cầm một chiếc túi xách kiểu cách và dùng điện thoại di động”.
Miêu tả của Hunter về “người dẫn đường” khác nhiều so với người Triều Tiên tiêu biểu theo các báo cáo về nhân quyền quốc tế, những người chỉ có gần 400 gam khẩu phần ngô mỗi ngày. Tình trạng kém dinh dưỡng khiến người Triều Tiên thấp hơn người các nước châu Á khác từ 10-12 cm.
Hunter vẫn tìm cách để tìm hiểu về những người dân bình thường nghèo khổ của Triều Tiên trong khi đi trên xe bus được bố trí bởi các cơ quan chức năng. “Khi chúng tôi đi lòng vòng trên xe, tôi thấy công nhân cắt cỏ dọc đường. Họ dùng kéo vì họ cần thêm cỏ vào bữa ăn thường ngày như là một phần phụ thêm”, Hunter phỏng đoán.
Thực phẩm là một nỗi ám ảnh với Hunter, cùng với các du khách, ông được phục vụ nhiều loại đồ ăn ngon ở một đất nước nơi các tổ chức nhân quyền cho biết đã có lúc vô cùng đói kém.
“Tôi được phục vụ những đồ ăn châu Á ngon nhất mình từng được nếm, sánh ngang với đồ châu Á hàng đầu ở London”, Hunter thừa nhận ông rất yêu thích đồ châu Á mà có thể “ăn ba bữa một tuần, đến hết phần đời còn lại”.
“Chúng tôi được đối xử như Thượng đế”
Theo Hunter, thức ăn ở đây giống đồ của Hàn Quốc và luôn hảo hạng, gồm có thịt bò ướp, thường là nướng, mì lạnh và kimchi. Đồ ăn ngon được cho là nhập từ nước láng giềng Trung Quốc
Phòng ở thì lại không quá hiện đại như vậy, Hunter ở trong khách sạn Koryo, được coi là hạng sang nhất Bình Nhưỡng. “Nó trông giống những khách sạn tôi từng ở trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc”, Hunter từng là nhà dựng phim kiêm nhà báo trong thời kỳ biến động xã hội kéo dài 10 năm ở Trung Quốc.
“Khách sạn có nguồn điện riêng, trong khi mất điện là một vấn đề của Triều Tiên, nơi tất cả đèn đường bị tắt vào ban đêm. Hoàn toàn chìm trong bóng tối”.
Nếu những điều đó nghe như giờ giới nghiêm thời chiến tranh, thì Hunter lưu ý cơ sở hạ tầng ở Triều Tiên cũng như thời chiến. Đường cao tốc chính giống như đường băng ở sân bay, không có biển báo, nó cũng có thể sẵn sàng hỗ trợ cho máy bay phản lực". Ngoài nguy cơ chiến tranh, Bình Nhưỡng cũng cảnh giác trước nguy cơ có một “Mùa xuân Triều Tiên”, như kiểu “Mùa xuân Ảrập” nơi dân chúng và các nhóm nổi dậy chống các chế độ ở Trung Đông và Bắc Phi.
“Câu hỏi không phải là có không, mà là khi nào”, Hunter nói về khả năng những người nghèo Triều Tiên muốn có thay đổi. “Tầng lớp nông dân đang có cơ hội để biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài, nhờ công nghệ toàn cầu”. Theo ông, ở miền nam nước này, mọi người có radio và họ có thể dò một số kênh ở Trung Quốc . "Họ bắt đầu nhận ra rằng có cách sống khác ở biên kia biên giới, mà có thể họ muốn hơn”.
Khánh Lynh (Theo SCMP)
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten