donderdag 31 oktober 2019

Thái Lan : Biển Đông, trọng tâm thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 + Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền + Philippines muốn đẩy nhanh đàm phán về COC

Thái Lan : Biển Đông, trọng tâm thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35

mediaÁp phích thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh chụp ngày 02-04/10/2019.ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 diễn ra tại Bangkok từ 02-04/11/2019. Theo trang mạng Khmer Times trong cương vị nước chủ nhà, Thái Lan xác nhận tranh chấp Biển Đông sẽ là ưu tiên của thượng đỉnh Đông Nam Á lần này.
Về phía Cam Bốt, chính quyền Phnom Penh sẽ tiếp tục quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông. Philippines thúc ép các nước bàn thảo sớm hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), tránh để cho tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc dẫn tới chiến tranh.
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt, Phay Siphan, hôm 30/10 cho biết Phnom Penh muốn thấy bộ Quy Tắc Ứng Xử sớm được hoàn tất, nhưng Cam Bốt sẽ không ngả về bên nào. Ông Phay Siphan phát biểu : Cam Bốt « đang thúc giục tăng cường các nguyên tắc của bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, muốn Biển Đông là nơi hợp tác chứ không phải là nơi xảy ra chiến tranh ». Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt kêu gọi các bên tăng cường đối thoại để giải quyết tranh chấp.
Trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Philippines, Junever Mahilum-West, đã cho rằng vấn đề biển Đông sẽ được đề cập trong các cuộc thảo luận tại thượng đỉnh ASEAN và nhấn mạnh đây là điều « không thể tránh khỏi», bởi vì các nhà lãnh đạo phải nắm được những gì xảy ra trong khu vực.
Khmer Times trích dẫn quan chức Philippines «khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông và nhận ra lợi ích của Biển Đông. Manila nhiệt liệt hoan nghênh việc quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc liên tục được cải thiện ».
Philippines là nước đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc cho đến năm 2021.
Năm 2012, hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh đã không ra được tuyên bố chung để lên án Trung Quốc về việc gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông do Cam Bốt từ chối ký vào văn bản đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191031-thai-lan-bien-dong-trong-tam-taithuong-dinh-asean-lan-thu-35okkk

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN

mediaMột hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017.REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.
Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuyên bố trên được đưa ra trước các quan chức cấp cao của 9 nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy không giữ vai trò chủ tọa (Trung Quốc và Philippines đồng chủ trì hội nghị), nhưng đoàn Việt Nam thẳng thừng tố cáo các hành vi đơn phương của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như vậy đã Hà Nội bắt đầu mạnh dạn hơn, sau khi phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 đã bày tỏ lo ngại về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019, Bắc Kinh đã đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là vùng tranh chấp.
Nhóm tàu này vẫn liên tục hoạt động bất chấp các phản đối của Việt Nam. Trên thực địa hôm nay, theo trang Đại sự ký Biển Đông, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã vào cách đất liền Việt Nam chỉ có 70 hải lý, và khi một tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chận, đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đe dọa.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191016-bien-dong-viet-nam-len-an-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-tai-hoi-nghi-asean

ASEAN-Biển Đông: Philippines muốn đẩy nhanh đàm phán về COC

mediaThượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 sẽ mở ra tại Thái Lan vào thượng tuần tháng 11/2019. Ảnh minh họa./06/2019.REUTERS/Soe Zeya Tun
Đài truyền hình CNN trích dẫn các nguồn tin ngoại giao Philippines hôm qua 28/10/2019 cho biết: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 sắp diễn ra vào đầu tháng 11 này tại Thái Lan, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ thúc ép các nước bàn thảo để sớm hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC. Bắc Kinh vẫn trù trừ muốn kéo dài thảo luận văn kiện này đến năm 2022.
Thứ trưởng Ngoại Giao Philippines Juniver Mahilum-West cho biết từ ngày 02 đến 04/11/2019, tổng thống Rodrigo Duterte tới Bangkok tham dự thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 và tiếp xúc với nhiều lãnh đạo các nước khác. Ông sẽ thúc đẩy để hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.
Theo thứ trưởng Mahilum-West, thảo luận về COC là một chủ đề không “ tránh được” tại hội nghị ASEAN – Trung Quốc lần này.
Quan chức ngoại giao Philippines tuyên bố trước báo giới tại Manila: “Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận và hy vọng các nước sẽ đưa ra lập trường của mình”.
Philippinnes đảm nhiệm vai trò điều phối viên Quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc cho tới năm 2021 và Manila muốn đạt được bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông trong nhiệm kỳ tổng thống Duterte.
Từ hai thập niên qua, ASEAN muốn có một bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các cuộc thảo luận diễn ra chậm, chủ yếu do Trung Quốc muốn cản trở, kéo dài thời gian chờ thời điểm thích hợp có lợi cho họ để đưa ra các điều kiện.
Các nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông cùng ASEAN, năm 2002 đã đưa ra bản Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông (DOC). Văn kiện trên mới chỉ mang tính chính trị để phòng ngừa leo thang căng thẳng trong các khu vực có tranh chấp chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191029-bien-dong-philippines-muon-thuong-dinh-asean-hoan-tat-coc

Geen opmerkingen:

Een reactie posten