Lá phiếu chống Trung Quốc của cử tri Nhật Bản
Ông Shinzo Abe, nhân vật được cho là cứng rắn có đầu óc dân tộc chủ nghĩa chuẩn bị trở thành thủ tướng Nhật sau thắng lợi của PLD hôm 16/12/2012..
REUTERS/Toru Hanai
Cuộc bầu cử Quốc hội Nhật Bản trước thời hạn hôm 16/12/2012 đã đem lại thắng lợi vang dội cho đảng Tư do-Dân chủ (PLD), mở đường cho chủ tịch đảng, ông Shinzo Abe, lên lãnh đạo chính phủ sắp tới đây. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của các báo Pháp, bởi thắng lợi này một phần là nhờ PLD đã khơi dậy tinh thần dân tộc trong cử tri Nhật. Le Monde trở lại sự kiện này với bài viết có tựa đề " Lá phiếu thách thức chống Trung Quốc tại Nhật " .
Nhật báo Le Monde lưu ý rằng đối với Tokyo, Trung Quốc cũng là một đối tác thương mại quan trọng nhất, giúp các doanh nghiệp Nhật Bản chống lại sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các tập đoàn Hàn Quốc. Mặc dù vậy, ngay khi công bố kết quả đảng Tự do- Dân chủ (PLD) giành được thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội trước hạn hôm chủ nhật 16/12 vừa qua, ông Shinzo Abe đã nhắc lại quyết tâm của mình trong việc giải quyết bất đồng với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Ông khẳng định rằng quần đảo này cũng là « một phần lãnh thổ của Nhật Bản ». Ông cam kết « chấm dứt thách thức do Trung Quốc đưa ra ». Ngày hôm qua, thứ hai, 17/12/2012, một lần nữa, ông khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ về các hòn đảo đó là « không thể nào tranh cãi được ».
Trung Quốc, một mặt lên tiếng chúc mừng chiến thắng của đảng PLD, mặt khác cũng tỏ ra quan ngại, khi cho rằng đường lối chính sách mà Nhật Bản đang theo đuổi chỉ « làm tổn hại đến chính mình cũng như là trong khu vực và cho cả thế giới ». Tân Hoa Xã kêu gọi ban lãnh đạo mới của Nhật Bản phải giữ « một vị thế hợp lý trên phương diện ngoại giao ».
Le Monde cho rằng đáng lo ngại hơn nữa là trước khi lên cầm quyền, ông Shinzo Abe đã cam kết củng cố khả năng quân sự của Nhật Bản. Ông muốn sửa đổi Hiến pháp, nhất là điều 9, quy định Nhật Bản không được tham chiến, nhằm biến Lực lượng phòng vệ thành một " quân đội " thực thụ. Dường như, ông cũng đã dự tính tổ chức lại các chuyến hành hương viếng đền Yasukuni tại Tokyo, nơi vinh danh các binh sĩ Nhật tử trận vì tổ quốc, mà đối với Trung Quốc và Hàn Quốc đó là những tội phạm chiến tranh.
Về phần Trung Quốc, Le Monde cho rằng, việc Bắc Kinh sử dụng lá bài chủ nghĩa dân tộc và bài Nhật còn làm gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốc Đông Á, cũng là những cường quốc kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới.
Le Monde còn lưu ý, ngoài đảng bảo thủ PLD giành thắng lợi lớn, đảng Phục hưng Nhật Bản, do hai ông Toru Hashimoto, thị trưởng thành phố Osaka và Shintaro Ishihara, cựu thống đốc vùng Tokyo, sáng lập (những người chủ trương theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc) cũng đã giành được 54 ghế, trở thành đảng chính trị thứ ba tại Hạ viện, ngang bằng với đảng Dân chủ Nhật (PDJ).
Sự tiến triển của chủ nghĩa dân tộc tại Nhật diễn ra vào lúc mà vụ tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước sau vụ chính quyền Nhật Bản quyết định mua lại một số đảo hồi tháng 9 năm nay. Rõ ràng, ván cờ mà Nhật và Trung Quốc đang chơi có nguy cơ dẫn đến những sự cố nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, Le Monde cũng nhận định, việc ông Shinzo Abe tỏ ra cương quyết không nhượng bộ là cũng nhằm mục đích tranh cử. Ông cũng nói rõ rằng không muốn « mối quan hệ song phương thêm mờ nhạt hơn nữa », rằng « cả hai quốc gia phải thừa nhận việc duy trì quan hệ tốt nằm trong quyền lợi của cả đôi bên ».
Le Monde nhắc lại, ông Shinzo Abe được bầu lên là để vực dậy nền kinh tế đất nước, với mức tăng trưởng hầu như là không, thấp nhất kể từ 20 năm nay và với một khoảng nợ công khổng lồ (chiếm đến 230% của GDP hàng năm). Ông Shinzo Abe cũng biết rõ rằng Nhật Bản chưa thể nào vượt qua được Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu. Đối diện trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các tập đoàn Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản lệ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, chiếm đến 19% kim ngạch xuất khẩu của Tokyo. Do đó, Le Monde nghĩ rằng chính sách mà bộ máy chính quyền mới đang theo đuổi đối với Trung Quốc cần phải được xem xét lại.
Phe Bảo thủ Nhật Bản thắng lớn, Trung Quốc lo ngại
Phe bảo thủ Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo trong kỳ bầu cử Quốc hội, diễn ra hôm chủ nhật 16/12/2012 vừa qua, khiến cho chính quyền Bắc Kinh phải quan ngại. Le Monde đã trích dẫn lại phản ứng của Trung Quốc trên các trang báo chính thống của nước này qua bài viết đề tựa « Bắc Kinh quan ngại các lời tuyên bố của Nhật Bản». Khi hay tin đảng của ông Shinzo Abe giành thắng lợi trong bầu cử ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ thái độ quan ngại về đường lối chính sách của Nhật Bản trong tương lai. Bà Hoa Xuân Ảnh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Bắc Kinh « sẵn sàng hợp tác với Tokyo để thắt chặt mối quan hệ bền vững hơn ».
Le Monde trích xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào hôm qua, thứ hai 17/12/2012, cho rằng để có một mối quan hệ tốt với các nước châu Á, Tokyo phải xem xét lại lịch sử của mình, biết kềm chế các cảm xúc và lời nói phải đi đôi với việc làm. Theo tác giả bài xã luận, có ba vấn đề Nhật Bản cần phải giải quyết.
Thứ nhất, xem xét lại việc thăm viếng đền Yasukoni. Tờ báo cho rằng đó là một sự phủ nhận chiến thắng của thế giới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Thứ hai, vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Và cuối cùng, tờ báo cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp hiếu hòa là một hành động tấn công chống lại hòa bình và sự ổn định tại châu Á. Tờ báo khẳng định đó là ba vấn đề cốt lõi, không thể có bất cứ một sự mập mờ nào. Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo đánh giá rằng đường lối ngoại giao mà Tokyo đang theo đuổi thể hiện sự « không chín chắn trong chiến lược ».
Le Monde lưu ý rằng, đầu tháng 12 năm nay, ông Tập Cận Bình, nhân vật số một của Đảng Cộng sản, đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã khoác lại bộ quân phục khi đến thăm các binh sĩ thuộc tỉnh Quảng Châu. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường Quân đội Giải phóng Nhân dân, một yếu tố chủ chốt để thực hiện « giấc mơ Trung Hoa » của ông. Ông nói : « Giấc mơ này có thể được xem như là giấc mơ của đại dân tộc, và đối với quân đội, đó chính là giấc mơ của một đội quân hùng mạnh ».
Theo phân tích của Le Monde, những lời nói trên còn làm củng cố thêm mối nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học chính trị nhận xét: « Trung Quốc ngày nay được lãnh đạo bởi những nhân vật thân cận của ông Giang Trạch Dân. Ông Giang vẫn luôn là người duy trì thái độ căm ghét Nhật Bản ».
Bắc Triều Tiên đối mặt với các thách thức trong khu vực
Nhìn sang Bắc Triều Tiên, đồng minh lâu đời của Trung Quốc, Báo Le Figaro có đăng các phân tích của bà Valérie Niquet, phụ trách mảng châu Á thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, về vụ phóng tên lửa gần đây do Bình Nhưỡng thực hiện, qua bài viết đề tựa « Bắc Triều Tiên đối mặt với các thách thức trong khu vực ».
Theo bà Valerie Niquet, có rất nhiều động cơ để giải thích cho quyết định phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng. Trong đó, chính sách đối nội giữ vai trò chủ yếu. Ông Kim Jong-un, lên cầm quyền khi tuổi đời vẫn còn quá trẻ. Do đó, ngay trong lòng nội bộ giới lãnh đạo chắc chắn có sự chia rẽ. Việc mở cửa nền kinh tế nhằm phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc cũng được hiểu rõ qua nạn tham nhũng lan tràn và bất công xã hội cũng ngày càng thấy rõ hơn bao giờ hết. Mà dấu hiệu của các mối căng thẳng đó chính là việc thanh trừng hàng loạt các vị trí quan trọng trong chính phủ và trong quân đội. Nhất là vụ cách chức ông Ri Young-ho, Tổng tư lệnh quân đội vì lý do « sức khỏe ».
Về mặt đối ngoại, vụ thử tên lửa Unha-3 là cũng nhằm xóa bỏ « mối nhục » cho vụ thử thất bại trước đó xảy ra vào tháng 4 năm nay. Trong chiều hướng này, qua vụ thử mới, nhà lãnh đạo trẻ cũng muốn bày tỏ thái độ trung thành của mình với người cha quá cố. Ông ta muốn chứng tỏ rằng người kế vị, nhà lãnh đạo mới của đất nước và quân đội nắm trong tay tất cả điều kiện của quyền lực chính trị. Bên cạnh đó, bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày mai. Bình Nhưỡng mong muốn gây áp lực lên cử tri Hàn về việc chọn lựa nhà lãnh đạo tương lai, qua việc phóng thử tên lửa.
Đối với Hoa Kỳ, nếu như trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã chọn thái độ « thờ ơ » trước chế độ Bắc Triều Tiên, việc ông tái đắc cử đã đập tan hy vọng của Bình Nhưỡng, mong muốn tái khởi động nhanh chóng các vòng đàm phán mà không có một chút nhượng bộ thật sự. Với vụ thử lần này, Bắc Triều Tiên hy vọng có thể củng cố khả năng gây phiền toái và tài xoay sở của chế độ.
Cuối cùng, là Bắc Kinh, đồng minh lâu đời của Bình Nhưỡng cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Bất chấp những bất đồng, Trung Quốc cũng như Bắc Triều Tiên đều có cùng chung mối lo cho sự « thay đổi chế độ ». Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc dường như cũng đang cố gắng tiếp tục chiến lược tái trỗi dậy nhưng có phần mạnh mẽ hơn tại châu Á. Điều này được thể hiện rõ qua vụ tranh chấp biển đảo với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Hành động đó có thể gây bất ổn nghiêm trọng hơn là vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Đối mặt trước chiến lược gây căng thẳng đó, Washington vẫn là cường quốc duy nhất có khả năng đảm bảo sự bình ổn trong khu vực. Như vậy, trong con mắt của Bắc Kinh, rõ ràng sự hiện diện của Mỹ là một chướng ngại lớn trên « con đường đại phục hưng dân tộc Trung Hoa ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121218-la-phieu-thach-thuc-trung-quoc-tai-nhat-ban
Thứ hai 17 Tháng Mười Hai 2012
Ông khẳng định rằng quần đảo này cũng là « một phần lãnh thổ của Nhật Bản ». Ông cam kết « chấm dứt thách thức do Trung Quốc đưa ra ». Ngày hôm qua, thứ hai, 17/12/2012, một lần nữa, ông khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ về các hòn đảo đó là « không thể nào tranh cãi được ».
Trung Quốc, một mặt lên tiếng chúc mừng chiến thắng của đảng PLD, mặt khác cũng tỏ ra quan ngại, khi cho rằng đường lối chính sách mà Nhật Bản đang theo đuổi chỉ « làm tổn hại đến chính mình cũng như là trong khu vực và cho cả thế giới ». Tân Hoa Xã kêu gọi ban lãnh đạo mới của Nhật Bản phải giữ « một vị thế hợp lý trên phương diện ngoại giao ».
Le Monde cho rằng đáng lo ngại hơn nữa là trước khi lên cầm quyền, ông Shinzo Abe đã cam kết củng cố khả năng quân sự của Nhật Bản. Ông muốn sửa đổi Hiến pháp, nhất là điều 9, quy định Nhật Bản không được tham chiến, nhằm biến Lực lượng phòng vệ thành một " quân đội " thực thụ. Dường như, ông cũng đã dự tính tổ chức lại các chuyến hành hương viếng đền Yasukuni tại Tokyo, nơi vinh danh các binh sĩ Nhật tử trận vì tổ quốc, mà đối với Trung Quốc và Hàn Quốc đó là những tội phạm chiến tranh.
Về phần Trung Quốc, Le Monde cho rằng, việc Bắc Kinh sử dụng lá bài chủ nghĩa dân tộc và bài Nhật còn làm gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốc Đông Á, cũng là những cường quốc kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới.
Le Monde còn lưu ý, ngoài đảng bảo thủ PLD giành thắng lợi lớn, đảng Phục hưng Nhật Bản, do hai ông Toru Hashimoto, thị trưởng thành phố Osaka và Shintaro Ishihara, cựu thống đốc vùng Tokyo, sáng lập (những người chủ trương theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc) cũng đã giành được 54 ghế, trở thành đảng chính trị thứ ba tại Hạ viện, ngang bằng với đảng Dân chủ Nhật (PDJ).
Sự tiến triển của chủ nghĩa dân tộc tại Nhật diễn ra vào lúc mà vụ tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước sau vụ chính quyền Nhật Bản quyết định mua lại một số đảo hồi tháng 9 năm nay. Rõ ràng, ván cờ mà Nhật và Trung Quốc đang chơi có nguy cơ dẫn đến những sự cố nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, Le Monde cũng nhận định, việc ông Shinzo Abe tỏ ra cương quyết không nhượng bộ là cũng nhằm mục đích tranh cử. Ông cũng nói rõ rằng không muốn « mối quan hệ song phương thêm mờ nhạt hơn nữa », rằng « cả hai quốc gia phải thừa nhận việc duy trì quan hệ tốt nằm trong quyền lợi của cả đôi bên ».
Le Monde nhắc lại, ông Shinzo Abe được bầu lên là để vực dậy nền kinh tế đất nước, với mức tăng trưởng hầu như là không, thấp nhất kể từ 20 năm nay và với một khoảng nợ công khổng lồ (chiếm đến 230% của GDP hàng năm). Ông Shinzo Abe cũng biết rõ rằng Nhật Bản chưa thể nào vượt qua được Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu. Đối diện trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các tập đoàn Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản lệ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, chiếm đến 19% kim ngạch xuất khẩu của Tokyo. Do đó, Le Monde nghĩ rằng chính sách mà bộ máy chính quyền mới đang theo đuổi đối với Trung Quốc cần phải được xem xét lại.
Phe Bảo thủ Nhật Bản thắng lớn, Trung Quốc lo ngại
Phe bảo thủ Nhật Bản giành chiến thắng áp đảo trong kỳ bầu cử Quốc hội, diễn ra hôm chủ nhật 16/12/2012 vừa qua, khiến cho chính quyền Bắc Kinh phải quan ngại. Le Monde đã trích dẫn lại phản ứng của Trung Quốc trên các trang báo chính thống của nước này qua bài viết đề tựa « Bắc Kinh quan ngại các lời tuyên bố của Nhật Bản». Khi hay tin đảng của ông Shinzo Abe giành thắng lợi trong bầu cử ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ thái độ quan ngại về đường lối chính sách của Nhật Bản trong tương lai. Bà Hoa Xuân Ảnh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Bắc Kinh « sẵn sàng hợp tác với Tokyo để thắt chặt mối quan hệ bền vững hơn ».
Le Monde trích xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào hôm qua, thứ hai 17/12/2012, cho rằng để có một mối quan hệ tốt với các nước châu Á, Tokyo phải xem xét lại lịch sử của mình, biết kềm chế các cảm xúc và lời nói phải đi đôi với việc làm. Theo tác giả bài xã luận, có ba vấn đề Nhật Bản cần phải giải quyết.
Thứ nhất, xem xét lại việc thăm viếng đền Yasukoni. Tờ báo cho rằng đó là một sự phủ nhận chiến thắng của thế giới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Thứ hai, vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Và cuối cùng, tờ báo cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp hiếu hòa là một hành động tấn công chống lại hòa bình và sự ổn định tại châu Á. Tờ báo khẳng định đó là ba vấn đề cốt lõi, không thể có bất cứ một sự mập mờ nào. Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo đánh giá rằng đường lối ngoại giao mà Tokyo đang theo đuổi thể hiện sự « không chín chắn trong chiến lược ».
Le Monde lưu ý rằng, đầu tháng 12 năm nay, ông Tập Cận Bình, nhân vật số một của Đảng Cộng sản, đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã khoác lại bộ quân phục khi đến thăm các binh sĩ thuộc tỉnh Quảng Châu. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường Quân đội Giải phóng Nhân dân, một yếu tố chủ chốt để thực hiện « giấc mơ Trung Hoa » của ông. Ông nói : « Giấc mơ này có thể được xem như là giấc mơ của đại dân tộc, và đối với quân đội, đó chính là giấc mơ của một đội quân hùng mạnh ».
Theo phân tích của Le Monde, những lời nói trên còn làm củng cố thêm mối nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học chính trị nhận xét: « Trung Quốc ngày nay được lãnh đạo bởi những nhân vật thân cận của ông Giang Trạch Dân. Ông Giang vẫn luôn là người duy trì thái độ căm ghét Nhật Bản ».
Bắc Triều Tiên đối mặt với các thách thức trong khu vực
Nhìn sang Bắc Triều Tiên, đồng minh lâu đời của Trung Quốc, Báo Le Figaro có đăng các phân tích của bà Valérie Niquet, phụ trách mảng châu Á thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, về vụ phóng tên lửa gần đây do Bình Nhưỡng thực hiện, qua bài viết đề tựa « Bắc Triều Tiên đối mặt với các thách thức trong khu vực ».
Theo bà Valerie Niquet, có rất nhiều động cơ để giải thích cho quyết định phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng. Trong đó, chính sách đối nội giữ vai trò chủ yếu. Ông Kim Jong-un, lên cầm quyền khi tuổi đời vẫn còn quá trẻ. Do đó, ngay trong lòng nội bộ giới lãnh đạo chắc chắn có sự chia rẽ. Việc mở cửa nền kinh tế nhằm phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc cũng được hiểu rõ qua nạn tham nhũng lan tràn và bất công xã hội cũng ngày càng thấy rõ hơn bao giờ hết. Mà dấu hiệu của các mối căng thẳng đó chính là việc thanh trừng hàng loạt các vị trí quan trọng trong chính phủ và trong quân đội. Nhất là vụ cách chức ông Ri Young-ho, Tổng tư lệnh quân đội vì lý do « sức khỏe ».
Về mặt đối ngoại, vụ thử tên lửa Unha-3 là cũng nhằm xóa bỏ « mối nhục » cho vụ thử thất bại trước đó xảy ra vào tháng 4 năm nay. Trong chiều hướng này, qua vụ thử mới, nhà lãnh đạo trẻ cũng muốn bày tỏ thái độ trung thành của mình với người cha quá cố. Ông ta muốn chứng tỏ rằng người kế vị, nhà lãnh đạo mới của đất nước và quân đội nắm trong tay tất cả điều kiện của quyền lực chính trị. Bên cạnh đó, bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày mai. Bình Nhưỡng mong muốn gây áp lực lên cử tri Hàn về việc chọn lựa nhà lãnh đạo tương lai, qua việc phóng thử tên lửa.
Đối với Hoa Kỳ, nếu như trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã chọn thái độ « thờ ơ » trước chế độ Bắc Triều Tiên, việc ông tái đắc cử đã đập tan hy vọng của Bình Nhưỡng, mong muốn tái khởi động nhanh chóng các vòng đàm phán mà không có một chút nhượng bộ thật sự. Với vụ thử lần này, Bắc Triều Tiên hy vọng có thể củng cố khả năng gây phiền toái và tài xoay sở của chế độ.
Cuối cùng, là Bắc Kinh, đồng minh lâu đời của Bình Nhưỡng cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Bất chấp những bất đồng, Trung Quốc cũng như Bắc Triều Tiên đều có cùng chung mối lo cho sự « thay đổi chế độ ». Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc dường như cũng đang cố gắng tiếp tục chiến lược tái trỗi dậy nhưng có phần mạnh mẽ hơn tại châu Á. Điều này được thể hiện rõ qua vụ tranh chấp biển đảo với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Hành động đó có thể gây bất ổn nghiêm trọng hơn là vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Đối mặt trước chiến lược gây căng thẳng đó, Washington vẫn là cường quốc duy nhất có khả năng đảm bảo sự bình ổn trong khu vực. Như vậy, trong con mắt của Bắc Kinh, rõ ràng sự hiện diện của Mỹ là một chướng ngại lớn trên « con đường đại phục hưng dân tộc Trung Hoa ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121218-la-phieu-thach-thuc-trung-quoc-tai-nhat-ban
Thứ hai 17 Tháng Mười Hai 2012
Ba thách thức đối với Nhật Bản
Nhật Bản trước thách thức dân số trên đà lão hóa.
DR
Le Monde dành nội dung chính của phụ trương cho chủ đề nước Nhật nhân cuộc bầu cử Quốc hội ngày 16/12/2012 với hàng tựa lớn : « Ba thách thức đối với Nhật Bản ». Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng về khả năng cạnh tranh kinh tế cùng với khủng hoảng xã hội là các thách thức chính của nước Nhật hiện nay.
Trong lĩnh vực xã hội, bất bình đẳng gia tăng và việc bộ phận dưới của tầng lớp trung lưu nghèo đi, trên cái nền chung dân cư ngày càng già hơn, là những khó khăn mà Nhật Bản đang phải đối diện.
Trong khoảng hai thập niên, hình ảnh của Nhật Bản đã chuyển từ một mẫu mực của sự phát triển trong những năm 1980, thành một đất nước bị coi là trì trệ, luẩn quẩn trong các vấn đề riêng. Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua, không có ai trong số hai ứng cử viên nhắc đến, dù chỉ một lần, tên của quốc gia đồng minh lớn của Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.
Ở nước ngoài, hình ảnh nước Nhật gợi lên nhiều bình luận mang tính thương hại hay giễu cợt, ví dụ như với thành ngữ « hội chứng Nhật Bản » trong nhận định « hội chứng Nhật Bản » đang rình rập Châu Âu.
Trong vòng 20 năm qua, tăng trưởng của Nhật Bản là 0% hoặc rất thấp, nợ của Nhật lên đến 230% GDP còn dân cư thì già đi nhanh. Dự đoán đến năm 2050, số người về hưu sẽ nhiều hơn số người ở độ tuổi lao động. Dân Nhật sẽ già nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 52,3 tuổi.
Tuy nhiên, Le Monde cũng chỉ ra tính chất tương đối trong những yếu điểm của nước Nhật. Ví dụ như sự lão hóa của dân cư cũng là vấn đề của cả Trung Quốc, Hàn Quốc… Và một xã hội mà dân cư già đi, thì tất nhiên tăng trưởng sẽ bị chậm lại. Bên cạnh đó, 95% nợ công của Nhật là do chính người Nhật (các định chế và các cá nhân) nắm giữ, chứ không phải là do các tổ chức tài chính quốc tế.
Vả chăng Nhật Bản vẫn là một nước giầu. Nhật đứng đầu thế giới về các tài sản ở nước ngoài và là quốc gia đứng thứ hai về các đóng góp cho các định chế tài chính thế giới. Trong 5 năm tới, trong số các quốc gia được coi là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới, Nhật là nước đứng hàng thứ năm. Theo kinh tế gia Jasper Koll thuộc công ty cung cấp dịch vụ tài chính JPMorgan Securities, Nhật có một hệ thống kiểm soát tài chính tốt nhất thế giới.
Cũng theo Le Monde, những khó khăn của công nghiệp điện tử Nhật không phải là tình trạng chung của nền công nghiệp nước này. Thế mạnh của Nhật vẫn là năng lực tạo ra các cách tân và việc ứng dụng vào sản xuất, với 3,6% GDP đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (mà trong đó 2/3 là do các doanh nghiệp thực hiện). Chất lượng hàng Nhật Bản vẫn là mẫu mực đối với phần còn lại của Châu Á. Mặc dù, bong bóng đầu cơ đầu thập niên 1980 bị tan vỡ, kéo theo một phần tài sản quốc gia, Nhật vẫn là nước có chất lượng sống cao. Bất chấp những bất bình đẳng xã hội, liên hệ xã hội cộng đồng vẫn được bảo tồn. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật là thuộc loại thấp nhất thế giới, với số vụ giết người là 0,5 trên 100.000 dân, nghĩa là thấp hơn 10 lần so với Mỹ và chưa bằng một nửa Pháp (1,3).
Nhật Bản : Phong trào phản kháng nằm ngoài các đảng chính trị
Trong số các thách thức đối với Nhật Bản, Le Monde nhấn mạnh rằng, khủng hoảng chính trị là khủng hoảng rõ rệt nhất. Đảng Dân chủ trong ba năm cầm quyền vừa qua, sau nửa thế kỷ thống trị của Tự do Dân chủ, đã không đáp ứng được các mong đợi của xã hội. Đảng Dân chủ không có kinh nghiệm cầm quyền, đã không nắm được bộ máy hành chính để có thể thực hiện được các chủ trương chính trị. Thủ tướng Noda đã buộc phải tổ chức bầu lại Hạ viện trước kỳ hạn, đổi lấy sự ủng hộ của đối lập, để Ngân hàng Trung ương cấp một khoản tiền tương đương hơn 370 tỷ euro bù vào thâm hụt ngân sách.
Nạn tham nhũng là một khía cạnh khác, nghiêm trọng hơn nhiều, khiến dân chúng mất lòng tin vào giới chính trị, với các vụ bê bối không có hồi kết. Tai nạn tại nhà máy hạt nhân Fukushima lại càng làm lộ rõ hơn sự đồng lõa giữa các giới chức của chính quyền với các doanh nghiệp tư. Các hoạt động kiểm toán mới đây cho thấy kẽ hở lớn của Nhà nước trong quản lý, với việc khoảng 240 tỷ yen, tức 2,25 tỷ euro, trong số tiền dành để tái thiết khu vực Fukushima sau thảm họa động đất – sóng thần đã không được sử dụng đúng chỗ. Thí dụ như một phần đã được dùng để thúc đẩy việc bán công nghệ hạt nhân cho Việt Nam thay vì phục vụ mục tiêu khắc phục hậu quả sóng thần và tai nạn nhà máy điện hạt nhân.
Dường như tệ nạn này đã đạt đến mức giới hạn của sự chịu đựng, thất vọng của một bộ phận lớn công luận Nhật Bản có thể biến thành một động lực để cải tổ.
Tuy nhiên, theo Le Monde, những thay đổi thực sự trong đời sống chính trị Nhật Bản cần phải nhìn nhận trong đời sống xã hội, nhiều hơn là trong những chuyển động bất ngờ của các đảng phái chính trị. Tai nạn hạt nhân năm 2011 đã làm dấy lên phong trào chống hạt nhân, với các cuộc biểu tình tập hợp tới 100.000 người vào thứ Sáu hàng tuần tại Tokyo. Mà đây chỉ là bề nổi của phong trào phản đối lớn hơn nhiều trên khắp cả nước.
Trong quá khứ dù khá phẳng lặng của xã hội Nhật trong hơn 40 năm qua, không phải là không có những phong trào phản kháng, nhưng phong trào hiện nay tỏ ra khác biệt so với trước, với những thành phần tham gia mới mẻ, như các nhóm xã hội có thu nhập thấp, những người sống trong tình trạng bấp bênh. Đây là những nhóm cư dân cảm thấy bị các đảng phái và các nghiệp đoàn bỏ rơi. Các phong trào phản đối hiện nay mang tính cá nhân và hoạt động theo các mạng xã hội nhiều hơn là phụ thuộc vào các tổ chức chính trị.
Nhà chính trị học Nhật Bản Masatoshi Mori nhận định : « Sự ngờ vực đối với giới chính trị trước thảm họa Fukushima, hiện nay, chuyển thành một phong trào hoạt động bên ngoài Nghị viện ». Để kết lại hồ sơ này, Le Monde đặt câu hỏi : « Hoạt động tranh đấu mang tính công dân » này liệu có thể có được các đại diện trong các đảng phái chính trị hay không ?
Hàn Quốc trên đường đi tìm một mô hình mới
Cũng về Châu Á, trước cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 19/12 tới, Le Monde có bài phân tích với tựa đề : « Hàn Quốc trên đường đi tìm một mô hình mới », với nhận định : sau một thập kỷ cất cánh kinh tế kỳ diệu, hiện tại người Hàn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như các nước phát triển khác : nhiều bất công, bất ổn xã hội, dân cư già đi…
Ghi nhận đầu tiên của đặc phái viên Le Monde từ Seoul là : bất kể ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới, thì nền chính trị Hàn Quốc cũng phải được tái định hướng. Sự tương đồng trong cương lĩnh tranh cử của hai đối thủ chính cho thấy vấn đề chủ yếu của Hàn Quốc hiện nay : nền kinh tế được coi là có hiệu quả nhất trong khối các nước thuộc tổ chức OCDE, với thu nhập bình quân đầu người 20.000 đô la/năm, chưa tìm ra được một sự cân bằng giữa tính cạnh tranh của nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội. Bên cạnh đó là sự trỗi dậy của những căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, một phần do chính sách đối đầu với miền Bắc của tổng thống mãn nhiệm. Tuy nhiên các vấn đề trong nước vẫn được các cử tri Hàn Quốc quan tâm nhiều hơn.
Chân dung kẻ giết người hàng loạt tại Newtown
Về cuộc thảm sát chấn động nước Mỹ tại Newtown, Le Figaro có chùm hồ sơ, trong đó có bài viết đáng chú ý : « Kẻ giết người Newtown, một đứa trẻ có tính bất ổn sống trong một gia đình sở hữu rất nhiều vũ khí ».
Adam Lanza, 20 tuổi, sống cùng với mẹ, sau cuộc ly dị với bố từ năm 2009. Câu hỏi mà nhóm điều tra đặt ra là, những gì đã diễn ra trong những ngày trước cuộc thảm sát và tại sao thủ phạm đã có một hành động dã man và tuyệt vọng như vậy.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động giết người kinh hoàng này vẫn còn là một điều bí ẩn, tuy nhiên các nhân chứng láng giềng và những chi tiết đầu tiên được cảnh sát thu thập cho thấy bước đầu chân dung của kẻ giết người. Adam Lanza là một người sống hướng nội, gần như ẩn dật, cùng với Nancy, mẹ đẻ. Nancy là một người phụ nữ được coi là rất hòa hợp với cộng đồng địa phương, được coi là một người « tốt bụng » và « cởi mở ». Nhiều bạn học của Adam Lanza đều ghi nhận Nancy là một người mẹ quan tâm đến con, không thờ ơ với người khác.
Tuy nhiên, có một thực tế tương phản là, Nancy có một thái độ rất khác thường đối với người con trai. Adam vốn là một cậu bé thông minh, nhưng rất ít giao tiếp với người khác. Trong khi đó người mẹ Nancy lại chọn cách tách ly con khỏi trường học và tự mình giáo dục con. Theo một người quen biết gia đình Lanza, thì bà mẹ có xu hướng tách người con trai khỏi thế giới xung quanh, và ông thường được bà ta chia sẻ về sở thích dùng súng của hai mẹ con.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, một nhà tâm lý học quen biết gia đình Lanza cho hay, trong thời gian gần đây, Adam có vẻ trở nên cô độc hơn trước và ngày càng xa lánh mẹ mình. Các điều tra viên đang tiến hành phân tích máy tính của Adam từ thứ Sáu và hy vọng tìm ra một câu trả lời. Theo nhận định của nhiều chuyên gia FBI qua các kênh truyền hình, hành động thảm sát kinh hoàng tại Newtown không phải là một quyết định bất ngờ, mà là một kế hoạch đã được tính toán từ lâu.
Đa số người Mỹ muốn kiểm soát chặt hơn việc sử dụng vũ khí
Vụ thảm sát tại Newtown làm trỗi dậy cuộc tranh cãi xung quanh quyền sử dụng vũ khí cá nhân tại Mỹ. Trong bài viết « Obama bị kẹt giữa Hiến pháp và các lobby », Le Figaro ghi nhận, đa số người Mỹ ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hơn. 9/10 người Mỹ muốn cấm các cựu tù nhân và những người thiểu năng trí tuệ hay bị tâm thần được sử dụng vũ khí. 6/10 muốn cấm bán các súng tự động bắn nhiều hơn 10 viên một loạt. Trên thực tế, việc cấm này đã từng có hiệu lực trong vòng 10 năm (1994-2002) sau quyết định của tổng thống Clinton, nhưng đã không được triển hạn dưới thời tổng thống Bush.
Libération, trong bài « Các tập đoàn vũ khí trong tầm ngắm », nhấn mạnh đến các áp lực lên tổng thống Obama nhằm ngăn chặn các vụ giết người hàng loạt kiểu như trên. Kể từ khi thảm kịch xảy ra, Obama đã hai lần hứa sẽ có « biện pháp đáng kể ». Tuy nhiên, tiểu bang Connecticut, nơi xảy ra vụ giết người, vốn đã là nơi có một chế độ kiểm soát vũ khí chặt chẽ nhất Hoa Kỳ. Trên thực tế, theo New York Times, hiện nay việc sử dụng vũ khí cá nhân tại Hoa Kỳ lại được kiểm soát không chặt chẽ bằng việc kiểm soát xe hay việc nhận nuôi các động vật trong gia đình.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121217-ba-thach-thuc-doi-voi-nhat-ban
Trong khoảng hai thập niên, hình ảnh của Nhật Bản đã chuyển từ một mẫu mực của sự phát triển trong những năm 1980, thành một đất nước bị coi là trì trệ, luẩn quẩn trong các vấn đề riêng. Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua, không có ai trong số hai ứng cử viên nhắc đến, dù chỉ một lần, tên của quốc gia đồng minh lớn của Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.
Ở nước ngoài, hình ảnh nước Nhật gợi lên nhiều bình luận mang tính thương hại hay giễu cợt, ví dụ như với thành ngữ « hội chứng Nhật Bản » trong nhận định « hội chứng Nhật Bản » đang rình rập Châu Âu.
Trong vòng 20 năm qua, tăng trưởng của Nhật Bản là 0% hoặc rất thấp, nợ của Nhật lên đến 230% GDP còn dân cư thì già đi nhanh. Dự đoán đến năm 2050, số người về hưu sẽ nhiều hơn số người ở độ tuổi lao động. Dân Nhật sẽ già nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 52,3 tuổi.
Tuy nhiên, Le Monde cũng chỉ ra tính chất tương đối trong những yếu điểm của nước Nhật. Ví dụ như sự lão hóa của dân cư cũng là vấn đề của cả Trung Quốc, Hàn Quốc… Và một xã hội mà dân cư già đi, thì tất nhiên tăng trưởng sẽ bị chậm lại. Bên cạnh đó, 95% nợ công của Nhật là do chính người Nhật (các định chế và các cá nhân) nắm giữ, chứ không phải là do các tổ chức tài chính quốc tế.
Vả chăng Nhật Bản vẫn là một nước giầu. Nhật đứng đầu thế giới về các tài sản ở nước ngoài và là quốc gia đứng thứ hai về các đóng góp cho các định chế tài chính thế giới. Trong 5 năm tới, trong số các quốc gia được coi là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới, Nhật là nước đứng hàng thứ năm. Theo kinh tế gia Jasper Koll thuộc công ty cung cấp dịch vụ tài chính JPMorgan Securities, Nhật có một hệ thống kiểm soát tài chính tốt nhất thế giới.
Cũng theo Le Monde, những khó khăn của công nghiệp điện tử Nhật không phải là tình trạng chung của nền công nghiệp nước này. Thế mạnh của Nhật vẫn là năng lực tạo ra các cách tân và việc ứng dụng vào sản xuất, với 3,6% GDP đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (mà trong đó 2/3 là do các doanh nghiệp thực hiện). Chất lượng hàng Nhật Bản vẫn là mẫu mực đối với phần còn lại của Châu Á. Mặc dù, bong bóng đầu cơ đầu thập niên 1980 bị tan vỡ, kéo theo một phần tài sản quốc gia, Nhật vẫn là nước có chất lượng sống cao. Bất chấp những bất bình đẳng xã hội, liên hệ xã hội cộng đồng vẫn được bảo tồn. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật là thuộc loại thấp nhất thế giới, với số vụ giết người là 0,5 trên 100.000 dân, nghĩa là thấp hơn 10 lần so với Mỹ và chưa bằng một nửa Pháp (1,3).
Nhật Bản : Phong trào phản kháng nằm ngoài các đảng chính trị
Trong số các thách thức đối với Nhật Bản, Le Monde nhấn mạnh rằng, khủng hoảng chính trị là khủng hoảng rõ rệt nhất. Đảng Dân chủ trong ba năm cầm quyền vừa qua, sau nửa thế kỷ thống trị của Tự do Dân chủ, đã không đáp ứng được các mong đợi của xã hội. Đảng Dân chủ không có kinh nghiệm cầm quyền, đã không nắm được bộ máy hành chính để có thể thực hiện được các chủ trương chính trị. Thủ tướng Noda đã buộc phải tổ chức bầu lại Hạ viện trước kỳ hạn, đổi lấy sự ủng hộ của đối lập, để Ngân hàng Trung ương cấp một khoản tiền tương đương hơn 370 tỷ euro bù vào thâm hụt ngân sách.
Nạn tham nhũng là một khía cạnh khác, nghiêm trọng hơn nhiều, khiến dân chúng mất lòng tin vào giới chính trị, với các vụ bê bối không có hồi kết. Tai nạn tại nhà máy hạt nhân Fukushima lại càng làm lộ rõ hơn sự đồng lõa giữa các giới chức của chính quyền với các doanh nghiệp tư. Các hoạt động kiểm toán mới đây cho thấy kẽ hở lớn của Nhà nước trong quản lý, với việc khoảng 240 tỷ yen, tức 2,25 tỷ euro, trong số tiền dành để tái thiết khu vực Fukushima sau thảm họa động đất – sóng thần đã không được sử dụng đúng chỗ. Thí dụ như một phần đã được dùng để thúc đẩy việc bán công nghệ hạt nhân cho Việt Nam thay vì phục vụ mục tiêu khắc phục hậu quả sóng thần và tai nạn nhà máy điện hạt nhân.
Dường như tệ nạn này đã đạt đến mức giới hạn của sự chịu đựng, thất vọng của một bộ phận lớn công luận Nhật Bản có thể biến thành một động lực để cải tổ.
Tuy nhiên, theo Le Monde, những thay đổi thực sự trong đời sống chính trị Nhật Bản cần phải nhìn nhận trong đời sống xã hội, nhiều hơn là trong những chuyển động bất ngờ của các đảng phái chính trị. Tai nạn hạt nhân năm 2011 đã làm dấy lên phong trào chống hạt nhân, với các cuộc biểu tình tập hợp tới 100.000 người vào thứ Sáu hàng tuần tại Tokyo. Mà đây chỉ là bề nổi của phong trào phản đối lớn hơn nhiều trên khắp cả nước.
Trong quá khứ dù khá phẳng lặng của xã hội Nhật trong hơn 40 năm qua, không phải là không có những phong trào phản kháng, nhưng phong trào hiện nay tỏ ra khác biệt so với trước, với những thành phần tham gia mới mẻ, như các nhóm xã hội có thu nhập thấp, những người sống trong tình trạng bấp bênh. Đây là những nhóm cư dân cảm thấy bị các đảng phái và các nghiệp đoàn bỏ rơi. Các phong trào phản đối hiện nay mang tính cá nhân và hoạt động theo các mạng xã hội nhiều hơn là phụ thuộc vào các tổ chức chính trị.
Nhà chính trị học Nhật Bản Masatoshi Mori nhận định : « Sự ngờ vực đối với giới chính trị trước thảm họa Fukushima, hiện nay, chuyển thành một phong trào hoạt động bên ngoài Nghị viện ». Để kết lại hồ sơ này, Le Monde đặt câu hỏi : « Hoạt động tranh đấu mang tính công dân » này liệu có thể có được các đại diện trong các đảng phái chính trị hay không ?
Hàn Quốc trên đường đi tìm một mô hình mới
Cũng về Châu Á, trước cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 19/12 tới, Le Monde có bài phân tích với tựa đề : « Hàn Quốc trên đường đi tìm một mô hình mới », với nhận định : sau một thập kỷ cất cánh kinh tế kỳ diệu, hiện tại người Hàn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như các nước phát triển khác : nhiều bất công, bất ổn xã hội, dân cư già đi…
Ghi nhận đầu tiên của đặc phái viên Le Monde từ Seoul là : bất kể ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới, thì nền chính trị Hàn Quốc cũng phải được tái định hướng. Sự tương đồng trong cương lĩnh tranh cử của hai đối thủ chính cho thấy vấn đề chủ yếu của Hàn Quốc hiện nay : nền kinh tế được coi là có hiệu quả nhất trong khối các nước thuộc tổ chức OCDE, với thu nhập bình quân đầu người 20.000 đô la/năm, chưa tìm ra được một sự cân bằng giữa tính cạnh tranh của nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội. Bên cạnh đó là sự trỗi dậy của những căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, một phần do chính sách đối đầu với miền Bắc của tổng thống mãn nhiệm. Tuy nhiên các vấn đề trong nước vẫn được các cử tri Hàn Quốc quan tâm nhiều hơn.
Chân dung kẻ giết người hàng loạt tại Newtown
Về cuộc thảm sát chấn động nước Mỹ tại Newtown, Le Figaro có chùm hồ sơ, trong đó có bài viết đáng chú ý : « Kẻ giết người Newtown, một đứa trẻ có tính bất ổn sống trong một gia đình sở hữu rất nhiều vũ khí ».
Adam Lanza, 20 tuổi, sống cùng với mẹ, sau cuộc ly dị với bố từ năm 2009. Câu hỏi mà nhóm điều tra đặt ra là, những gì đã diễn ra trong những ngày trước cuộc thảm sát và tại sao thủ phạm đã có một hành động dã man và tuyệt vọng như vậy.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động giết người kinh hoàng này vẫn còn là một điều bí ẩn, tuy nhiên các nhân chứng láng giềng và những chi tiết đầu tiên được cảnh sát thu thập cho thấy bước đầu chân dung của kẻ giết người. Adam Lanza là một người sống hướng nội, gần như ẩn dật, cùng với Nancy, mẹ đẻ. Nancy là một người phụ nữ được coi là rất hòa hợp với cộng đồng địa phương, được coi là một người « tốt bụng » và « cởi mở ». Nhiều bạn học của Adam Lanza đều ghi nhận Nancy là một người mẹ quan tâm đến con, không thờ ơ với người khác.
Tuy nhiên, có một thực tế tương phản là, Nancy có một thái độ rất khác thường đối với người con trai. Adam vốn là một cậu bé thông minh, nhưng rất ít giao tiếp với người khác. Trong khi đó người mẹ Nancy lại chọn cách tách ly con khỏi trường học và tự mình giáo dục con. Theo một người quen biết gia đình Lanza, thì bà mẹ có xu hướng tách người con trai khỏi thế giới xung quanh, và ông thường được bà ta chia sẻ về sở thích dùng súng của hai mẹ con.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, một nhà tâm lý học quen biết gia đình Lanza cho hay, trong thời gian gần đây, Adam có vẻ trở nên cô độc hơn trước và ngày càng xa lánh mẹ mình. Các điều tra viên đang tiến hành phân tích máy tính của Adam từ thứ Sáu và hy vọng tìm ra một câu trả lời. Theo nhận định của nhiều chuyên gia FBI qua các kênh truyền hình, hành động thảm sát kinh hoàng tại Newtown không phải là một quyết định bất ngờ, mà là một kế hoạch đã được tính toán từ lâu.
Đa số người Mỹ muốn kiểm soát chặt hơn việc sử dụng vũ khí
Vụ thảm sát tại Newtown làm trỗi dậy cuộc tranh cãi xung quanh quyền sử dụng vũ khí cá nhân tại Mỹ. Trong bài viết « Obama bị kẹt giữa Hiến pháp và các lobby », Le Figaro ghi nhận, đa số người Mỹ ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hơn. 9/10 người Mỹ muốn cấm các cựu tù nhân và những người thiểu năng trí tuệ hay bị tâm thần được sử dụng vũ khí. 6/10 muốn cấm bán các súng tự động bắn nhiều hơn 10 viên một loạt. Trên thực tế, việc cấm này đã từng có hiệu lực trong vòng 10 năm (1994-2002) sau quyết định của tổng thống Clinton, nhưng đã không được triển hạn dưới thời tổng thống Bush.
Libération, trong bài « Các tập đoàn vũ khí trong tầm ngắm », nhấn mạnh đến các áp lực lên tổng thống Obama nhằm ngăn chặn các vụ giết người hàng loạt kiểu như trên. Kể từ khi thảm kịch xảy ra, Obama đã hai lần hứa sẽ có « biện pháp đáng kể ». Tuy nhiên, tiểu bang Connecticut, nơi xảy ra vụ giết người, vốn đã là nơi có một chế độ kiểm soát vũ khí chặt chẽ nhất Hoa Kỳ. Trên thực tế, theo New York Times, hiện nay việc sử dụng vũ khí cá nhân tại Hoa Kỳ lại được kiểm soát không chặt chẽ bằng việc kiểm soát xe hay việc nhận nuôi các động vật trong gia đình.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121217-ba-thach-thuc-doi-voi-nhat-ban
Geen opmerkingen:
Een reactie posten