zaterdag 19 oktober 2019

Biển Đông : Malaysia thấy cần phải dự trù tình huống xấu nhất [... muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị... chiến tranh ! ]


Biển Đông : Malaysia thấy cần phải dự trù tình huống xấu nhất


mediaMột nhân viên của Cơ quan tuần duyên Malaysia đang quan sát lưu thông hàng hải tại Johor, ngoài khơi Malaysia. Ảnh chụp ngày 24/08/2017.MOHD RASFAN / AFP
Ngoại trưởng Malaysia vào hôm nay, 17/10/2019, đánh giá là Malaysia cần phải nâng cấp Hải Quân, chuẩn bị cho khả năng xung đột nổ ra ở Biển Đông, cho dù Kuala Lumpur vẫn chủ trương không quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Phát biểu trước Nghị Viện Malaysia, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho rằng nếu lãnh thổ bị một cường quốc xâm phạm, Malaysia có thể ra thông cáo phản đối nhưng việc thiếu phương tiện quân sự và chấp pháp trên biển sẽ gây bất lợi trong trường hợp có xung đột.
Theo ông Saifuddin ít ra thì Malaysia phải nâng cấp lực lượng Hải Quân của mình để đối phó với với lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc hiện diện gần 24/24 tiếng đồng hồ chung quanh bãi South Luconia Shoals, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia. Trong khi đó thì ngay cả tàu của Hải Quân Malaysia cũng nhỏ hơn tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Ngoại trưởng Saifuddin khẳng định : “Chúng ta không muốn chiến tranh xẩy ra, nhưng thiết bị cần được nâng cấp để có thể quản lý tốt hơn vùng biển của chúng ta trong trường hợp xung đột xẩy ra giữa các cường quốc ở Biển Đông”.
Dù bị Trung Quốc chèn ép trên vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, và có quan điểm phê phán đối với thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng lúc sau này Malaysia ít có phát biểu công khai, nhất là sau khi Trung Quốc bơm hàng tỷ đô la vào những đề án hạ tầng cơ sở tại Malaysia trong khuôn Con Đường Tơ Lụa mới.
Thủ tướng Malaysia Mahathir cũng cho rằng Malaysia quá nhỏ bé để có thể đối đầu lại với Trung Quốc, cho dù tàu Trung Quốc vào khảo sát ở vùng biển Malaysia tìm dầu khí mà không có phép của Malaysia.
Ngoại trưởng Saifuddin nhắc lại quan điểm của Malaysia là sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phi quân sự hóa Biển Đông, và thúc đẩy ASEAN đi đến một cách tiếp cận thống nhất trong cách đối xử với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191017-bien-dong-malaysia-thay-can-phai-du-tru-tinh-huong-xau-nhat

Malaysia : Mahathir tránh đối đầu Trung Quốc


mediaThủ tướng Malaysia : Tránh đối đầu với TQ là hơn.Reuters
Cho dù Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông, cho dù người Duy Ngô Nhĩ bị ngược đãi ở Tân Cương, Malaysia không muốn đối đầu với Trung Quốc vì không đủ sức. Trên đây là tuyên bố của thủ tướng Mahathir Mohamad trong cuộc phỏng vấn do BenarNews thực hiện tại New York được phát hôm 28/09/2019.
Được hãng tin trên mạng đặt câu hỏi về phản ứng của Malaysia, một quốc gia Đông nam Á, Hồi giáo trước hành động xâm lấn của Trung Quốc tại Biển Đông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, thủ tướng Mahathir Mohamad đưa ra các lý do biện minh cho thái độ bị xem là thiếu tích cực.
Thứ nhất, Malaysia theo dõi, báo cáo hành động của Trung Quốc nhưng không đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi Biển Đông cũng như không tỏ ra hăng hái. Malaysia quá nhỏ không thể đối đầu với đại cường châu Á cho dù tàu Trung Quốc khai thác bất hợp pháp các mỏ dầu khí. Theo thủ tướng Mahathir, trong lịch sử, Malaysia đã từng phải triều cống Trung Hoa để được yên thân.
Thứ hai, cũng vì Trung Quốc quá mạnh nên trong vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Malaysia tuy là quốc gia có đông dân theo đạo Hồi, cũng tránh đề cập nhiều đến số phận người cùng đạo vì có làm gì rồi cũng thất bại.
Nhà lãnh đạo 90 tuổi đời « triết lý » : Malaysia tồn tại được đến ngày nay sau 2000 năm sống gần Trung Hoa là vì biết cách « cư xử » : khi chưa đủ sức thì không đối đầu, không đối đầu nhưng tìm phương án khác nhất là để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Cụ thể là về Biển Đông, tháng 9/2019 hai bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế đối thoại từng bước thực hiện tùy theo mức độ cải thiện quan hệ song phương. Bởi vì, theo ông Mahathir « Trung Quốc là bạn hàng quan trọng. Chọc giận Trung Quốc là làm hại cho quyền lợi Malaysia ».
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20190929-malaysia-mahatir-tranh-doi-dau-trung-quoc

Geen opmerkingen:

Een reactie posten