vrijdag 25 oktober 2019

39 di dân nhập lậu... chết trong xe tải ở Anh có thể có cô gái Việt Nam



Ba mươi chín người chết trong xe tải ở Anh có thể có cô gái Việt Nam




Cô Phạm Thị Trà My. (Hình: Twitter)
LONDON, Anh (NV) — Một cô gái Việt Nam có thể ở trong số 39 người chết trong rờ moọc một chiếc xe tải ở Anh mới đây, sau khi gia đình cô cho hay cô gửi text về nhà, nói rằng “sắp chết vì không thở được” và cũng xin lỗi bố mẹ lần cuối cùng.
Theo bản tin của tờ The Telegraph hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Mười, thì cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, đang tìm cách vào Anh khi cô gửi text cho mẹ, nói rằng “con đường đi nước ngoài không thành” và “con chết vì không thở được”. Lời sau cùng cô gửi tới cha mẹ là: “Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi”.


Các lời nhắn gửi sau cùng của cô Phạm Thị Trà My về cho bố mẹ. (Hình: Hoa Nghiêm/Twitter)

Trong một loạt các bản text đầy tuyệt vọng, được gửi ra cùng lúc chiếc xe vận tải đang kéo chiếc rờ moóc đông lạnh vào Purfleet ở thành phố Essex, cô gái ngoài những lời từ biệt thảm thiết còn để lại cả địa chỉ nhà ở Thị Trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Gia đình cô Trà My không nghe thấy tin tức gì của cô sau đó nên nhờ một cơ quan thiện nguyện bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam loan tải trường hợp này để có sự giúp đỡ tìm kiếm tông tích của cô.
Cô Hoa Nghiem thuộc tổ chức Human Rights Space tại Hà Nội, đưa hình cô Trà My lên trang mạng xã hội và kêu gọi mọi người giúp đỡ xem cô có ở trong số các nạn nhân gồm tám nữ và 31 nam chết trong chiếc tải hồi sáng Thứ Tư ở Anh hay không.
Cô Hoa Nghiem nói rằng có mấy người khác cũng nhờ hỏi thăm về tình trạng thân nhân của họ, sau khi bị mất liên lạc hôm 23 Tháng Mười.
Cô cũng nói rằng cô Trà My đã sang Trung Quốc để từ đây được thành phần buôn người đưa sang Anh. Đài BBC nói rằng thân nhân nói cô đã phải trả 30,000 bảng Anh cho chuyến đi.
Phía Trung Quốc hiện chưa xác nhận là những người trên xe có phải đều là công dân của họ hay không. Tòa đại sứ Việt Nam ở London đã cử người theo dõi sau khi nhà chức trách Anh nói thấy có một người không phải gốc Trung Quốc.
Trong một bản thông cáo gửi tới báo chí, tòa đại sứ Anh ở Hà Nội nói rằng “quốc tịch của các nạn nhân hiện chưa được xác nhận vào lúc này và giới hữu trách đang cố gắng nhanh chóng nhận diện các nạn nhân để thông báo cho gia đình họ.” (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/vu-39-nguoi-chet-trong-xe-tai-o-anh-co-the-co-co-gai-viet-nam/



Việt Nam phối hợp với Anh Quốc tìm hiểu quốc tịch 39 người chết trong xe




Chiếc xe chứa 39 thi thể được đưa khỏi hiện trường. (Hình: Reuters)
LONDON, Anh (NV) – Cảnh sát Anh hiện đang nghi vấn trong số 39 nạn nhân chết trong xe rờ moọc tại Grays, thuộc hạt Essex, được cho là người Trung Quốc có thể còn có người mang quốc tịch khác như Việt Nam.
Theo báo VNExpress ngày 25 Tháng Mười, 2019, Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Anh xác nhận đang phối hợp với cảnh sát hạt Essex tìm hiểu nghi vấn “có nạn nhân mang quốc tịch ngoài Trung Quốc trong 39 thi thể trong rờ moọc.”
“Nghi vấn về việc không phải toàn bộ 39 nạn nhân thiệt mạng trong thùng xe container đều mang quốc tịch Trung Quốc đang được cảnh sát Anh điều tra. Đại Sứ Quán đang phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Anh để tìm hiểu thông tin liên quan đến diễn biến mới này,” Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 25 Tháng Mười, dẫn thông tin từ đại diện Đại Sứ Quán Việt Nam tại Anh cho biết.
Trước đó, cảnh sát hạt Essex của Anh tin rằng tất cả nạn nhân gồm 31 nam và 8 nữ thiệt mạng trong xe rờ moọc được phát hiện ở khu công nghiệp Waterglade đều là người Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 25 Tháng Mười ở Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng: “39 thi thể được phát hiện trong container đông lạnh ở Essex đến nay vẫn chưa được xác định là người Trung Quốc.”
“Cảnh sát Anh cho biết danh tính của các nạn nhân vẫn đang được kiểm tra. Hiện chưa thể xác nhận rằng họ đều là công dân Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng phía Anh sẽ xác nhận danh tính các nạn nhân càng sớm càng tốt, tìm ra sự thật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ tội phạm liên quan đến sự việc,” bà Hoa nói.
Nhà chức trách Anh tối 24 Tháng Mười đã đưa 11 thi thể từ Cảng Tillbury đến Bệnh Viện Broomfield ở thị trấn Chelmsford, hạt Essex để giảo nghiệm. Các thi thể còn lại dự trù được chuyển xong vào cuối tuần.
Bác Sĩ Richard Shepherd, một trong những nhà nghiên cứu pháp y hàng đầu của Anh, đánh giá quá trình giảo nghiệm tử thi trên 39 nạn nhân sẽ “rất chậm và theo trình tự.”
Trong một diễn biến khác, theo The Guardian, cảnh sát hạt Essex đã bắt thêm một người đàn ông và một phụ nữ (cả hai đều 38 tuổi) đến từ thị trấn Warrington. Họ bị tình nghi tham gia mạng lưới buôn lậu người và ngộ sát. Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi cảnh sát đột kích vài địa điểm nằm ở hạt Cheshire.
Trước đó, nhà chức trách Anh cũng bắt giữ tài xế Maurice ‘Mo’ Robinson (25 tuổi) để thẩm vấn. Người này bị bắt vào sáng 23 Tháng Mười, sau khi báo tin với nhà chức trách Anh phát hiện các nạn nhân chết bên trong rờ moọc đông lạnh đậu tại Grays, thuộc Essex, một thành phố nằm cách London chừng 20 dặm (32 cây số) về phía Đông, do chính Maurice ‘Mo’ Robinson lái.
Cảnh sát tin rằng chiếc rờ moọc, với các nạn nhân bên trong, được đưa bằng đường biển từ thị trấn Zeebrugge nước Bỉ vào Anh lúc sáng sớm cùng ngày, trong khi chiếc xe vận tải kéo rờ moọc này xuất phát từ Bắc Ái Nhĩ Lan.
Zeebrugge là nơi xuất phát của nhiều vụ vào lén nước Anh trong các thùng hàng hoặc xe tải, theo bản báo cáo năm 2019 của cơ quan an ninh NCA.
Ông Eric Van Der Sypt, công tố viên Liên Bang Bỉ nói với CNN, chiếc rờ moọc đến cảng lúc 2 giờ 49 trưa hôm Thứ Ba, 22 Tháng Mười, và được đưa ra khỏi nơi này trong cùng ngày. “Một cuộc điều tra về buôn người đã được khởi sự,” ông Eric Van Der Sypt cho biết.
Năm 2004, có 23 người Trung Quốc chết tại Vịnh Morecambe ở vùng Tây Bắc nước Anh, do thủy triều dâng cao trong khi họ đang nhặt sò không kịp chạy vào bờ. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/39-nguoi-chet-trong-xe/


Chuyến xe tử thần đến Anh của 39 di dân Trung Quốc


mediaCảnh sát khám nghiệm chiếc xe tải chứa 39 xác di dân Trung Quốc phát hiện tại Grays, thuộc hạt Essex, cách Luân Đôn 20 km, ngày 23/10/2019.REUTERS/Peter Nicholls
Việc phát hiện xác chết của 39 người nhập cư trong một chiếc xe tải ở Anh là sự kiện chấn động được tất cả các báo Pháp hôm nay 24/10/2019 đề cập đến.

Thảm kịch xảy ra lúc Anh đang muốn chống di dân lậu
Bài xã luận của La Croix mang tựa đề « Khủng khiếp xung quanh vấn đề di dân » cho biết chủ đề được chuẩn bị cho số báo hôm nay là tình hình tồi tệ ở trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp, nhưng thông tin này đã khiến bức tranh thêm đen tối. Không rào cản nào ngăn được ý định của những người quyết tâm tìm đến Tây Âu.
Thảm kịch này còn mang tính biểu tượng vì có liên quan đến Đông Âu, trong lúc Anh quốc đang muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là để tránh luồng người nhập cư. Mạng lưới đưa người vượt biên muốn kiếm lợi nhuận tối đa, đã nhẫn tâm đưa các khách hàng đến chỗ chết. Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ sự đau xót trước bi kịch, còn lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đánh giá là « thảm kịch nhân đạo khó tin ».
Trong bài « Chiếc xe tải nhục nhã », thông tín viên Libération tại Luân Đôn cho biết đơn vị cấp cứu được gọi đến vào lúc 1 giờ 40 phút sáng hôm qua 23/10, chỉ bất lực đưa ra từng nạn nhân một, đều đã chết, trong đó có một nữ vị thành niên. Ba mươi chín xác người vô danh, hiện chưa có ai than khóc. Họ đã để lại những người thân nào phía sau : cha mẹ, vợ con…, từ vùng đất xa xôi nào họ đã ra đi ? Các nạn nhân bị dồn ép trong chiếc xe tải đông lạnh, trong bóng tối hoàn toàn, không có không khí để thở - những điều kiện khủng khiếp.
Bungari, trung tâm của nạn buôn người
Chính quyền Bulgari xác nhận chiếc xe đăng ký ở nước mình nhưng dưới tên một công ty của một phụ nữ Ireland, và chưa hề quay về Bulgari từ năm 2017.
Theo tin AFP hôm nay, tất cả 39 nạn nhân bị chết cóng trong xe đều là người Trung Quốc. Trước đó ngày 18/06/2000, một trong những ngày nóng nhất trong năm, xác 58 người Trung Quốc được tìm thấy tại Dover, họ bị chết ngạt trong một chiếc xe tải từ Rotterdam đến, chỉ có hai người may mắn sống sót. Gần đây cũng đã có năm di dân khác thiệt mạng khi trốn trong xe tải để đến Anh. Những thảm cảnh này sẽ còn tiếp diến, do những khó khăn trong việc đối phó với các mạng lưới đưa người vượt biên và sự thiếu phối hợp giữa các nước châu Âu.
Le Figaro kể thêm, ngày 25/08/2015 cảnh sát Áo chận một chiếc xe tải đông lạnh bốc mùi khó chịu ở cách biên giới Hungary 20 km, phát hiện 71 xác chết. Kẻ buôn người mang quốc tịch Afghanistan đã nhận 1.000 đến 1.500 euro mỗi đầu người, rồi ra lệnh cho tài xế bỏ rơi các nạn nhân. Hắn ta đã lãnh 25 năm tù, cùng với ba người Bulgari đồng phạm. Bi kịch này đóng vai trò ngòi nổ cho việc Hungary quyết định đóng cửa biên giới.
Theo Le Figaro, « Bulgari là trung tâm của nạn buôn người ». Trong báo cáo năm 2016, Europol nhận định trên 90% nhờ đến các mạng lưới đưa người vượt biên trong một phần hoặc toàn bộ cuộc hành trình của họ, thậm chí cảnh sát Pháp còn cho rằng tỉ lệ này lên đến 100%. Đó là những đường dây có tổ chức chặt chẽ, biết thích ứng theo với nhu cầu của khách cũng như lực lượng an ninh được huy động.
Người Trung Quốc và Việt Nam trong các băng nhóm đưa người vượt biên
Các tuyến đường chính đi vào châu Âu hầu như không thay đổi, các băng nhóm đưa người thường là người Trung Quốc hay người Việt Nam. Đại đa số đến bằng đường bộ, một số qua Đại Tây Dương, bằng ba ngõ khác nhau. Con đường trung tâm nối Libya và Tunisie với Malta và Ý, rất dài và nguy hiểm, hoạt động tích cực nhất trong hai năm 2016 và 2017 nhưng nay đã giảm nhiều. Tuyến đường phía tây giữa Maroc và Tây Ban Nha thì rất nhộn nhịp : trên 17.000 người đã đến được Andalousie (nam Tây Ban Nha) trong năm 2019 ; đa số di dân đến từ Tây Phi hoặc Đông Phi. Tuyến phía đông có điểm đến đầu tiên là Hy Lạp, gần 40.000 người đã đến nơi trong năm nay. Ngoài ra còn có những tuyến đường khác đi xuyên qua Nga, Ukraina để đến Trung Âu, hoặc trực tiếp đến Bắc Âu, nhưng ít phổ biến.
Một khi đã vào được Hy Lạp, di dân thường mơ đến được Đức, Thụy Điển, Anh thông qua Croatia hay Bulgari ; và có những đường dây thứ cấp phụ trách. Đó có thể là những cá nhân giúp vượt qua biên giới để kiếm thêm tiền, nhưng còn là những tổ chức mafia. Các tổ chức này, theo số liệu của Europol năm 2015, tuyển dụng đến 40.000 « nhân viên », từ tài xế, môi giới cho đến đầu sỏ, hầu hết ở Đông Âu. Trong số đó người Bulgari chiếm đa số, tiếp theo là Hungary và Irak, các nghi can Bulgari bị bắt không chỉ tại nước này mà cả tại Hy Lạp, Ý, Áo.
Những tuyến đường đưa người vượt biên còn được mafia sử dụng cho những hoạt động bất hợp pháp khác như buôn ma túy. Theo Liên Hiệp Quốc, việc đưa người nhập cư lậu mang lại nguồn lợi lớn thứ nhì chỉ sau ma túy, nhưng cũng gây nhiều chết chóc, mà cái chết của 39 người Trung Quốc hôm qua (31 nam, 8 nữ) là bằng chứng mới nhất.
Luật phạt vạ khách mua dâm tại Pháp
Cũng trên lãnh vực xã hội nhưng tại Pháp, Le Figaro nhận xét « Luật chống mại dâm được áp dụng khá chậm chạp », và không đồng đều tại các địa phương.
Ngày 06/04/2016, nước Pháp đã làm một cuộc cách mạng khi thông qua một đạo luật trừng phạt khách mua dâm, và bỏ việc phạt vạ các cô gái mại dâm chèo kéo khách. Kết quả cho đến nay ra sao ? Quỹ Scelles vốn ủng hộ luật này, cùng với cơ quan phụ trách hòa hợp xã hội (DGCS) đã làm một cuộc điều tra sơ khởi về tình hình từ tháng 1/2018 đến tháng 7/2019.
Nhà xã hội học Jean-Philippe Guillemet cho biết có ba trường hợp : Paris áp dụng rất tích cực, Narbonne rất yếu còn Bordeaux và Strasbourg thuộc loại trung bình. Tại Paris, có đến 2.263 khách mua dâm đã bị phạt vạ từ 1.500 euro đến 3.750 euro (trong trường hợp tái phạm), nhưng tại Strasbourg chỉ có ba ông khách bị phạt.
Các biện pháp khác để hỗ trợ cho gái mại dâm hoàn lương, về mặt xã hội, y tế và giáo dục cũng thế. Ở Paris, có 74 phụ nữ bán hoa cam kết bỏ nghề, trong khi tại Strasbourg chỉ có 3 người còn Narbonne không có ai. Nhưng nhìn chung, có 70 địa phương đã lập ra chương trình chống nạn mại dâm, trong khi trước đây không hề hành động. Thụy Điển đã khống chế được nạn mại dâm sau 20 năm kiên trì, và Pháp nay cũng đang hy vọng.
Tình hình Tunisie bất định sau cú sốc bầu cử
Nhìn sang Bắc Phi, Les Echos đặt vấn đề « Sau cú sốc bầu cử, Tunisie có còn quản lý nổi ? ». Người dân đã hạ bệ giới tinh hoa lãnh đạo, nhưng do sốt ruột muốn thay đổi, họ không suy nghĩ kỹ về hệ quả của cuộc bỏ phiếu. Với một tổng thống không đảng phái, một Quốc Hội manh mún và bức tranh toàn cảnh lộn xộn, có nguy cơ là đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức.
Cử tri đã chọn lựa một tổng thống không có kinh nghiệm chính trường, trước đó vài tháng vẫn còn vô danh, và nhất là không được tổ chức nào hỗ trợ. Kế hoạch cải cách của tân tổng thống Kaïs Saïed vẫn còn mơ hồ, và không có nhóm dân biểu ủng hộ nào tại Quốc Hội, ông sẽ phải nhờ vào các nhân tố hiện có thậm chí cả phe Hồi giáo, nhưng ngay cả nhóm này cũng đang chia rẽ.
Chuyện dài Brexit
Về Brexit, Les Echos đặt ra năm câu hỏi xung quanh vấn đề làm tốn hao giấy mực này.
Thứ nhất, Bruxelles sẽ trả lời thế nào về việc hoãn ngày Brexit. Thứ hai, ông Boris Johnson liệu có thể đạt được việc tổ chức bầu cử trước Noel hay không. Thứ ba, dự luật Brexit sẽ ra sao, thứ tư, những tu chính án nguy hiểm nhất là gì và cuối cùng, chừng nào Anh mới chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Về câu hỏi cuối, có hai khả năng : hoặc Boris Johnson được 27 nước EU chấp nhận cho hoãn khoảng vài tuần lễ, gây áp lực lên các nghị sĩ ở Westminster ; hoặc có được thời hạn dài hơn để tổ chức bầu cử sớm. Dù sao đi nữa, khó thể dời lại được quá ngày 31/1 sang năm, vì EU muốn sớm kết thúc hồ sơ này.
Nhưng ba năm rưỡi sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 6/2016, đã có quá nhiều điều xảy ra nên giờ đây không có gì là bất khả. Nhất là những người còn hy vọng ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu muốn thúc đẩy một Brexit « mềm », kéo dài thời gian để mong một ngày đẹp trời nào đó có thể đảo ngược tình hình.
Tựa chính báo Pháp
Le Monde hôm nay chạy tít trang nhất « Brexit : Nghị Viện Anh thông qua thỏa thuận của ông Johnson nhưng chận lại về thời hạn » khiến thủ tướng Anh khó thể thực hiện được lời hứa ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31/10. Những người chủ trương Brexit bây giờ đứng trước câu hỏi, một khi rời EU sẽ theo chính sách tự do hay xã hội ? Nhật báo kinh tế Les Echos nói về « Di sản của Draghi », chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu vừa mãn nhiệm, đã điều hành trong bối cảnh căng thẳng chưa từng thấy. Tờ báo vẽ lên chân dung nhân vật đã « cứu vãn đồng euro ».
Về mặt xã hội, Le Figaro cho biết « Các nhà hoạt động cực đoan chống ăn thịt gây lo ngại cho giới nông dân ». Những tòa nhà bị đốt cháy, gây hoảng sợ cho gia súc, ghi hình lén…số vụ đột nhập vào các trang trại đã tăng gấp ba so với năm ngoái, đây là một mối lo ngại thực sự cho chính quyền. La Croix chạy tựa « Sống sót trong các trại tị nạn » với tấm ảnh những đứa bé bên cạnh một chiếc lều, báo động số di dân đến Hy Lạp lần đầu tiên đã gia tăng kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2015.
Libération đăng ảnh một cặp tân giai nhân trong đó chú rể mặc áo linh mục, nói về một điều cấm kỵ sắp được dỡ bỏ trong giáo hội Công giáo : Đức giáo hoàng Phanxicô cho biết sẵn sàng cho những người đã có gia đình được thụ chức linh mục riêng tại Amazon để đối phó với tình hình thiếu các cha xứ tại vùng này. Đây là chủ đề đang được thảo luận tại Vatican và nếu thành sự thực, sẽ là một cuộc cách mạng đưa giáo triều Phanxicô đi vào lịch sử.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191024-chuyen-xe-tu-than-den-anh-cua-39-di-dan-trung-quoc



© Aangeboden door Sanoma Digital The Netherlands BV
De Britse officier van justitie stelde maandag dat een wereldwijde bende van mensensmokkelaars betrokken was bij het smokkelen van 39 mensen, wiens stoffelijke resten in een gekoelde vrachtwagen gevonden zijn dicht bij Londen. De 25-jarige chauffeur Maurice R. is onder meer aangeklaagd voor 39 pogingen tot doodslag.
R. wordt verder beschuldigd van mensensmokkel en witwassen en het faciliteren van illegale migratie. Een 46-jarige man uit Noord-Ierland en 38-jarige man uit het Britse Warrington zijn ook gearresteerd op verdenking van doodslag en mensensmokkel.
"Dit betreft een wereldwijde bende die de migratie van grote groepen migranten naar het Verenigd Koninkrijk mogelijk maakt", zei openbaar aanklager Ogheneruona Mercy Iguyovwe in de rechtszaal. Ze voegde daaraan toe dat de zoektocht naar meer verdachten nog aan de gang is.
De 25-jarige chauffeur werd kort na de vondst van de lichamen gearresteerd. Hij werd via een videoverbinding voorgeleid en bevestigde enkel zijn naam, adres en Britse nationaliteit. R. heeft aangegeven niet op borgtocht vrij te willen komen en zit daarom zeker nog tot 25 november vast.

'Waarschijnlijk in België al overleden'

De vrachtwagen werd in de nacht van 23 op 24 oktober gevonden in de Britse plaats Grays, nabij de haven van Purfleet. Alle 39 mensen werden dood aangetroffen door de hulpdiensten. De burgemeester van Zeebrugge, waar de vrachtwagen vandaan kwam, vermoedt dat de personen al voor de aankomst in de Belgische kustplaats overleden waren. Vanwege de veiligheidsmaatregelen lijkt het hem onwaarschijnlijk dat de groep bij de haven de trailer is ingeklommen.
De identificatie van de lichamen is nog niet afgerond. De Britse politie heeft wel bevestigd dat een aantal van de slachtoffers uit Vietnam komt. Eerder meldde de politie dat het ging om migranten uit China, maar uit Vietnam kwamen berichten van ouders die hun kinderen misten. De Vietnamese politie heeft zondag DNA-monsters afgenomen van de mogelijke nabestaanden van slachtoffers. Zaterdag werd in Vietnam al een herdenkingsdienst gehouden voor een van de mogelijke slachtoffers.
Op de gebeurtenis is geschokt gereageerd. Veel van de doden lijken uit twee van de armste provincies uit Vietnam te komen, Nghe An en Ha Tinh. "Als ik terug in de tijd kon, zou ik hem niet daarheen hebben laten gaan", zegt Hoang Thi Ai, de moeder van de achttienjarige Hoang Van Tiep, een van de vermoedelijke slachtoffers.
https://www.msn.com/nl-nl/nieuws/buitenland/wereldwijde-bende-mensensmokkelaars-achter-39-doden-in-vrachtwagen/ar-AAJuqBu?ocid=spartandhp

Geen opmerkingen:

Een reactie posten