Singapore : Cửa ngõ Đông Nam Á của Liên Hiệp châu Âu
Singapore, đảo quốc đang trở thành cánh cửa vào Đông Nam Á của châu Âu.
DR
Hiệp ước thương mại tự do mà Bruxelles vừa ký với Singapore hôm chủ nhật 16/12/2012 mở ra cho Liên Hiệp Châu Âu cánh cửa vào thị trường Đông Nam Á. Tuy Liên Hiệp Châu Âu cũng đang đàm phán với Malaysia và Việt Nam một thỏa ước tương tự nhưng hai quốc gia này bị xem là không có tầm cỡ chiến lược như đảo quốc Sư tử. Trong vùng châu Á, Bruxelles đã đặt được đầu cầu tại Đông Bắc Á với Hàn Quốc và chuẩn bị đàm phán với Nhật Bản.
Quyết tâm của Liên Hiệp Châu Âu bám trụ lâu dài tại Châu Á đã được thể hiện qua hiệp ước mậu dịch tự do vừa ký với Singapore sau vòng đám phán cuối cùng trong hai ngày cuối tuần 15 và 16 tháng 12 năm 2012. Hiệp ước này được ký kết chỉ sau hai năm thương lượng và 18 tháng sau ngày một hiệp ước mậu dịch tự do khác, ký với Hàn Quốc ở bắc Á, đi vào hiệu lực.
Sự kiện Bruxelles lấy Singapore làm đầu tàu là một lựa chọn có tính toán. Chỉ trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa 27 thành viên Liên Hiệp và Singapore tăng đến 40% , đạt mức 74 tỷ euro. Đảo quốc Sư tử đã từ « xưởng gia công linh kiện điện tử » trong thập niên 1990 trở thành một trung tâm dịch vụ tài chính, công nghiệp cao cấp và truyền thông trọng yếu của khu vực.
Singapore tranh giành với Hồng Kông vị thế số một Á châu về dịch vụ để thu hút các đại tập đoàn quốc tế thiết lập trụ sở điều hành. Chế độ chính trị bị phê phán là độc đoán nhưng chính quyền Singapore được tiếng là trong sạch, được tổ chức Minh bạch Quốc tế chấm điểm tốt, đứng hạng thứ 5 trong bảng xếp hạng của Transparency International năm 2012.
Tuy nhiên môt sự kiện xã hội vừa xảy ra hồi đầu tháng này cho thấy mặt trái của chiếc huy chương. Hàng chục công nhân Trung Quốc làm việc tại Singapore đình công đòi tăng lương ngang hàng với đồng nghiệp Malaysia. Phong trào bị trấn áp ngay từ trứng nước. 24 công nhân bị trục xuất về Trung Quốc, phần còn lại đang chờ phán quyết của tòa án có thể bị lãnh án tù và đóng phạt 2.500 euro mỗi người .
Sự kiện này cho thấy một nhược điểm của nền kinh tế Singapore là lệ thuộc vào lao động nhập khẩu. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE, Singapore cần phải gia tăng năng xuất của nhân công địa phương và canh tân kỹ thuật.
Đối với Liên Hiệp Châu Âu thì Singapore là « một thị trường năng động cho các công ty xí nghiệp châu Âu và cũng là địa bàn then chốt để trao đổi thương mại với toàn vùng Đông Nam Á ». Ủy viên thương mại Karel De Gucht tuyên bố như trên tại Singapore trong buổi lễ ký kết và giải thích rằng : « châu Âu chờ đợi hiệp ước thương mại song phương mang thêm nhiều ưu thế cho các lãnh vực dịch vụ, ngân hàng, tài chính và bảo hiểm » của châu Âu trên thị trường Đông nam Á cũng như giúp cho nông phẩm biến chế nổi tiếng từ rượu vang của Pháp đến thịt nguội của Ý xâm nhập vào thị trường mới mà hiện nay còn giới hạn trong giới thượng lưu.
Lý do sau cùng và quan trọng nhất khi Bruxelles nhắm vào Singapore làm đầu cầu và đảo quốc này là thành viên sáng lập hiệp hội Asean và là cánh cửa lý tưởng dẫn vào một thị trường rộng lớn và nhiều hứa hẹn. Liên Hiệp Châu Âu đã mở thương lượng với hai nước thành viên Asean khác là Malaysia và Việt Nam nhưng chỉ mới ở giai đoạn thăm dò. Hai quốc gia này cũng không có trọng lượng tầm cở như Singapore trong Asean.
Giới chuyên gia châu Âu cho rằng một Hiệp ước mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu-Đông Nam Á là một ước mơ của Bruxelles vì có thể làm tăng vọt doanh số hiện nay đã lên đến 205 tỷ euro. Trong ván cờ « bám rễ » lâu dài tại châu Á, sau hại hiệp ước mậu dịch song phương với Hàn Quốc và Singapore, hồi đầu tháng 12 này, Bruxelles đã bật đèn xanh thương lượng với Nhật Bản.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121218-singapore-cua-ngo-dong-nam-a-cua-lien-hiep-chau-au
Sự kiện Bruxelles lấy Singapore làm đầu tàu là một lựa chọn có tính toán. Chỉ trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa 27 thành viên Liên Hiệp và Singapore tăng đến 40% , đạt mức 74 tỷ euro. Đảo quốc Sư tử đã từ « xưởng gia công linh kiện điện tử » trong thập niên 1990 trở thành một trung tâm dịch vụ tài chính, công nghiệp cao cấp và truyền thông trọng yếu của khu vực.
Singapore tranh giành với Hồng Kông vị thế số một Á châu về dịch vụ để thu hút các đại tập đoàn quốc tế thiết lập trụ sở điều hành. Chế độ chính trị bị phê phán là độc đoán nhưng chính quyền Singapore được tiếng là trong sạch, được tổ chức Minh bạch Quốc tế chấm điểm tốt, đứng hạng thứ 5 trong bảng xếp hạng của Transparency International năm 2012.
Tuy nhiên môt sự kiện xã hội vừa xảy ra hồi đầu tháng này cho thấy mặt trái của chiếc huy chương. Hàng chục công nhân Trung Quốc làm việc tại Singapore đình công đòi tăng lương ngang hàng với đồng nghiệp Malaysia. Phong trào bị trấn áp ngay từ trứng nước. 24 công nhân bị trục xuất về Trung Quốc, phần còn lại đang chờ phán quyết của tòa án có thể bị lãnh án tù và đóng phạt 2.500 euro mỗi người .
Sự kiện này cho thấy một nhược điểm của nền kinh tế Singapore là lệ thuộc vào lao động nhập khẩu. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE, Singapore cần phải gia tăng năng xuất của nhân công địa phương và canh tân kỹ thuật.
Đối với Liên Hiệp Châu Âu thì Singapore là « một thị trường năng động cho các công ty xí nghiệp châu Âu và cũng là địa bàn then chốt để trao đổi thương mại với toàn vùng Đông Nam Á ». Ủy viên thương mại Karel De Gucht tuyên bố như trên tại Singapore trong buổi lễ ký kết và giải thích rằng : « châu Âu chờ đợi hiệp ước thương mại song phương mang thêm nhiều ưu thế cho các lãnh vực dịch vụ, ngân hàng, tài chính và bảo hiểm » của châu Âu trên thị trường Đông nam Á cũng như giúp cho nông phẩm biến chế nổi tiếng từ rượu vang của Pháp đến thịt nguội của Ý xâm nhập vào thị trường mới mà hiện nay còn giới hạn trong giới thượng lưu.
Lý do sau cùng và quan trọng nhất khi Bruxelles nhắm vào Singapore làm đầu cầu và đảo quốc này là thành viên sáng lập hiệp hội Asean và là cánh cửa lý tưởng dẫn vào một thị trường rộng lớn và nhiều hứa hẹn. Liên Hiệp Châu Âu đã mở thương lượng với hai nước thành viên Asean khác là Malaysia và Việt Nam nhưng chỉ mới ở giai đoạn thăm dò. Hai quốc gia này cũng không có trọng lượng tầm cở như Singapore trong Asean.
Giới chuyên gia châu Âu cho rằng một Hiệp ước mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu-Đông Nam Á là một ước mơ của Bruxelles vì có thể làm tăng vọt doanh số hiện nay đã lên đến 205 tỷ euro. Trong ván cờ « bám rễ » lâu dài tại châu Á, sau hại hiệp ước mậu dịch song phương với Hàn Quốc và Singapore, hồi đầu tháng 12 này, Bruxelles đã bật đèn xanh thương lượng với Nhật Bản.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121218-singapore-cua-ngo-dong-nam-a-cua-lien-hiep-chau-au
Geen opmerkingen:
Een reactie posten