Nạn buôn phụ nữ Đông Nam Á làm gái mại dâm ngày càng nghiêm trọng
Alliance Anti-trafic Thailand Vietnam prostitution buôn người mãi dâm (http://allianceantitrafic.org)
Buôn bán phụ nữ để khai thác tình dục là một tệ nạn càng lúc càng nghiêm trọng trong những năm gần đây tại khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là một trong những trạm trung chuyển của các tuyến buôn người, không chỉ giữa các nước trong khu vực, mà còn tỏa đến các nước xa xôi hơn, chẳng hạn như Nhật Bản và vùng Trung Đông.
Mới đây, Arnaud Dubus, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á đã cố gắng điều tra tìm hiểu vấn đề trong nhiều tuần lễ, và anh đã phát hiện được hai khía cạnh chính về tệ nạn này :
Arnaud Dubus : Cuộc điều tra được tiến hành tại Thái Lan. Chúng ta thấy được hai hiện tượng khác biệt nhau. Trước tiên là hiện tượng phụ nữ Thái Lan hay một số nước khác trong vùng Đông Nam Á, bị đánh lừa và bị bắt buộc đến làm nghề mãi dâm ở những nước xa xôi như Nhật Bản, Bahrein (ở Trung Đông) hay Ý, Thụy Sĩ …
Nếu dựa trên số lượng các trường hợp đã được phát giác, thì đây không phải là hiện tượng gọi là ồ ạt, nhưng lại biểu hiện một sự vi phạm dai dẳng quyền phụ nữ. Tôi đã tiếp xúc được với một số cô gái bị bán đi Barhein, Ý, và Nhật Bản. Họ cho biết là phần lớn thời gian họ bị nhốt và bị đe dọa hành hung.
Hiện tượng thứ hai là trường hợp buôn bán phụ nữ trong các nước Đông Nam Á. Các luồng chính xuất phát từ Miến Điện và Lào, băng qua Thái Lan để cuối cùng đến Malaysia và Singapore. Đó là hai điểm đến quan trọng nhất của tệ nạn buôn phụ nữ để cưỡng bức hành nghề mại dâm.
Trong thực tế, Thái Lan chủ yếu là nơi quá cảnh. Tuy vậy, ở Thái Lan người ta phát hiện được mỗi năm khoảng 200 trường hợp buôn bán phụ nữ để khai thác tình dục. Nạn nhân thường là những thiếu nữ dưới 18 tuổi.
Luật pháp Thái Lan nói rõ là nếu một thiếu nữ dưới 18 tuổi tự đi vào con đường mãi dâm và hoạt động này mang lại tiền cho chủ nhân một phòng Karaoke hay mát xa chẳng hạn, thì đó là một trường hợp buôn người để khai thác tình dục.
RFI : Thưa anh, những vụ buôn người này được tổ chức như thế nào ?
Arnaud Dubus : Đây là những màng lưới buôn người được tổ chức rất chặt chẽ. Tôi đơn cử một ví dụ cụ thể : Chủ nhân một nhà hàng karaoké ở Malaysia chẳng hạn muốn có 10 cô gái xinh đẹp để chiêu dụ khách. Người này sẽ liên lạc với một tay tổ chức buôn người.
Nhân vật đó sẽ cho đàn em ở Lào chẳng hạn, đi dụ dỗ các cô gái Lào, lừa gạt họ bằng cách nói là sẽ đưa họ đi làm nhà hàng ở nước ngoài. Giữa hai biên giới Lào và Malaysia sẽ có cả một mạng lưới trung gian - đôi khi lên đến 15 nhóm - thực hiện nhiệm vụ chuyên chở các cô gái này đến nơi. Họ phải liên tục đổi xe để xóa nhòa dấu vết.
Một khi đến nhà hàng ở Malaysia, giấy tờ các nạn nhân bị tịch thu, và khi ấy các cô gái mới hiểu rằng họ bị đưa đến làm việc tại một ổ mãi dâm. Họ bị đe dọa là sẽ bị bỏ đói, sẽ bị đánh đập nếu không chịu tiếp khách. Đây là những đường dây mafia rất nhạy bén và luôn luôn thích nghi với các phương thức điều tra của cảnh sát.
RFI : Như thế thì cảnh sát và các tổ chức bảo vệ phụ nữ đã đấu tranh chống lại nạn buôn người này như thế nào ?
Arnaud Dubus : Một số tổ chức phi chính phủ như Alliance Anti-trafic chẳng hạn, đang hoạt động tích cực ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Họ có các nhà điều tra riêng. Những người này giả dạng khách hàng và đến các ổ mãi dâm như các quán karaoké, nhà hàng hay những phòng mát xa. Họ kín đáo dọ hỏi các cô gái, họ vẽ lại sơ đồ những nơi này và giám sát việc ra vào những nơi đó.
Khi có đủ bằng chứng là có tình trạng buôn người ở đó thì họ liên hệ với cảnh sát. Khi đó thì cảnh sát mở chiến dịch truy bắt ở những điểm cụ thể này. Cảnh sát Thái Lan chẳng hạn, hàng năm đều mở ra hàng chục chiến dịch truy bắt như vậy.
RFI : Sau khi các phụ nữ được giải cứu, thì tình hình diễn biến ra sao trên bình diện pháp lý ?
Arnaud Dubus : Ở Thái Lan, một số đông phụ nữ được cứu thoát đã đệ đơn kiện những kẻ đã lừa gạt và bán họ đi. Thông thường là vào lúc đầu, họ được một người quen biết trong làng khuyến khích đi nước ngoài. Đấy là những cò mồi tại chỗ của đường dây, có thể xem những kẻ này là mắt xích đầu tiên của mạng lưới buôn người.
Có điều là các mạng lưới đó lại có phương tiện tài chính dồi dào. Những tay buôn người đó, nhờ có tiền nên được trọng vọng và có ảnh hưởng lớn đối với dân làng. Hệ quả là các nạn nhân, khi đi kiện những người này, lại bị trách cứ là tại sao đi kiện.
Ngay cả trong trường hợp thắng kiện trên mặt hình sự, thì cũng hiếm khi mà nạn nhân được bồi thường về mặt tài chánh cho các thiệt hại to lớn mà họ phải gánh chịu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130501-dong-nam-a-nan-buon-phu-nu-de-lam-nghe-mai-dam-ngay-cang-nghiem-trong
Arnaud Dubus : Cuộc điều tra được tiến hành tại Thái Lan. Chúng ta thấy được hai hiện tượng khác biệt nhau. Trước tiên là hiện tượng phụ nữ Thái Lan hay một số nước khác trong vùng Đông Nam Á, bị đánh lừa và bị bắt buộc đến làm nghề mãi dâm ở những nước xa xôi như Nhật Bản, Bahrein (ở Trung Đông) hay Ý, Thụy Sĩ …
Nếu dựa trên số lượng các trường hợp đã được phát giác, thì đây không phải là hiện tượng gọi là ồ ạt, nhưng lại biểu hiện một sự vi phạm dai dẳng quyền phụ nữ. Tôi đã tiếp xúc được với một số cô gái bị bán đi Barhein, Ý, và Nhật Bản. Họ cho biết là phần lớn thời gian họ bị nhốt và bị đe dọa hành hung.
Hiện tượng thứ hai là trường hợp buôn bán phụ nữ trong các nước Đông Nam Á. Các luồng chính xuất phát từ Miến Điện và Lào, băng qua Thái Lan để cuối cùng đến Malaysia và Singapore. Đó là hai điểm đến quan trọng nhất của tệ nạn buôn phụ nữ để cưỡng bức hành nghề mại dâm.
Trong thực tế, Thái Lan chủ yếu là nơi quá cảnh. Tuy vậy, ở Thái Lan người ta phát hiện được mỗi năm khoảng 200 trường hợp buôn bán phụ nữ để khai thác tình dục. Nạn nhân thường là những thiếu nữ dưới 18 tuổi.
Luật pháp Thái Lan nói rõ là nếu một thiếu nữ dưới 18 tuổi tự đi vào con đường mãi dâm và hoạt động này mang lại tiền cho chủ nhân một phòng Karaoke hay mát xa chẳng hạn, thì đó là một trường hợp buôn người để khai thác tình dục.
RFI : Thưa anh, những vụ buôn người này được tổ chức như thế nào ?
Arnaud Dubus : Đây là những màng lưới buôn người được tổ chức rất chặt chẽ. Tôi đơn cử một ví dụ cụ thể : Chủ nhân một nhà hàng karaoké ở Malaysia chẳng hạn muốn có 10 cô gái xinh đẹp để chiêu dụ khách. Người này sẽ liên lạc với một tay tổ chức buôn người.
Nhân vật đó sẽ cho đàn em ở Lào chẳng hạn, đi dụ dỗ các cô gái Lào, lừa gạt họ bằng cách nói là sẽ đưa họ đi làm nhà hàng ở nước ngoài. Giữa hai biên giới Lào và Malaysia sẽ có cả một mạng lưới trung gian - đôi khi lên đến 15 nhóm - thực hiện nhiệm vụ chuyên chở các cô gái này đến nơi. Họ phải liên tục đổi xe để xóa nhòa dấu vết.
Một khi đến nhà hàng ở Malaysia, giấy tờ các nạn nhân bị tịch thu, và khi ấy các cô gái mới hiểu rằng họ bị đưa đến làm việc tại một ổ mãi dâm. Họ bị đe dọa là sẽ bị bỏ đói, sẽ bị đánh đập nếu không chịu tiếp khách. Đây là những đường dây mafia rất nhạy bén và luôn luôn thích nghi với các phương thức điều tra của cảnh sát.
RFI : Như thế thì cảnh sát và các tổ chức bảo vệ phụ nữ đã đấu tranh chống lại nạn buôn người này như thế nào ?
Arnaud Dubus : Một số tổ chức phi chính phủ như Alliance Anti-trafic chẳng hạn, đang hoạt động tích cực ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Họ có các nhà điều tra riêng. Những người này giả dạng khách hàng và đến các ổ mãi dâm như các quán karaoké, nhà hàng hay những phòng mát xa. Họ kín đáo dọ hỏi các cô gái, họ vẽ lại sơ đồ những nơi này và giám sát việc ra vào những nơi đó.
Khi có đủ bằng chứng là có tình trạng buôn người ở đó thì họ liên hệ với cảnh sát. Khi đó thì cảnh sát mở chiến dịch truy bắt ở những điểm cụ thể này. Cảnh sát Thái Lan chẳng hạn, hàng năm đều mở ra hàng chục chiến dịch truy bắt như vậy.
RFI : Sau khi các phụ nữ được giải cứu, thì tình hình diễn biến ra sao trên bình diện pháp lý ?
Arnaud Dubus : Ở Thái Lan, một số đông phụ nữ được cứu thoát đã đệ đơn kiện những kẻ đã lừa gạt và bán họ đi. Thông thường là vào lúc đầu, họ được một người quen biết trong làng khuyến khích đi nước ngoài. Đấy là những cò mồi tại chỗ của đường dây, có thể xem những kẻ này là mắt xích đầu tiên của mạng lưới buôn người.
Có điều là các mạng lưới đó lại có phương tiện tài chính dồi dào. Những tay buôn người đó, nhờ có tiền nên được trọng vọng và có ảnh hưởng lớn đối với dân làng. Hệ quả là các nạn nhân, khi đi kiện những người này, lại bị trách cứ là tại sao đi kiện.
Ngay cả trong trường hợp thắng kiện trên mặt hình sự, thì cũng hiếm khi mà nạn nhân được bồi thường về mặt tài chánh cho các thiệt hại to lớn mà họ phải gánh chịu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130501-dong-nam-a-nan-buon-phu-nu-de-lam-nghe-mai-dam-ngay-cang-nghiem-trong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten