maandag 23 september 2013

Diễn đàn Dân sự: Chuyển đổi ôn hòa thể chế chính trị Việt Nam

Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ...

*

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] .

Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.

Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.

Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.

Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.

Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.

Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.

Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.

Ngày 23 tháng 9 năm 2013

Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự

Ghi chú:

- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này

xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com

- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.

*

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ 23-9-2013 

01.    Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội 
02.    Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp 
03.    Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế 
04.    Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế 
05.    Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội 
06.    JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội 
07.    Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội 
08.    Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ 
09.    Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM 
10.    Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội 
11.    Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM 
12.    Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp 
13.    Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM 
14.    Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội 
15.    Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội 
16.    Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia 
17.    Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ, Hà Nội 
18.    Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội 
19.    Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM 
20.    Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM 
21.    Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội 
22.    Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh, TP HCM 
23.    Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội 
24.    Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội 
25.    Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội 
26.    Nguyễn Thị Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt 
27.    Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP HCM 
28.    Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM 
29.    Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM 
30.    Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản 
31.    Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội 
32.    Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM 
33.    Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM 
34.    Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM 
35.    Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng 
36.    Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM 
37.    Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng 
38.    Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM 
39.    Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội 
40.    Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội 
41.    Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM 
42.    Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội 
43.    André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp 
44.    Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM 
45.    Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt 
46.    Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM 
47.    Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội 
48.    Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội 
49.    Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội 
50.    Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục Miền Nam, TP HCM 
51.    Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội 
52.    Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An 
53 Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM 
54.    Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội 
55.    Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM 
56.    Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM 
57.    Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt 
58.    Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội 
59.    Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội 
60.   Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội 
61.    Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội 
62.   Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM 
63.    Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An 
64.    Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM 
65.    Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP HCM, Paris 
66.    Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội 
67.    Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM 
68.    Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM 
69.    Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội 
70.   Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM 
71.    Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội 
72.    Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ 
73.    Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam trước 1975, TP HCM 
74.    Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 
75.    Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM 
76.   Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM 
77.    Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội 
78.   Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM 
79.    Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM 
80.    Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ 
81.    Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội 
82.    Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM 
83.    Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội 
84.    Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM 
85.    Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội 
86.    Hoàng Hưng, làm thơ – dịch sách – làm báo, TP HCM 
87.    Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM 
88.    Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng 
89.    Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada 
90.    Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An 
91.    Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM 
92.   Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM 
93.    Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội 
94.    Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu 
95.    Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội 
96.    Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội 
97.   Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội 
98.   Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội 
99.   Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp 
100. Hoàng Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội 
101.  Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM 
102.  Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), TP HCM 
103.  Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris 
104.  Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội 
105.  Huy Đức, nhà báo, TP HCM 
106.  Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM 
107.  Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp 
108.  Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM 
109.  Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM 
110.  Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM 
111.  Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế 
112.  Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ 
113.  Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM 
114.  Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM 
115.  Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội 
116.  Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội 
117.  Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội 
118.  Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM 
119.  Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM 
120.  Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội 
121.  Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM 
122.  Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago 
123.  Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM 
124.  Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ 
125.  Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải Phòng, TP HCM 
126.  Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội 
127.  Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM 
128.  Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội 
129.  Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM 
130.  Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội 

*

[1] Điều 19 của Công ước này còn có khoản kế tiếp như sau: 3-Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a-Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác. b-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý. 

[2] Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.

http://basam.info/2013/09/23/2043-tuyen-bo-ve-thuc-thi-quyen-dan-su-va-chinh-tri/

http://danlambaovn.blogspot.nl/2013/09/tuyen-bo-ve-thuc-thi-quyen-dan-su-va.html#more
Thứ hai 23 Tháng Chín 2013

Diễn đàn Dân sự: Chuyển đổi ôn hòa thể chế chính trị Việt Nam


Trọng Thành / Tú Anh
Với nhận định đất nước Việt Nam bị chế độ bạo lực « có hậu thuẫn của ngoại bang » thao túng, hàng trăm công dân trong nước và người Việt hải ngoại vừa ra bản tuyên ngôn thành lập Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự.


Bản tuyên bố được công bố trên mạng điện tử ngày 22/09/20213 đưa ra giải pháp từ bỏ độc tài chuyển sang dân chủ một cách ôn hòa : kêu gọi đảng Cộng sản tôn trọng ý dân, tranh luận nghiêm túc và công khai, chủ động dân chủ hóa chế độ chính trị.
Tuyên ngôn của « Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự » nhấn mạnh đến bối cảnh trong thời gian qua xã hội công dân Việt nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ đóng góp ý kiến trên các vấn đề cốt lõi của đất nước : bảo vệ chủ quyền, sữa đổi hiến pháp, khát vọng dân chủ.
Trong danh sách đầu tiên có 130 nhà hoạt động dân chủ, trí thức, văn nhân nghệ sĩ, đảng viên đảng Cộng sản, cựu sĩ quan cũng như công dân bình thường khác.
Từ Huế, nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, một trong 130 người ký tên đầu tiên giải thích vì sao có bản tuyên bố đòi cải cách chính trị :

Nhà báo Nguyễn Đắc Xuân
 
23/09/2013
 
 


 Ông Nguyễn Đắc Xuân : « (bản tuyên bố) sẽ được gởi lên tất cả các đại biểu Quốc hội, các vị trong chính quyền và đã đưa lên internet. Về phần tôi, tôi là một người kháng chiến, và cũng là một phật tử. Trong quan điểm Mác- xít cũng như trong Phật giáo thì có cái sự tiến hóa thay đổi. Không có cái gì tồn tại lâu dài, phải tiến hóa. Cái chính quyền của chúng tôi nó không thay đổi, không bắt kịp thời đại…. »
Từ Hà Nội, nữ kiến trúc sư Trần Thanh Vân kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam đừng coi thường những lời kêu gọi « nho nhỏ này » của xã hội dân sự nếu không muốn bị « sửng sốt » :

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
 
23/09/2013
 
 

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân : « Tôi là một trong những người thuộc lớp trí thức đã lớn tuổi sống tại Hà Nội. Tôi thấy những năm qua, tình hình tự do ngôn luận, tự do làm việc và các quyền lợi công dân tối thiểu, đặc biệt của những trí thức yêu nước, cứ mỗi ngày bị sa sút. Cho nên là, khi các anh em bạn hữu gửi văn bản đến hỏi ý kiến tôi, thì tôi tình nguyện ký.
Khi tôi ký, thì tôi không dám nghĩ rằng người ta sẽ nghe theo. Bởi vì thứ nhất, tôi chẳng là cái gì cả, và thứ hai là số người ký cũng không có thể đại diện cho tất cả mọi người, tôi cũng không hy vọng là mình ký xong, thì người ta sẽ suy nghĩ, người ta sẽ chờn, người ta sẽ làm theo ý mình. Nhưng ít ra tôi cũng ký, để thể hiện quan điểm của tôi, là tôi đòi xóa bỏ những chuyện bất công, vô lý đã diễn ra ở xung quanh mình.
Và thực sự lúc này tôi cũng đã lớn tuổi rồi, tôi cũng không hoạt động xã hội, và càng không hoạt động chính trị, nhưng tôi nghĩ, nếu như những con người, những anh em, bạn hữu, những người hiểu biết, có suy nghĩ đúng đắn, có tư cách đứng đắn mà được tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, thì xã hội sẽ ngày một tốt hơn.
Nhưng mà những cái đó hiện nay cũng rất là hạn chế. Những quyền đó tập trung vào một số người, mà chúng tôi thực sự không muốn nhắc đến họ, bởi vì nhắc đến họ mình có thể cảm thấy những lấn cấn đau lòng, không muốn nói.
Cái việc ký nó cũng đơn giản vậy thôi. Nhưng ít ra mình cũng thể hiện được quan điểm của mình.
Và tôi cũng nói rằng, tôi cũng không hy vọng từ đó người ta thay đổi đâu. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng người ta cũng sẽ suy nghĩ là người ta làm mất lòng dân, làm mất lòng tầng lớp trí thức - đại diện cho tiếng nói của dân, thì người ta sẽ còn mất nhiều thứ nữa.
Tôi cũng rất tin là, những cái mà người ta coi thường, thì người ta cũng có lúc sửng sốt, vì người ta đã nhỡ coi thường những tiếng nói nho nhỏ như của chúng tôi ».  
tags: Châu Á - Chính trị - Dân chủ - Dân sự - Nhân quyền - Toàn trị - Việt Nam - Xã hội công dân
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130923-dien-dan-dan-su-tuyen-bo-hinh-thanh-de-thay-doi-the-che-chinh-tri-viet-nam
 
Thứ hai, 23/09/2013

Tin tức / Việt Nam

Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị

CỠ CHỮ- +
Hàng trăm trí thức Việt trong và ngoài nước ngày 23/9 ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước cải cách thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, sửa đổi Hiến pháp, và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị được gửi tới các cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước và được công bố trên mạng xã hội nói thể chế toàn trị tại Việt Nam với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết điểm, quan liêu, và tham nhũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng cho đất nước về nhiều mặt từ năng lực phát triển tới kinh tế, môi trường, văn hóa, lòng tin nhân dân đối với bộ máy cầm quyền, và cả vấn đề chủ quyền đất nước trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Tuyên bố nhấn mạnh giải pháp cơ bản cho những thử thách hiểm nghèo của đất nước và dân tộc là phải cải cách thể chế, dân chủ hóa đất nước để phát huy đoàn kết và sức mạnh dân tộc.

Các nhân sĩ-trí thức đồng ký tên trong Tuyên bố nói đảng cộng sản Việt Nam tự nhận vì nước, vì dân, phải có trách nhiệm chủ động thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, khởi đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp vốn bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản.

Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay...
Tuyên bố nói rằng nếu bản Hiến pháp đang được sửa đổi vẫn tiếp tục duy trì thể chế toàn trị thì dân tộc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều hệ quả khôn lường, nỗi bất bình và thất vọng trong lòng dân càng gia tăng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế càng giảm sút.

Bản Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và đề nghị nhà cầm quyền trao đổi, tranh luận thẳng thắn với các ý kiến phản biện.

Tuyên bố cũng đồng thời lên án các biện pháp chính phủ Hà Nội áp dụng để ngăn cấm, trấn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm là vi hiến, đi ngược lại các Công ước đã ký với quốc tế, và “không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền”.

Tuyên bố hoan nghênh các kiến nghị công dân gần đây như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Công dân Tự do, Tuyên bố phản đối điều luật 258 và khẳng định các biện pháp xây dựng ôn hòa, hợp pháp này thể hiện lòng yêu nước và khát vọng dân chủ của các tầng lớp nhân dân.

Trong Tuyên bố của mình, các nhân sĩ-trí thức cũng kêu gọi xây dựng một Diễn đàn Xã hội Dân sự nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị, thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển theo yêu cầu của một quốc gia dân chủ.

Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị

Nhà báo Phạm Chí Dũng, một trong những người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố, nói với VOA Việt ngữ:

“Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay. Khi đặt bút ký vào Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, không chỉ cá nhân tôi mà nhiều trí thức, nhiều anh em khác luôn mang trên mình một hoài bão, một nguyện vọng là làm sao để đất nước tránh được những sự lộn xộn. Xã hội dân sự là nền tảng để xây dựng nền văn hóa cho dân tộc Việt trong tương lai chứ không phải một nền chính trị vọng ngoại hay một nền chính trị lộn xộn, đấu đá nội bộ lẫn nhau. Con đường của Việt Nam trong có thể là 15 hay 20 năm tới sẽ chỉ là vấn đề ‘xã hội dân sự’ để tạo ra sự đối trọng cần thiết đối với chính quyền, tác động, điều chỉnh chính sách và cả con người trong chính quyền như những gì xã hội các nước Bắc Âu đã làm được trong thế kỷ 20.”

Về hiệu quả mong đợi từ Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, báo Phạm Chí Dũng cho rằng:

“Tôi e rằng tính hiệu quả còn manh nha, chưa cao lắm trong buổi gần như là tiền đề, tiền thân của xã hội dân sự tại Việt Nam. Thật sự hiện nay tại Việt Nam chưa có xã hội dân sự. Muốn có xã hội dân sự, cần có những tổ chức dân sự. Muốn có những tổ chức dân sự cần phải có những nhóm dân sự. Những vấn đề đó ở Việt Nam còn rất manh nha. Cho nên, chủ đích của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Tuyên bố này, theo tôi, chỉ là những điều kiện đầu tiên tiền đề. Chúng ta cần phải có nhiều cố gắng tiếp theo để xây dựng không chỉ một Diễn đàn Xã hội Dân sự trên mạng mà còn là những Diễn đàn công khai truyền bá tư tưởng xã hội dân sự ở Việt Nam, sinh hoạt công khai. Như vậy mới có thể có hiệu quả được.”

Trong ngày công bố, Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị có chữ ký của 130 nhân sĩ, học giả, trí thức trong và ngoài nước. Trong số này có các nhân vật tên tuổi như Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu; ông Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TPHCM; ông Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM; ông Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động; Phó Giáo sư Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

Những người khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự nói họ mong được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Tuyên bố này để thúc đẩy nền dân chủ và tiến bộ của đất nước.


Trà Mi-VOA

 
 

Kêu gọi thành lập diễn đàn xã hội dân sự

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-23



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Biểu ngữ kêu gọi phát huy quyền làm chủ
Biểu ngữ kêu gọi phát huy quyền làm chủ
AFP
Nghe bài này
Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị vừa công khai trên mạng Internet vào ngày 23 tháng 9 kêu gọi hình thành một Diễn đàn Xã hội Dân sự tại Việt Nam.
Đề xuất mạnh mẽ
130 nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước ký tên đầu tiên vào Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị được công khai trên mạng Internet và còn cho biết được gửi đến các thành viên cơ quan lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà nước Việt nam.
Sau khi nêu lại những qui định trong hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết, theo đó công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình; những người ký tên vào tuyên bố vừa nói cho rằng gần đây trong nước xuất hiện những ý kiến của các tầng lớp khác nhau góp ý thẳng thắn cho việc sửa đổi hiến pháp.
Nay những người ký tên lại cho rằng cần phải khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp những ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị tại Việt Nam từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Diễn đàn được đề xướng sẽ mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự’ với trang thông tin điện tử để các tổ chức, các nhóm, các cá nhân bày tỏ ý kiến.
Hai yêu cầu được nêu ra trong Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị là nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch như từng diễn ra lâu nay. Yêu cầu thứ hai là Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi mà theo nhận định thể chế chính trị của Việt Nam vẫn được cơ bản duy trì như hiện nay. Cần có thêm thời gian thảo luận về Hiến pháp để mọi người có những ý kiến khác nhau tranh luận một cách thẳng thẳn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị Việt Nam.
Người dân muốn nói
Người dân muốn nói. RFA files/AFP

Thực tế tranh luận
Một người trong số 130 người ký tên đầu tiên là cán bộ nghỉ hưu Đặng Phương Bích ở Hà Nội cho biết về yêu cầu cần có của một Diễn đàn xã hội dân sự như thế tại Việt Nam:
Tôi thấy rằng từ trước đến nay người dân không có chỗ nào để nói cả, tức là không có chỗ nào để đối thoại chính thức. Ý tôi muốn nói (nay) cần có một diễn đàn công khai, không mang tính cá nhân nữa. Mỗi một cá nhân thì mang tính lẻ tẻ, không tập trung, mà diễn đàn này là nơi tập trung để mọi người có thể gửi gắm và bày tỏ những suy nghĩ của mình. Như tôi thường nói, truyền thông nhà nước hoàn toàn một chiều, họ chỉ nói và chúng tôi chỉ được nghe thôi chứ không được đối thoại lại. Khi chúng tôi lên tiếng lẻ tẻ sẽ khó tập trung hơn. Tôi thấy khi có ý tưởng này rất hay. Nhà nước phải hợp pháp hóa, chứ không phải blog cá nhân, lẻ tẻ nữa. Có những blog viết rất hay mà nhiều người không biết đến, khi ấy cần phải nhờ những trang mạng tương đối ‘lớn’ chuyển tải bài viết đó; như thế theo tôi là một thiệt thòi, còn diễn đàn lớn như thế này và tập trung thì người ta có cơ hội lựa chọn thông tin nhiều hơn.
Nhà văn Phạm Đình Trọng từ thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong 130 người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị nói về thực tế của hoạt động tranh luận tại Việt Nam hiện nay như sau:
Tôi thấy rằng từ trước đến nay người dân không có chỗ nào để nói cả, tức là không có chỗ nào để đối thoại chính thức. Ý tôi muốn nói nay cần có một diễn đàn công khai, không mang tính cá nhân nữa.
Bà Đặng Phương Bích
Theo tôi hiện nay phong trào thức tỉnh chưa thật rộng, vì chỉ mới trong tầng lớp trí thức, thanh niên, học sinh và đang phát triển ra nhờ Internet. Nó đang phát triển và đội ngũ trí thức tiên tiến, trí thức chân chính, trí thức thực sự chứ không phải trí thức mà đảng đào tạo- những người cò bằng, học vị trí thức nhưng không có tư chất của trí thức- vẫn không thấy được điều này. Tuy chưa rộng nhưng đang phát triển ngày càng rộng rãi và sự đòi hỏi dân chủ, quyền con người ngày càng mạnh mẽ. Tuyên bố này là một thúc đẩy trong lĩnh vực đó.

Người dân biểu tình bày tỏ quan điểm, ý kiến bị ngăn cản
Người dân biểu tình bày tỏ quan điểm, ý kiến bị ngăn cản



Điều kiện cần có
Như đã nêu trong Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, những người ký tên đòi hỏi chính quyền phải có một sân chơi công bằng cho những người tham gia tranh luận; chứ không thể như lâu nay.
Cán bộ nghỉ hưu Đặng Bích Phượng nêu lại yêu cầu đó:
Tôi cho rằng không phải tạo điều kiện mà họ ( Nhà nước) phải chấp nhận và Nhà nước không nên có hình thức nào để ngăn cản, mà phải nên mở ra và tạo hành lang pháp lý cho diễn đàn này. Nếu không thì người ta dễ quy là không hợp pháp. Ví dụ Nghị định 72 vừa rồi nói muốn trích dẫn thông tin… thì phải hợp pháp; mà hợp pháp là thế nào? Khi Tuyên bố này gửi cho Nhà nước thì Nhà nước phải nói rõ ràng được phép hay không như thế nào, và không được phép thì vì sao, ở những điểm nào? Nếu không hợp lý thì những người tham gia sẽ lại có ý kiến. Diễn đàn này không phải dạng kinh doanh như một tờ báo, đây là một diễn đàn gần như phi lợi nhuận, nên họ không có lý do gì để ngăn cản.
Nhà văn Phạm Đình Trọng dù ký tên nhưng cũng tỏ ra bi quan về khả năng những yêu cầu được phía chính quyền đáp ứng:
Tôi cho rằng không phải tạo điều kiện mà Nhà nước phải chấp nhận và Nhà nước không nên có hình thức nào để ngăn cản, mà phải nên mở ra và tạo hành lang pháp lý cho diễn đàn này. Nếu không thì người ta dễ quy là không hợp pháp
Bà Đặng Phương Bích
Theo tôi thì chính quyền cũng lại làm ngơ đối với Tuyên bố này như những kiến nghị, mà những kiến nghị thiết thực nhất như Kiến nghị Bô Xít mà họ làm ngơ thì Tuyên bố này họ càng làm ngơ. Thế nhưng đây là tiếng vang để chính quyền thấy rằng không thể cai trị theo lối cũ, còn đối với người dân sẽ có tiếng vang để người dân ý thức thêm về thời đại mình đang sống, ý thức thêm về quyền của mình để thức tỉnh.
Trong những năm gần đây, các nhân sĩ trí thức và nhiều người dân tại Việt Nam đã công khai bày tỏ những ý kiến phản biện của họ về các vấn đề lớn của đất nước như dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, trả tự do cho những nhà hoạt động như tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp…
Như nhận xét của nhà văn Phạm Đình Trọng vừa nêu thì nhà cầm quyền Việt Nam hầu như đều làm ngơ trước những ý kiến tâm huyết đó. Tuy vậy sự làm ngơ, thậm chí có biện pháp trấn dẹp từ phía nhà cầm quyền dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản vẫn không làm cho những công dân có ý thức nản lòng mà càng lúc họ càng quyết tâm hơn với những hình thức phù hợp hơn như Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị với khởi xướng một Diễn đàn Xã hội Dân sự để sự lên tiếng có hiệu quả hơn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/call-for-civc-socie-09232013062005.html


Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự



Cập nhật: 09:47 GMT - thứ hai, 23 tháng 9, 2013

Người dùng Internet ở Việt Nam
Với Diễn đàn xã hội dân sự, người dân Việt Nam có thêm một kênh để bàn luận các vấn đề của đất nước
Lần đầu tiên ở Việt Nam hình thành một diễn đàn chính thức, công khai và có tầm cỡ về chủ đề hoạt động dân sự được biết trước mắt với tên gọi “Diễn đàn Xã hội Dân sự”.
Nhóm khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự vẫn là những trí thức phản biện độc lập và quen thuộc như Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh ở Hà Nội và Tương Lai ở Sài Gòn.

“Nguy biến”

Diễn đàn ra đời sau khi “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến vào đúng ngày “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…” vang vọng thúc giục vào tháng 9 năm 1945.
Gần bảy chục năm sau “Ngày hăm ba”, “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được căn cứ vào điều 69 của Hiến pháp Việt Nam về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, và dựa theo Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã ký tham gia ngày 24/9 năm 1982.
Gần giống như tình hình nguy cấp của Tổ quốc vào năm 1945, thời gian gần đây đã nổi lên một số tính từ rất đáng lưu tâm đối với hiện tình dân tộc: “nguy kịch” được dư luận và công luận đề cập đến thực trạng nền kinh tế, “nguy hại” được dùng để chỉ các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu và “nguy hiểm” đối với những dấu hiệu ban đầu của hỗn loạn xã hội, hay “tồn vong chế độ” do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm thán trong Hội nghị trung ương 6 và được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần từ đó đến nay.
Tuy nhiên, đã phát sinh một khoảng cách đậm nét về quan niệm “nguy biến” giữa nhóm lãnh đạo theo đường lối “kiên định” với những nhà dân chủ. Nếu nguyên nhân chủ yếu khiến nền chính trị có thể “suy vong” - theo Tổng bí thư Trọng - là tệ nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích, thì với các nhà phản biện độc lập, nguồn gốc tiến bộ xã hội bị triệt tiêu chính là điều 4 Hiến pháp về chế độ một đảng.
Bàn thờ Đặng Ngọc Viết
Xã hội Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm sôi chỉ đợi bùng phát như vụ Đặng Ngọc Viết?
Có lẽ đó cũng là nguồn cơn để diễn đàn "trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” - như ý tưởng chính của bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị”.

“Tai họa”

Vào đầu năm 2013, lần đầu tiên trong xã hội toàn trị ở Việt Nam, chủ đề chính trị đã được phản biện một cách can đảm và sâu sắc bởi quyền dân sự của các công dân, thông qua văn bản có tiêu đề “Kiến nghị 72” yêu cầu hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, cũng như đề nghị ban hành và thực thi nhanh chóng các văn bản luật về lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý… Bản kiến nghị này, ngoài việc gửi đến một số cơ quan nhà nước, đã được công bố trên mạng và thu hút hàng chục ngàn chữ ký đồng tình.
Có thể cho rằng, “Kiến nghị 72” là dấu ấn mở đầu cho hoạt động xã hội dân sự lần đầu tiên được công khai hóa ở Việt Nam. Tiếp sau văn bản chưa có từng có này, đã diễn ra hàng loạt sự kiện đối ngoại như lần đầu tiên Tổ chức Ân xá quốc tế đặt chân đến Việt Nam vào tháng 2/2013, tái lập cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào tháng 4/2013, cuộc gặp Trương Tấn Sang – Obama tại Washington vào tháng 7/2013, đối thoại nhân quyền giữa Cộng đồng châu Âu với Hà Nội vào tháng 9/2013, cùng những sự kiện đối nội khá dồn dập như vụ xét xử Đoàn Văn Vươn, thả Nguyễn Phương Uyên, phong trào 258 của các blogger trẻ và “hiện tượng Lê Hiếu đằng” với lời kêu gọi lập Đảng Dân chủ Xã hội.
Xã hội Việt Nam cũng đang chứng kiến hàng loạt điểm bùng phát từ lòng dân như cuộc xung đột giữa giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An với lực lượng công an địa phương, và gần đây nhất là đỉnh điểm của phẫn uất liên quan đến thu hồi đất khi Đặng Ngọc Viết bắn cán bộ nhà nước ở tỉnh Thái Bình.
“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền," 'Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị' viết.
Vụ việc Mỹ Yên
Người dân cần một diễn đàn để tranh luận thẳng thắn với chính quyền về những bất đồng
"Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.”
Bản tuyên bố trên cũng đề cập đến việc nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế càng giảm sút, và đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.

Đồng nguyên

Nếu ít bị quấy nhiễu và diễn ra suôn sẻ, Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ mang ý nghĩa của một phong trào dân sự đầu tiên có tính tập hợp và được định hướng phản biện trên diện rộng, đại diện cho một số khá đông trí thức và sinh viên ở Việt Nam.
Với diễn đàn này, người đọc sẽ có cơ hội thú vị để quan sát và trải nghiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các nhà trí thức độc lập không bổng lộc với giới tuyên giáo cùng các dư luận viên được bao cấp bởi tiền đóng thuế của dân.
Dư luận nhân dân và có lẽ cả báo chí nhà nước cũng có dịp để đánh giá về tuổi thọ của một nền tuyên giáo một chiều, ngày càng bị xem là đi ngược lại xu thế dân chủ trên thế giới và hầu như không hòa hợp với tiếng lòng của dân chúng, đặc biệt không thể hoặc không muốn thích nghi với nỗi bức xúc của người nghèo.
Hiện tình xã hội và nền chính trị Việt Nam lại đang có quá nhiều vấn đề để bàn luận. Ngay sau vụ việc Đặng Ngọc Viết, các đại biểu quốc hội phải một lần nữa xem xét lại hiện thực bất công của chủ trương thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội trong lúc mối quan hệ giữa chính quyền và Công giáo chưa hề được cải thiện nếu không muốn nói đang có chiều hướng xấu hơn.
Hiến pháp Việt Nam
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ thông qua Hiến pháp mới vốn gây tranh cãi
Xã hội dân sự sinh ra chính để giải tỏa những khúc mắc và xung đột trong lòng xã hội, giữa công dân với chính quyền và có thể cả ngược lại. Sự tác động không mệt mỏi của xã hội dân sự vào các chính phủ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã cho thấy Nhà nước Việt Nam, dù vẫn mang trên mình trách nhiệm độc đảng nhọc nhằn, không thể là một ngoại lệ.
Ngoại lệ ấy càng có ý nghĩa đối với những giá trị thiết thân về quyền lợi và vị thế chính trị của giới quan chức, nếu nhìn vào những dấu hiệu cụ thể đầy bất an trong các vụ xung đột đất đai, đình công, môi trường, bạo hành công an… nhan nhản khắp nơi và đang khiến nảy sinh xu hướng bạo động hóa tự phát trong dân chúng.
Hiển nhiên, nếu biết khơi dậy sự đồng nguyên của nông dân, công nhân và trí thức đối với những vụ việc có tính thiết thân với đời sống dân sinh, đoàn kết được khối trí thức và sinh viên, thu hút được các trí thức đảng viên, gắn kết sâu sắc với các tổ chức dân chủ, nhân quyền và lao động quốc tế, xã hội dân sự Việt Nam với tiền thân là những kiến nghị và diễn đàn của nó sẽ có thể giúp người dân phần nào tránh thoát những chính sách bất hợp lý từ phía chính quyền và hành động tiêu cực của các nhóm lợi ích cùng nhóm thân hữu.
Trong những tháng tới đây, người dân sẽ nhìn vào Diễn đàn Xã hội Dân sự như một phép thử trong mối tương tác với chính quyền, để xem liệu hoạt động dân sự chính đáng này có được nhà nước chấp nhận hay không.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, mộ́t nhà báo tự do tại Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/09/130923_civil_society_analysis.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten