Ngày Quốc Tế phòng chống Sida: Vẫn còn gần 1 triệu ca tử vong
Ảnh minh họa: Bệnh sida vẫn giết hại gần cả triệu người trên thế giới.AFP/Manjunath KIRAN
01/12/2018 là đúng 30 năm ngày Quốc Tế chống AIDS/SIDA được lập ra. Theo tổ chức chống SIDA của Liên Hiệp Quốc (ONUSIDA), thế giới đã có những bước tiến bộ rất dài, nhưng vẫn còn ¼ những người bị lây nhiễm không biết là đang mang siêu vi HIV.
Vẫn theo báo cáo của tổ chức chống SIDA trực thuộc Liên Hiệp Quốc, năm 2018, có 37 triệu người trên hành tinh là nạn nhân của siêu vi HIV ; 9,4 triệu người bị lây nhiễm không biết mang siêu vi trong người, do vậy không được điều trị và có nguy cơ truyền HIV qua đường tình dục.
SIDA/AIDS là nguyên nhân gây tử vong cho gần một triệu người trong năm vừa qua. Con số này giảm hơn 50% so với hồi đầu những năm 2000.
Châu Phi vẫn là nơi SIDA/AIDS hoành hành mạnh nhất. Vẫn theo tổ chức này phụ nữ bị bạo hành tình dục, giới trẻ không thiếu thông tin về HIV là những nạn nhân hàng đầu.
Theo thống kê của ONUSIDA, năm 2015, mỗi ngày, 1.100 phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 bị lây nhiễm HIV. Tỷ lệ cao nhất là tại châu Phi, phía nam sa mạc Sahara (66 %) ; kế tới là khu vực Bắc Phi và Trung Đông (48 %). Đông Âu và Trung Á đứng hạng ba.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181201-ngay-quoc-te-phong-chong-hiv-van-con-gan-1-trieu-ca-tu-vong
Hội nghị quốc tế về Sida khai mạc tại Hà Lan trong bầu không khí nặng nề
Hoàng tử Anh Harry phát biểu tại hội nghị quốc tế về SIDA lần thứ 22, Amsterdam, Hà Lan, ngày 24/07/2018REUTERS
Hôm qua, 23/07/2018, hội nghị quốc tế về Sida lần thứ 22 khai mạc tại Amsterdam, Hà Lan. 15 000 đại biểu các nước, các tổ chức quốc tế, hiệp hội và giới chuyên gia, bác sĩ, thảo luận về cuộc đấu tranh phòng chống Sida trên toàn cầu.
Từ Amsterdam, thông tín viên Simon Rozé gửi về bài tường trình:
« 90 – 90 – 90, ba con số 90 này thu hút sự chú ý của mọi người. Đó là 90% số người bị nhiễm HIV được phát hiện, 90% số bệnh nhân được chữa trị và 90% trong số các bệnh nhân được chữa trị khống chế được Sida. Đây là mục tiêu mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện vào năm 2020.
Rõ ràng là nhiều tiến bộ đã đạt được và có thể tính tới việc xóa dịch bệnh này trong trung hạn. Tuy nhiên, không nên vội vui mừng hoan hỉ. Chính vào lúc này cần phải tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục đà năng động, bởi vì dường như xu hướng ngược lại đang thấp thoáng đâu đó.
Và điều này giải thích vì sao bầu không khí hơi nặng nề ngự trị hội nghị quốc tế về Sida lần thứ 22.
Trong vòng một tuần hội nghị, giới chuyên gia giới thiệu các kết quả đạt được trong việc phòng chống và chữa trị Sida. Thế nhưng, theo thông lệ, người ta thường lo nghĩ đến nguồn tài chính hiện đang bị ngưng trệ. Cần phải tăng nguồn tài chính: theo ONUSIDA, mỗi năm cần có 7 tỷ đô la để thực hiện các mục tiêu trong tầm tay.
Rất tiếc là hội nghị lần này chỉ có những thông báo về các tiến bộ khoa học, còn tất cả những gì liên quan đến túi tiền, đến chính sách, thì lại phải đợi thêm nữa.
Thực vậy, đây là những chủ đề của một hội nghị quốc tế khác, hội nghị tái lập quỹ thế giới phòng chống Sida, sẽ được tổ chức trong một năm rưỡi nữa tại Pháp ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180724-hoi-nghi-quoc-te-ve-sida-khai-mac-tai-ha-lan-trong-bau-khong-khi-nang-ne
Aidsfonds: 'Rusland is het nieuwe Afrika, snelst groeiende hiv-epidemie ter wereld'
Het afgelopen jaar nam in meer dan vijftig landen het aantal hiv-infecties toe. In de grootste landen van de wereld, Rusland, China en ook de zuidelijke staten van de VS, raakten meer mensen met aids besmet.
Vandaag is het Wereld Aids Dag en vraagt het Aidsfonds hier aandacht voor. Volgens de directeur van het Aidsfonds, Mark Vermeulen, 'neemt het conservatisme in de wereld toe en raakt dat het hart van de aidsbestrijding'.
Homomannen
In de VS loopt de helft van de Afro-Amerikaanse homomannen vroeg of laat hiv op. In Rusland overlijden dagelijks tachtig mensen aan de gevolgen van aids. In China neemt hiv snel toe onder jonge homomannen. En ook in Brazilië, Indonesië en Oost-Europa neemt hard optreden tegen homomannen, transgenders, drugsgebruikers en sekswerkers toe. Door discriminatie worden ze uitgesloten van preventie en levensreddende middelen, zegt het Aidsfonds.
In Nederland hoeft hiv al lang geen doodsbedreiging meer te zijn en raken steeds minder mensen besmet met hiv, maar elders in de wereld ligt dat dus anders. Het afgelopen jaar stierven er wereldwijd nog bijna 1 miljoen mensen aan de ziekte.
2030
Volgens het Aidsfonds verdwijnt hiermee het optimisme dat het internationaal afgesproken doel, namelijk dat aids tegen 2030 de wereld uit is, wordt gehaald. Het aantal nieuwe hiv-infecties daalt namelijk niet snel genoeg.
Anne vertelde eerder aan RTL Nieuws dat ze op haar 16de hiv kreeg van haar toenmalige vriendje. Dankzij medicijnen kan ze hier prima mee leven, maar ze ervaart wel dagelijks het taboe dat rondom de ziekte hangt.
https://www.msn.com/nl-nl/gezondheid/medisch/aidsfonds-rusland-is-het-nieuwe-afrika-snelst-groeiende-hiv-epidemie-ter-wereld/ar-BBQkHKa?ocid=spartandhp
Geen opmerkingen:
Een reactie posten