Vũ Khúc Nguy Hiểm
Tàu Trung Quốc và Việt Nam bám đuổi nhau ở quần đảo Hoàng Sa
By Zachary Haver
24/4/2021Những con tàu không rõ danh tính của các quốc gia đối địch tranh giành nhau vị trí tại vùng biển tranh chấp, ở rất xa ngoài tầm chú ý của công chúng. Nó tương tự một dạng bế tắc trên biển thường không được chú ý đến.
Vào cuối tháng Hai, Đài Á Châu Tự Do phát hiện hai tàu - một tàu thuộc lực lượng Hải cảnh của Trung Quốc (CCG), và chiếc kia của Việt Nam. Cả hai tàu đang vờn nhau ở Biển Đông. Sử dụng hệ thống định vị tự động (AIS) và các hình ảnh vệ tinh, chúng tôi đã theo dõi những tàu này nhiều tuần lễ khi chúng ‘nhảy múa’ với nhau ở khoảng khu vực vùng nước phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi đã tiến hành dựng lại cách mà hai tàu này đeo bám nhau, đôi khi kéo dài nhiều ngày liền, cho đến giữa tháng ba, khi một tàu chấp pháp của Việt Nam và một tàu dân quân biển của Trung Quốc tham gia vào cuộc vờn nhau này.
Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa dù Trung Quốc là nước duy nhất đang chiếm đóng các thực thể thuộc quần đảo này sau khi đã đẩy Việt Nam ra khỏi quần đảo vào năm 1974. Những tranh chấp đối với quần đảo và vùng nước quanh nó đôi khi trở nên bạo lực, ví dụ như khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc bị tố cáo là đã đâm chìm tàu cá Việt Nam gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào tháng tư năm ngoái.
Cuộc đối đầu gần đây nhất bắt đầu vào ngày 22/2 khi tàu CCG 4203 tiếp cận tàu Việt Nam, Benhai 08629 đang hoạt động cách đảo Tri Tôn khoảng 25 hải lý về phía tây nam từ ngày 15/2. Hai tàu bắt đầu có những màn đeo bám nhau với khoảng cách chỉ vài hải lý giữa hai tàu cho đến khi tàu CCG 4203 rời khu vực này hôm 25/2.
Tuy nhiên, vào ngày 7/3, tàu CCG 4203 đã trở lại lần nữa để đeo bám tàu Benhai 08629 lúc đó đang tiếp tục hoạt động tại khu vực này, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, sau khi CCG 4203 rời đi vào tháng hai. Hai tàu đã đi rất gần nhau, có lúc dường như chỉ cách nhau khoảng 1 km cho đến ngày 16/3 khi Benhai 08629 trở về cảng của Việt Nam.
Hai tàu khác dường như đã tiếp tục công việc của Benhai 08629 và CCG 4203. Vào ngày 16/3, một tàu kiểm ngư của Việt Nam có ký hiệu Kiem Ngu 372 đã đi gần đảo Tri Tôn. Một tàu dân quân biển của Trung Quốc là Min Xia Yu 00013 đã tham gia cùng Kiem Ngu 372 vào ngày 18/3.
RFA so sách các dữ liệu của AIS từ MarineTraffic, một phần mềm theo dõi tàu biển, với hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs để xác nhận sự hiện diện của hai tàu này, tương tự như Benhai 08629 và CCG 4203 ở vùng nước phía tây nam đảo Tri Tôn nhiều ngày vào tháng hai và tháng ba.
Benhai 08629 bắt đầu đi từ Đà Nẵng hôm 15/2, đến vị trị của mình vào cùng ngày. Tàu CCG 4203 tắt định vị AIS khi ở cảng Wenchang (Văn Xương) , Trung Quốc vào hồi đầu tháng hai, xuất hiện ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa hôm 19/2 trước khi đi theo Benhai 08629 vào ngày 22/2.
Tàu CCG 4203 là tàu lớp Zhaojun (Chiêu Tiến). Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc thuộc trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, mỗi tàu lớp Zhaojun có trọng tải 2.700 tấn và được trang bị phái 76 mm. MarineTraffic cho thấy CCG 4203 có chiều dài 102 mét. Hình ảnh vệ tinh xác nhận tàu CCG 4203 có chiều dài khoảng 100 mét.
RFA không thể xác nhận được thông tin cơ quan nào điều hành Benhai 08629 cũng như ai là chủ của tàu này, đó là tàu tuần tra của chính phủ hay tàu cá hay bất cứ loại tàu nào khác. Các thông tin này hiện vẫn chưa thể được xác định. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu này dài khoảng 60 mét.
Vũ Khúc Nguy Hiểm: Tàu Trung Quốc và Việt Nam bám đuổi nhau ở quần đảo Hoàng Sa (rfa.org)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten