Sự diệt vong của ong và cuộc chiến chống thuốc trừ sâu
Une abeille domestique européenne (Apis mellifera) prenant sa ration de nectar sur une fleur.
Creative Commons Attribution
Apis mellifera là loài ong phổ biến nhất châu Âu (Photo : John Severns)
Ong có một vai trò hết sức to lớn đối với nghề trồng trọt. Vận chuyển phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài sinh vật bé nhỏ cần mẫn này đảm nhiệm một công việc mà không ai có thể làm thay chúng, đó là việc thụ phấn cho cây. Thế nhưng trợ thủ đắc lực này của nền nông nghiệp đang đứng trước thềm diệt vong. Thuốc trừ sâu bị nhiều nhà khoa học và giới bảo vệ môi trường nhận diện như là sát thủ hàng đầu đối với loài ong.
Phần lớn các cây ăn quả, rau củ, lương thực, cây gia vị, cafe hay cacao… đều phải nhờ đến sự thụ phấn của loài ong. 70/100 loài thực vật cung cấp khoảng 90% lương thực thực phẩm cho nhân loại cần ong thụ phấn. Theo một nghiên cứu của Viện nông học Pháp – INRA - và Trung tâm khoa học Quốc gia Pháp – CNRS, 35% sản lượng lương thực và thực phẩm toàn cầu trực tiếp phụ thuộc vào con ong.
153 tỷ euro là con số được một số nhà kinh tế đưa ra để ước tính giá trị dịch vụ mà loài ong mang lại cho nền nông nghiệp toàn cầu. Cách đây một thế kỷ, đã từng có dự báo, nếu loài ong biến mất, thì loài người cũng tiêu vong theo. Sự biến mất của ong làm giảm một cách đáng kể sản lượng nông nghiệp, đúng vào lúc loài người đứng trước thách thức phải tăng đến 70% lượng nông sản từ nay cho đến giữa thế kỷ XXI để có thể nuôi sống được 9 tỷ dân vào lúc đó.
Hiểm họa tiêu vong của loài ong đang dần dần trở thành nguy cơ có thực. Trợ thủ đắc lực của nền nông nghiệp đang đứng trước thềm diệt vong. Nếu như vào nửa cuối thế kỷ XX, theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, số lượng tổ ong tăng gần gấp đôi, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, số lượng ong tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, lại liên tục suy giảm. Đơn cử là trong thời gian từ 2009 đến 2010, tại các nước Châu Âu, số lượng ong giảm từ 7% đến 30%, tùy theo từng nước. Đối với 6/13 tỉnh bang Canada, tỷ lệ này là từ 16-25% trong mùa đông 2009-2010.
Còn tại Hoa Kỳ, đà tiêu vong của đàn ong dường như là đáng báo động nhất. Vào mùa đông 2007-2008, tại 13 tiểu bang tham gia điều tra, hơn một nửa người nuôi ong thông báo đã mất đến một nửa đàn ong.
Về nguyên nhân tiêu vong của loài ong, trong một báo cáo gần đây, tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đã chỉ ra khoảng hơn mười nguyên nhân chính, đều có liên quan đến các hoạt động của con người. Trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu, có sự biến mất của các loài hoa dại (với 70% ít hơn so với năm 1980), việc sử dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, ô nhiễm không khí, sự xâm lấn của các loài ký sinh, sự cạnh tranh của các giống ong lạ.
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng rộng rãi, với hàm lượng cao và phối hợp nhiều loại, được nhiều nhà khoa học và giới bảo vệ môi trường nhìn nhận như là một sát thủ hàng đầu đối với loài ong.
Trong một nghiên cứu mới đây, được công bố vào cuối tháng ba trên tạp chí khoa học trên mạng Nature Communications, thì các thuốc trừ sâu có thể tác động đến hệ thần kinh của ong, khiến chúng mất khả năng ghi nhớ và định hướng, cụ thể là bị ảnh hưởng bởi thuốc sâu, ong không còn khả năng về tổ.
Ủy ban Châu Âu đang vận động để thông qua một quy định cấm sử dụng các thuốc thuộc nhóm néonicotinoide và organophosphoré. Đề nghị này bị đa số các nước thành viên bác bỏ vào giữa tháng 3/2013, nhưng Ủy ban dự định sẽ đưa ra bỏ phiếu lần nữa và hy vọng quy định sẽ có hiệu lực kể từ 01/07/2013.
Còn tại Hoa Kỳ, nhiều người nuôi ong hay các tổ chức bảo vệ môi trường đã tiến hành kiện cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã không có các biện pháp bảo vệ ong và vội vã cho đưa ra thị trường đến 2/3 số lượng thuốc trừ sâu, không được trắc nghiệm một cách nghiêm túc. NRDC, một tổ chức phi chính phủ về môi trường, thì cáo buộc cơ quan này đã cho thương mại hóa 10.000 loại thuốc trừ sâu mà « không trắc nghiệm hay trắc nghiệm đủ ». Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm néonicotinoide cũng bị cáo buộc là thủ phạm chủ yếu đối với sự biến mất đột ngột của ong, trong hội chứng mang tên « Colony Collapse Disorder », khiến số lượng ong tại Hoa Kỳ sụt giảm tới 30% mỗi năm, kể từ năm 2007. Thuốc trừ sâu clothianidine, thuộc nhóm néonicotinoide, đã được sử dụng rất rộng rãi đối với ngô và colza – cây cho dầu ăn -, với khoảng 37,2 triệu ha trồng trọt hàng năm (chiếm khoảng 10% tổng số diện tích) tại Mỹ.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130422-su-diet-vong-cua-ong-va-cuoc-chien-chong-thuoc-tru-sau
153 tỷ euro là con số được một số nhà kinh tế đưa ra để ước tính giá trị dịch vụ mà loài ong mang lại cho nền nông nghiệp toàn cầu. Cách đây một thế kỷ, đã từng có dự báo, nếu loài ong biến mất, thì loài người cũng tiêu vong theo. Sự biến mất của ong làm giảm một cách đáng kể sản lượng nông nghiệp, đúng vào lúc loài người đứng trước thách thức phải tăng đến 70% lượng nông sản từ nay cho đến giữa thế kỷ XXI để có thể nuôi sống được 9 tỷ dân vào lúc đó.
Hiểm họa tiêu vong của loài ong đang dần dần trở thành nguy cơ có thực. Trợ thủ đắc lực của nền nông nghiệp đang đứng trước thềm diệt vong. Nếu như vào nửa cuối thế kỷ XX, theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, số lượng tổ ong tăng gần gấp đôi, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, số lượng ong tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, lại liên tục suy giảm. Đơn cử là trong thời gian từ 2009 đến 2010, tại các nước Châu Âu, số lượng ong giảm từ 7% đến 30%, tùy theo từng nước. Đối với 6/13 tỉnh bang Canada, tỷ lệ này là từ 16-25% trong mùa đông 2009-2010.
Còn tại Hoa Kỳ, đà tiêu vong của đàn ong dường như là đáng báo động nhất. Vào mùa đông 2007-2008, tại 13 tiểu bang tham gia điều tra, hơn một nửa người nuôi ong thông báo đã mất đến một nửa đàn ong.
Về nguyên nhân tiêu vong của loài ong, trong một báo cáo gần đây, tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đã chỉ ra khoảng hơn mười nguyên nhân chính, đều có liên quan đến các hoạt động của con người. Trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu, có sự biến mất của các loài hoa dại (với 70% ít hơn so với năm 1980), việc sử dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, ô nhiễm không khí, sự xâm lấn của các loài ký sinh, sự cạnh tranh của các giống ong lạ.
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng rộng rãi, với hàm lượng cao và phối hợp nhiều loại, được nhiều nhà khoa học và giới bảo vệ môi trường nhìn nhận như là một sát thủ hàng đầu đối với loài ong.
Trong một nghiên cứu mới đây, được công bố vào cuối tháng ba trên tạp chí khoa học trên mạng Nature Communications, thì các thuốc trừ sâu có thể tác động đến hệ thần kinh của ong, khiến chúng mất khả năng ghi nhớ và định hướng, cụ thể là bị ảnh hưởng bởi thuốc sâu, ong không còn khả năng về tổ.
Ủy ban Châu Âu đang vận động để thông qua một quy định cấm sử dụng các thuốc thuộc nhóm néonicotinoide và organophosphoré. Đề nghị này bị đa số các nước thành viên bác bỏ vào giữa tháng 3/2013, nhưng Ủy ban dự định sẽ đưa ra bỏ phiếu lần nữa và hy vọng quy định sẽ có hiệu lực kể từ 01/07/2013.
Còn tại Hoa Kỳ, nhiều người nuôi ong hay các tổ chức bảo vệ môi trường đã tiến hành kiện cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã không có các biện pháp bảo vệ ong và vội vã cho đưa ra thị trường đến 2/3 số lượng thuốc trừ sâu, không được trắc nghiệm một cách nghiêm túc. NRDC, một tổ chức phi chính phủ về môi trường, thì cáo buộc cơ quan này đã cho thương mại hóa 10.000 loại thuốc trừ sâu mà « không trắc nghiệm hay trắc nghiệm đủ ». Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm néonicotinoide cũng bị cáo buộc là thủ phạm chủ yếu đối với sự biến mất đột ngột của ong, trong hội chứng mang tên « Colony Collapse Disorder », khiến số lượng ong tại Hoa Kỳ sụt giảm tới 30% mỗi năm, kể từ năm 2007. Thuốc trừ sâu clothianidine, thuộc nhóm néonicotinoide, đã được sử dụng rất rộng rãi đối với ngô và colza – cây cho dầu ăn -, với khoảng 37,2 triệu ha trồng trọt hàng năm (chiếm khoảng 10% tổng số diện tích) tại Mỹ.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20130422-su-diet-vong-cua-ong-va-cuoc-chien-chong-thuoc-tru-sau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten